Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – BÀI GIÁO LÝ XIII CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN DỊP MỪNG LỄ GIÁNG SINH – 2022 : “HÃY CHÚ Ý ĐỂ ĐỪNG MỪNG LỄ GIÁNG SINH THEO TINH THẦN THẾ GIAN”…

 


Đấy là lời kêu gọi Đức Thánh Cha lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hằng tuần  ngày 28 / 12 /2022 – thứ tư trong tuần Tám Ngày Mừng Chúa Giáng Sinh…Dựa trên tư tưởng của thánh Phanxicô đệ Salêsiô mà – nhân kỷ niệm 400 năm ngày thánh nhân qua đời – Đức Thánh Cha thông báo tông thư “Mọi sự thuộc về Tình Yêu” nhằm nhắc lại một số giáo huấn của thánh nhân, đồng thời trình bày giáo lý của chính Ngài…

Đức Thánh Cha có lời chào và nhắc lại lời chúc mừng Giáng Sinh của Ngài cùng với phần giáo lý về chủ đề đã nêu…

Ngài nói : Thánh Phanxicô đệ Salêsiô đã viết rất nhiều về Giáng Sinh…nên - cùng với sự đồng hành của thánh nhân  - chúng ta hãy tìm cách đào sâu hơn nữa về mầu nhiệm Giáng Sinh…

· Điểm dừng 1 – Ngài Vàng của Chúa Giêsu là Máng Cỏ - Đường Phố - và Thánh Giá

Trích một giòng trong bức thư gửi thánh nữ Gioan Phanxicô Chantal, thánh Phanxicô đệ Salêsiô viết : “Tôi dường như nhìn thấy vua Salomon trên ngai vàng vĩ đại bằng ngà voi, mạ vàng và chạm khắc…không có nước nào được như vậy (x. 1V 10 , 18 – 20) – nói tóm lại : tôi nhìn thấy vị vua không ai sánh bằng về vinh quang và sự tráng lệ huy hoàng (x. 1V 10, 23)…Nhưng tôi thích thấy Hài Nhi bé nhỏ, đáng yêu…nằm trong Máng Cỏ gấp trăm lần hơn là thấy tất cả các vua chúa trên ngai vàng của họ”…

Đức Thánh Cha khai triển :  Điều thánh nhân nói thật là tuyệt vời : Chúa Giêsu – Vua của vũ trụ - Người không bao giờ ngự trên một ngai vàng…Người sinh ra trong chuồng bò, được quấn trong khăn và được đặt nằm trong Máng Cỏ…Cuối cùng thì Người chết trên Thánh Giá và được bọc trong một tấm khăn và đặt trong mộ ”…

Cho nên, thưa bạn, chi tiết nho nhỏ về Máng Cỏ trong thánh sử Luca có một ý nghĩa quan trọng : đấy là “biểu tượngđể chúng ta hiểu về Đấng được Đức Nữ Trinh Maria hạ sinh ở Bêlem..là Đấng Cứu Thế nào, là Vua làm sao, và Người – Đức Giêsu – là Ai ???”…

Và Đức Thánh Cha cho biết : Ngắm nhìn Người trong Máng Cỏ, chiêm ngưỡng Người trên Thánh Giá, suy nghĩ về cuộc đời đơn sơ của Người, chúng ta có thể hiểu Chúa Giêsu là Ai – Người là Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta bằng cách trở thành con người như chúng ta, trút bỏ vinh quang và tự hạ mình xuống (x. Pl 2 , 7-8)”…Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Hài Nhi nằm trong máng cỏ  là “dấu chỉ” Thiên Chúa ban cho chúng ta vào dịp Lễ Giáng Sinh : “dấu chỉthời các mục đồng và vẫn là dấu chỉ như thế hôm nay và mãi mãi…Đấy cũng là “dấu chỉ” Thiên Thần cho các mục đồng ở Bêlem biết để nhận ra Người: “Một bé trai nằm trong Máng Cỏ” và – rong ruổi qua các đường phố để loan báo trong trong tình trạng  “ chồn có hang,  chim có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu” (x.Lc 9, 58) - cho “đến nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ” (Mt 15,33) : đấy là ngai của Vua của chúng ta

· Điểm dừng  2 : Thiên Chúa đến với chúng ta bằng tình yêu nhưng không

 Đức Thánh Cha  nói với chúng ta rằng dâu hiệu này – dấu hiệu một em bé nằm trong máng cỏ - cho chúng ta thấy “phong cách” của Thiên Chúa…Phong cách ấy là “sự gần gũi, sự cảm thông và dịu dàng”…Phong cách ấy của Thiên Chúa được diễn tả nơi  Đức Giêsu…và là sức hút đưa chúng ta đến với Người – sức hút qua tình yêu và sự dịu dàng…chứ không bằng áp đặt chân lý và công lý của Người trên chúng ta, không chiêu dụ chúng ta

Ở một giòng thư khác, thánh Phanxicô đệ Salêsiô có viết : “Nam châm hút sắt, hổ phách hút rơm rạ. Vì vậy – cho dù chúng ta có cứng rắn như sắt hay nhẹ nhàng và vô giá trị như rơm rạ - chúng ta cũng phải để cho mình được hút bởi Hài Nhi bé nhỏ này”…Với tư tưởng này của thánh Phanxicô đệ Salêsiô, Đức Thánh Cha nhắn bảo chúng ta rằng : Sức  mạnh của chúng ta, yếu đuối của chúng ta…chỉ có thể được giải quyết trước Hang Đá, trước Hài Nhi Giêsu…Qua  Đức Giêsu từ bỏ tất cả, Đức Giêsu nghèo khó nhưng luôn với cách thế gần gũi, cảm thông và dịu dàng, Thiên Chúa đã tìm ra phương cách để thu hút chúng ta dù chúng ta như thế nào và ra sao...Phương cách ấy là Tình Yêu…Người thu hút chúng ta bằng Tình Yêu… Tình Yêu nhưng không và mạnh mẽ của Người… Và để đáp lại, khi chiêm ngưỡng “sự đơn sơ của Chúa Giê trong Máng Cỏ, chúng ta cũng hãy vứt bỏ vũ khí kiêu ngạo và đến đó, khiêm nhường xin ơn cứu độ, xin ơn tha thứ, xin ánh sáng cho đời mình, để có thể tiến bước”…

· Điểm dừng 3 – Từ bỏ mọi sự phù phiếm thế gian

Một ý nghĩa khác, một khía cạnh khác của Máng Cỏ, đấy là sự nghèo khó – “hiểu như là sự từ bỏ mọi thứ phù phiếm thế tục”, chẳng hạn như tiền bạc chi phí cho những sự phù phiếm : người ta đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc cho những sự, những thứ phù phiếm…Và – để có thể có tiền, rất nhiều tiền – người ta phải bỏ nhiều công sức và nỗ lực để tìm kiếm, thu góp, thu gom…với không ít những gian manh, xảo trá, phù du…Thánh Phanxicô đệ Salêsiô viết : “Lạy Chúa của con, sự ra đời nảy [của Chúa] đã làm nảy sinh trong tâm hồn chúng con biết bao tình cảm thiêng liêng! Trên hết, [sự ra đời ấy] dạy chúng con sự từ bỏ hoàn toàn của cải, sự hào nhoáng…của thế gian này. Con không biết liệu con có tìm thấy mầu nhiệm nào có thể kết hợp một cách ngọt ngào sự dịu dàng và sự khắc khổ, tình yêu và sự nghiêm khắc, sự ngọt ngào với sự cay đắng…hay không”…Và – dựa vào tâm tình này của thánh nhân – Đức Thánh Cha dạy : Tất cả những điều này, chúng ta nhìn thấy nơi hang đá. Chúng ta hãy cẩn thận để không rơi vào bức tranh biếm họa trần tục về Lễ Giáng Sinhbiến Giáng Sinh thành một thứ lễ hội được trang trí và để tiêu thụ…Chúng ta muốn lễ hội, nhưng đấy không phải là Giáng Sinh !!! Giáng Sinh thì khác. Không, tình yêu Thiên Chúa không phải là một sự tốt lành giả hình che giấu việc theo đuổi những thú vui và tiện nghi…Những bậc cao niên trong chúng ta – những người đã cảm nhận chiến tranh và nạn đói – biết rất rõ điều này : Giáng Sinh là niềm vui và lễ hội – chắc chắn là như thế rồi – nhưng tất cả trong sự đơn sơ và khổ hạnh

· Điểm dừng 4 – Đón nhận mọi sự Chúa gửi đến

Điểm dừng này cũng là phần kết bài giáo lý tuần này của Đức Thánh Cha…Ngài mượn lời thánh Phanxicô đệ Salêsiô nói với các Nữ tu Dòng Thăm Viếng hai ngày trước khi thánh nhân qua đời – ngày 26 tháng 12  năm 1622 - để tiếp tục suy tư của mình…Thánh nhân nói : “Chị em có nhìn thấy Hài Nhi Giêsu trong Máng Cỏ không ? Người đón nhận mọi sự bất lợi của thời tiết, cái lạnh và tất cả những gì Chúa Cha cho phép xảy đến với Người. Người không từ chối những lời đơn sơ mà Mẹ Người an ủi Người, và chúng ta không nghe nói rằng Người đã từng giơ tay lên để tìm kiếm bầu sữa Mẹ, nhưng Người hoàn toàn theo sự chăm sóc và quan tâm của Mẹ…Vì vậy, chúng ta không nên ham muốn và cũng không được từ chối bất cứ điều gì, nhưng đón nhận tất cả những điều Chúa gửi đến cho chúng ta, cái lạnh buốt giá và sự bất tiện của thời tiết”…Và – qua đó – Đức Thánh Cha nhắc lại thêm : Đừng ước muốn gì và đừng từ chối điều gì, hãy đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta…Nhưng hãy chú ý : Luôn luôn tất cả chỉ vì tình yêu, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và luôn luôn chỉ muốn điều tốt lành cho chúng ta

Đức Thánh Cha kêu gọi : Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trong Máng Cỏ, hãy nhìn ngắm Người trên đường phố xứ Giudêa, xứ Galilêa khi Người rao giảng sứ điệp của Chúa Cha…và chúng ta hãy ngắm nhìn Chúa Giêsu trên một cái ngai khác – trên Thánh Giá…Đây là điều Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta : con đường, và là con đường đưa đến hạnh phúc

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!