Bạn trẻ mến,
Tấm ảnh bên đây là một trong
những bức họa người viết rất thích và đã sưu tầm vào kho ảnh tài liệu của mình
từ lâu lắm rồi…để - hễ có dịp – là giới thiệu với mọi người…
Tác giả của bức họa là ai và
hoàn cảnh ra đời của nó…người viết đều mù tịt…Sử dụng một tác phẩm mà mình
không biết gì về nó…thì quả là một điều “thất lễ”, bởi không có một tác phẩm
nào mà tác giả không “cưu mang” với tất cả tâm huyết và đấy chính là điều làm
nên giá trị…Thôi thì xin chia sẻ về điều mình “mê” nơi tác phẩm phải chăng cũng
là một cách trân trọng công sức của tác giả…
Người viết “mê” vì Thầy/Trò
– Cha/Con đều “rách nát” như nhau…và “xiết chặt” nhau trong cái ôm yêu dấu quá
sức …Thế đấy : “vào đời” trong phận người “cát bụi” để rồi ôm chặt lấy nhau
trong phận “Con Thiên Chúa” … mà dìu … mà dắt… nhau cho đến ngày cùng được ở
trong Viên Mãn – NHÀ của Thiên Chúa là CHA…
Đức Thánh Cha đưa bạn đến với tình yêu của Người - “Đức Ki-tô Đang Sống” trong “Hôm Nay” và “Ở-Giữa-Chúng-Ta”…
Và Ngài – Đức Thánh Cha –
Ngài khẳng định : Vì yêu thương chúng ta
nên Đức Ki-tô đã hiến thân cho đến chết để cứu độ chúng ta…Mỗi khi có dịp
ngước nhìn lên Cây Thánh Giá, chiêm ngưỡng thân xác quằn quại và đôi tay dang rộng,
chúng ta nhận ra được “sự cho đến cùng”
của Tình Yêu Người dành cho chúng ta : “Người
yêu những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.” (Ga
13 , 1)…Và Đức Thánh Cha nói với bạn về một con người “trải nghiệm” sâu xa tình
yêu ấy để rồi chính bản thân người ấy trở thành dấu chứng đậm đà của sự dâng hiến
và kết hợp : “Hiện nay tôi sống kiếp phàm
nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì
tôi” (Gl 2 , 20)…Trải nghiệm ấy của Phaolô cũng đã là trải nghiệm của nhiều
thế hệ con người khác khiến họ sẵn sàng lấy chính cuộc đời của mình diễn tả tình
yêu ấy khi hết lòng sống cho và vì những người anh em khốn cùng hoặc về tinh thần
hay vì sự khiếm khuyết thân xác…Mong muốn thay mỗi người trẻ chúng ta nhận ra
và sống tình yêu dâng hiến như Người [118]…
Thứ ba vừa qua, khi suy niệm
về Ơn Tái Sinh và hoạt động đầy tính linh hoạt của Thánh Thần trong câu chuyện
trao đổi tín lý giữa Đức Giê-su và đầu mục Do Thái Nicôđêmô, người viết có mượn
lại một câu chuyện ngắn nói về hai cậu bé người Ấn Độ - một theo đạo Hindu và một
là người Công Giáo…Cậu bé Đạo Hindu nói với cậu bé Công Giáo: Thiên Chúa của
tôi thì giàu mạnh, quyền lực…chứ đâu như Thiên Chúa của bạn…Cậu bé Công Giáo nhẹ
nhàng : Nhưng Thiên Chúa của tôi thì chết cho tôi, bạn à…
Đức Thánh Cha cũng muốn chia
sẻ với bạn trẻ chân lý tuyệt vời ấy: Đức Giê-su Ki-tô – Chúa của chúng ta – Người
vâng lời Chúa Cha để bằng lòng chết và chết trên Thánh Giá như một tử tội…chỉ
vì mục đích suy nhất : chúng ta – những tội nhân – chúng ta được tha thứ…và – nếu phạm tội nghĩa là chết khi không còn ở trong ơn nghĩa với Thiên
Chúa cũng như không còn được đón tiếp trong Nhà của Thiên Chúa nữa…thì – với
cái chết trên Thánh Giá – Người đền bù tất
cả cho chúng ta để chúng ta được “sống
lại” trong sự sống của con cái Thiên Chúa và được đón tiếp trong Nhà Cha
chúng ta “ở - trên - trời” … “Phục Sinh”
là như thế đấy bạn [119]…
Đức Thánh Cha có chia sẻ với
chúng ta về những “cái ôm” của Đức Giê-su : “Người
đã ôm lấy đứa con hoang đàng, đã ôm lấy Phêrô sau khi ông chối Người và ôm lấy
chúng ta, luôn luôn, cả sau mỗi lần chúng ta sa ngã…để giúp chúng ta trỗi dậy và đứng
vững trên đôi chân mình.”…Bạn thấy đấy, Đức Thánh Cha cảm nhận rất đậm
đà sự nồng nàn, tha thiết của “cái ôm” của Chúa dành cho những yếu đuối của
chúng ta – cái ôm của tha thứ - của cảm thương – của nâng dậy và của dìu tới…cho
đến khi chúng ta bám vào cánh tay linh hoạt của Thánh Thần...Lý do duy nhất chỉ
là vì mỗi chúng ta – dù ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa – chúng ta vẫn là “thụ tạo duy nhất và vô giá” – chứ không là một “món đồ” được
rao bán, dù là bằng cách đấu giá…Tại sao Đức Thánh Cha lại để ý đến chi tiết
này nhỉ ? Có lẽ vì khá nhiều bạn trẻ chúng ta ở trong những điều kiện “khấm
khá” hơn về mặt hình dáng, năng khiếu…và
trở thành “nổi tiếng”…để rồi – dưới hình thức này hay hình thức khác – họ
bị đem bán “đấu giá” – hoặc tự mình bán mình, hoặc qua sự khai thác này nọ để
mình bị đem đi bán, và – tội nghiệp – họ lại thích thú…Không, họ giá trị hơn một
“món đồ”…để “đấu giá” !!! Đức Thánh Cha năn nỉ họ hãy hiểu điều đó để buộc mọi người phải trân trọng họ…
Người viết muốn chia sẻ với
bạn bức họa trên đây để bạn trẻ ở mọi quốc gia trên hành tinh trái đất này hiểu
rằng: họ ở trong vòng tay ôm của Đấng Chữa
Lành – chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn…Được ra tay để chữa lành là niềm
hoan lạc của Đấng đã tự nguyện bó buộc mình trong kiếp “nhân thế” để là công
dân của mọi dân tộc, mọi quốc gia – bởi trong Đức Ki-tô lữ hành trên trần gian
này và qua sự có mặt của Giáo Hội ở khắp nơi, mỗi chúng ta – dù bạn là ai và như thế nào – bạn
vẫn được Người kéo vào vòng tay ôm của
Người…Điều Đức Thánh Cha mong mỏi, đấy là “khi con đi xưng thú tội lỗi mình, con hãy vững tin vào lòng thương xót
Chúa, vốn giải thoát con khỏi tội lỗi. Hãy chiêm ngưỡng Máu Người đổ ra vì tình
yêu lớn lao như thế, và hãy để mình được tẩy sạch bởi MÁU ấy. Nhờ đó con sẽ có
thể được tái sinh luôn mãi.” [ 122 & 123]
Bạn trẻ mến,
Cách đây 46 năm…tôi lãnh nhận
hồng ân Linh Mục ở tuổi 29 – nghĩa là còn “trẻ”…Làm mục vụ được ít năm…thì bị
“dừng”, vì được “đặt tay” vào thời điểm
được cho là “nhạy cảm” và cần phải “hồi tố” thủ tục…Thế là tôi có trên sáu năm
“ngơi nghỉ” tại chỗ…và mỗi sáng dâng Thánh Lễ “không cộng đoàn” với sự hiệp
thông của những người tin trên khắp hoàn cầu…Tôi đã tự đẽo cho mình một tượng “chuộc tội” trong tư thế “ưỡn ngực”…và đến hôm nay – qua đi bốn
Giáo Xứ cộng với 6 năm nghỉ hưu – tượng chuộc tội ấy vẫn “ưỡn ngực” tại căn phòng nay đã trở thành phòng khách của Giáo Xứ đầu
đời Linh Mục…Tư thế “ưỡn ngực” phải
là tư thế của con cái Chúa thôi, bạn ạ…
Trong tâm thức ấy – cùng với
Mẹ Têrêxa thành Calcutta - chúng ta dâng
lên Chúa lời kinh “ưỡn ngực” :
Xin
hãy dẫn dắt con
đi
từ cõi chết đến sự sống,
từ
lầm lạc đến chân lý.
Xin
hãy dẫn dắt con
đi
từ thất vọng đến hy vọng,
từ
sợ hãi đến tín thác.
Xin
hãy dẫn dắt con
đi
từ ghen ghét đến yêu thương,
từ
chiến tranh đến hòa bình.
Xin
hãy đổ đầy bình an
trong
trái tim chúng con,
trong
thế giới chúng con,
trong
vũ trụ chúng con. Amen . Allelluia .
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp