Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
CHUYỆN VỂ TẬP SÁCH “DẪU VẬY THÌ VẪN CỨ TIN” CỦA TÁC GIẢ JOSEPH MOINGT S.J. NGÀY THỨ NHẤT - NHỮNG MẨU CHUYỆN KHÔNG ĐẦU KHÔNG ĐUÔI (TIẾP THEO)

 

 

Vậy thì một cách gọn gàng và dễ cảm nhận, cha định nghĩa Đức Tin là gì?

Đức Tin là sự tha thiết muốn biến Tin Mừng, đưa Lời Chúa thành hành động cụ thể trong mọi ngăn, mọi khoảnh của đời sống mỗi chúng ta. Khi nói đến Tin Mừng, tôi đã nghĩ đến việc đọc Tin Mừng, việc cầu nguyện với Tin Mừng…Không thể có một Đức Tin sống động mà không buộc phải có việc cầu nguyện…Và cầu nguyện chẳng phải là việc đi tìm, đi tra cứu khuôn mặt của Thiên Chúa ngang qua những dụ ngôn trong Tin Mừng đó sao…

 

Thế nhưng cầu nguyện là gì, thưa cha ? Chúng ta không là những “tù nhân” của một số những ngôn từ chẳng còn ý nghĩa gì với con người ở thời chúng ta bây giờ nữa đấy chứ? Và cha nói gì về sự nghi ngờ đã trở thành một phần khá quan trọng trong đời sống của những người nam/người nữ mà Đức Tin – với họ - là một cuộc đánh cược ? 

Bạn hỏi tôi về Đức Tin…mà lại giả thiết chuyện những lời, những ngôn từ bình thường nhất để diễn tả Đức Tin không còn ý nghĩa gì với những người đương thời à ? Bạn thấy đó, trải qua rất rất nhiều những nghìn năm, Đức Tin vào Thiên Chúa vẫn được diễn tả qua kinh nguyện : một lời than vãn, một hành vi tôn thờ, ca tụng, hy vọng, tin tưởng, cầu xin – than vãn, hành động, nhưng đồng thời cũng là sự thinh lặng để lắng nghe một sự Hiện Diện chợt xuất hiện ngay trong sâu thẳm tâm hồn minh…Còn về chuyện tìm cho biết ý nghĩa của hạn từ Thiên Chúa – nếu bạn không tìm thấy trong tự điển – thì là bởi vì đấy chỉ là một hạn từ bằng chữ viết như bao hạn từ khác thôi, nhưng thực sự đấy lại là một hạn từ tuyệt vời nhất…và như Levinas chia sẻ…thì đấy là một hạn từ mang nhiều ý nghĩa nhất, và bạn chỉ có thể hiểu được hạn từ ấy…khi bạn cầu nguyện…Chính với Đấng Đối Thoại vô hình và lặng lẽ mà tôi ngỏ lời… để rồi tôi có thể biết tôi là ai và tôi sẽ phải sống như thế nào cho  xứng với điều tôi nghĩ là tôi phải trở thành. Và để có thể có được những định nghĩa rõ ràng hơn nữa, và cũng thú vị hơn nữa, thì mời bạn vui lòng đọc Kinh Thánh và Tin Mừng… 

Còn chuyện “nghi ngờ”...thì như thế nào nhỉ ? Thế bạn không cảm thấy hài lòng lắm với phần đời còn lại của bạn sao ? Sự nghi ngờ là một bộ phận của tất cả các cuộc kiếm tìm sự thật và của tất cả các tương quan giữa con người với nhau; thỉnh thoảng người ta tự để mình đi theo con đường của mình – dù rất ư là run rẩy – nhưng người ta cảm nhận rằng con đường ấy dẫn đến điều thật; thế rồi đôi khi người ta lại xô nhào đi tất cả và rời xa con đường mình đang đi, bởi con đường ấy ngăn bước chân đi tới...Tôi không hiểu tại sao đức tin lại có thể rời xa như vậy...Một nhà thần học người Đức bảo rằng : đức tin là “sự bơ vơ được bảo đảm”...Đức tin hoàn toàn là “ơn nhưng không” và là phương thế tốt nhất để thoát khỏi tình trạng nghi ngờ - đấy cũng là điều ta có được nhờ việc thường xuyên đọc Kinh Thánh và cầu nguyện... 

Và bây giờ tôi trở lại với câu hỏi của bạn về bản chất của Đức Tin và những tiêu chuẩn của Đức Tin. Tôi sẽ dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Đức Tin trong Tin Mừng, bởi chúng ta nói với nhau về Đức Tin Kitô giáo, và trong kinh nguyện nữa, bởi Đức Tin là một trạng thái nội tâm buộc phải dùng cả  đến trí khôn, cảm xúc lẫn ý chí…và , thưa bạn, đấy là một tiêu chuẩn về phía chủ thể mà tôi đưa ra : cầu nguyện là như vậy đấy bạn, là  sự thao thức muốn gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi Đức Tin chắc chăn không phải là một đống những bày tỏ thế này/thế kia đâu. Đức Tin là tương quan với Thiên Chúa. Và Đức Tin chỉ là như thế mà thôi. Và một tiêu chí khác nữa – tiêu chí có tính cách đối tượng – đấy là Đức Tin đòi buộc phải được biểu lộ trong Giáo Hội…Được biểu lộ, được bày tỏ trong Giáo Hội là điều kiện để Đức Tin trở thành sự sống trong thân thể Đức Kitô chứ không chỉ là niềm tin mà thôi…Nói như vậy là vì tôi muốn nhấn mạnh đến việc đời sống trong Đức Tin buộc phải được thể hiện qua một sự chia sẻ cộng đồng mà Thánh Phaolô gọi là việc thực hiện “đức ái”…Và tôi muốn bước thêm một bước nữa khi nói với các bạn rằng Đức Tin thì không chỉ là chuyện hoàn toàn toàn có tính cách “nội tâm”  của riêng tôi với Giáo Hội được thể hiện qua việc dâng thánh lễ, họp mặt với bà con đồng đạo mà thôi đâu… Đức Tin còn đòi buộc phải được thể hiện qua toàn bộ đời sống của tôi, qua các tương quan của tôi với anh chị em đồng loại, qua đời sống của tôi trong xã hội, nơi làm việc, cũng như qua những dấn thân của tôi trong lãnh vực chính trị, qua những trách nhiệm công dân và cả trong lãnh vực kinh tế nữa…Bởi như Công Đồng Vaticanô II đã nói đến khi mời gọi Kitô hữu cố gắng “gieo” Tin Mừng trong những thực tại trần thế, chiếu sáng những vấn đề của xã hội bằng ánh sáng của Luật Thiên Chúa và chương trình của Đấng Tạo Dựng, và dấn thân trong việc phục vụ nhân loại. Sự khuếch trương lý tưởng Công Giáo mang tính toàn cầu có lẽ là khía cạnh tiêu biểu nhất của Đạo Công giáo hậu Công Đồng.

 

Khó khăn sẽ rất lớn đối với Giáo Hội trong vấn đề đối thoại với một thế giới- nơi mà chính ý tưởng về Thiên Chúa không còn ý nghĩa nữa và cuộc trao đổi chẳng có âm vang gì. Giáo Hội phải làm sao đây ?

Hình như đây là câu hỏi đã từng được đặt ra rồi, và tôi nhớ là tôi có trả lời rằng danh của Thiên Chúa chỉ có ý nghĩa – ngay cả với Kitô hữu chúng ta cũng vậy – khi chúng ta quyết định đi tìm Người, nghĩa là khi chúng ta đặt vấn đề về Người, dù chỉ là trong kinh nguyện thường ngày thôi…Hoặc là Thiên Chúa có ý nghĩa khi chúng ta đặt vấn đề về ý nghĩa – ý nghĩa về hiện hữu, về cuộc sống, về nhân loại, về lịch sử…Vấn nạn về Thiên Chúa, vấn nạn về ý nghĩa, có lễ cả hai chỉ là một. Một câu hỏi mà người ta thường nêu lên khi chạm mặt với khốn cùng hay đối diện với cái chết, khi những mơ ước của chúng ta sụp đổ, hoặc là những cơ chế kiên vững do lịch sử tạo nên bị đổ sập, hay là  khi các thế hệ trẻ đề cao cuộc sống đi ngược lại với cách sống của chúng ta…Hãy nhìn trường hợp của ông Gióp : khi những khốn cùng ập đến trên ông, chẳng còn gì có ý nghĩa nữa đối với ông và ông khiếu nại Chúa, ông trách cứ Người – nghĩa là ý nghĩa danh của Thiên Chúa không còn giá trị chi đối với ông nữa, thế nhưng ông vẫn không chối từ  Người. Với chúng ta ngày nay, trong những hoàn cảnh tương tự, những người không tin sẽ vội vàng lên tiếng xúc phạm đến Thiên Chúa – Đấng đã mang lại cho họ sự hiện hữu hôm nay. Cho nên khi nghiêm túc tìm hiểu về ý nghĩa là một cách thế xác thực nhất để tìm biết Thiên Chúa…

Xin để ý nhé, trên đây, tôi muốn nhấn mạnh đến hạn từ “nghiêm túc” khi xác quyết   ý nghĩa thực sự và có tính quyết định…chính là Thiên Chúa…Thế nhưng tội nghiệp, khá nhiều người trong chúng ta vẫn có thể tự đặt câu hỏi về ý nghĩa nhưng lại không thực sự muốn đi tìm ý nghĩa, hoặc là không chịu đi cho đến cùng tận trong việc kiếm tìm ấy – điều đó sẽ đưa đến tình trạng là mình sẽ phải đặt câu hỏi về chính mình, nếu không người ta sẽ không đủ lý lẽ để dấn thân trong việc kiếm tìm Thiên Chúa . Cũng thế, người ta sẽ không thực sự đặt vấn nạn về Thiên Chúa…nếu vấn nạn ấy không lôi kéo chúng ta vào việc tìm kiếm ý nghĩa – thứ có thể làm rung chuyển những nền tảng của hiện hữu chúng ta. Đồng thời xin cũng phải chấp nhận điều này là việc kiếm tìm Thiên Chúa sẽ lả phù phiếm nếu nó không đưa đến việc chúng ta tìm hỏi nơi những người đã từng chứng minh rằng họ đã gặp Người, và dò hỏi lịch sử vì lịch sử xác nhận vẫn lưu giữ các dấu vết chứa đựng những mạc khải về Người…

 

Thế nhưng khuôn mặt của Thiên Chúa có hiển nhiên ở trong Kinh Thánh không? Và khuôn mặt ấy có thật sự cùng một ý nghĩa cả trong Giáo Ước cũ lẫn Giáo Ước mới không? Và làm cách nào để có thể tiếp cận được với khuôn mặt ầy?

Trong thế giới ngoại giáo thời xa xưa, các thần minh được trình bày như là những khuôn mặt vô cùng quyền lực khi các ngài mang lại chiến thắng cho con dân của mình chống lại các kẻ thù, và điều ấy cũng không ngăn trở việc dân tộc thua trận vẫn tiếp tục tin vào vị thần bảo trợ của minh , bởi họ đã đồng nhất hóa dân tộc mình với vị thần bảo trợ nên họ không thể phủ nhận thần minh của mình mà không phủ nhận chính mình – ván đấu gỡ của vấn nạn về ý nghĩa đấy. Trong những thời đầu của Cựu Ước, Thiên Chúa là Vị Chủ Tế tối cao – Đấng ra hình phạt cho kẻ xấu và đổ tràn đầy ân lộc cho những người công chính; sau đấy ý tưởng này không được nhắc đến nữa, và các ngôn sứ hướng tầm nhìn của dân Chúa về tương lai, về sự kiện Thiên Chúa giáng lâm. Trong Tân Ước, Thiên Chúa đã tự đặt chính mình thành vấn nạn khi tự mạc khải nơi một con người bị treo trên Thập Tự, và người Kitô hữu phải trải qua việc tự đặt vấn nạn này để có thể nhận biết Người trong sự thật rằng Người đã tự hiến trong lịch sử. Và Người sẽ không bao giờ ngừng trở thành vấn nạn : đấy cũng chính là điều mà thánh Phaolô gọi là – như tôi đã nói – nỗi điếm nhục của Thập Giá Chúa Kitô… 

Thế nhưng làm thế nào để có thể loan báo một ý nghĩa mà chúng ta không mấy chắc chắn như thế nhỉ ? Tôi xin cả gan để trả lời bằng một nghịch lý mới : nếu bản thân chúng ta – những người tin – mà chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được về sự thật của Thiên Chúa khi chúng ta – bây giờ và mãi mãi – luôn dấn thân vào cuộc kiếm tìm Người…nhưng chúng ta lại không thể công bố ý nghĩa về Thiên Chúa một cách rõ ràng  khi chúng ta hướng dẫn cho những người tự xưng là vô tín về công cuộc kiếm tìm của chúng ta …Mặc dù không áp đảo họ bằng những chứng minh nhiều khi cũng chưa hẳn đã thực sự thuyết phục được chính chúng ta hay không, cũng không ép uổng họ với những xác tín mà chúng ta khó mà có thể có được cách an nhiên, nhưng tuyệt đối không che giấu họ những vấn nạn mà chính chúng ta đã từng đặt ra, hoặc buộc chúng ta phải nghĩ đến…mà không khẳng định có thể đem đến một câu trả lời cho những vấn nạn của họ, đồng thời phải chỉ cho họ thấy làm thế nào đức tin nơi Đức Giêsu đã gìn giữ chúng ta trong những dấu vết của Thiên Chúa. Không thể có một con người không tin vào  một ai đó hay một vật gì đấy, và khi này khi khác họ có thể hiến dâng cuộc đời mình cho đối tượng niềm tin của mình…Và ở cuối con đường tin, ở giới hạn vô cùng của sự kiếm tìm, sẽ thấy Đấng hay Nguyên Lý khơi dậy việc kiếm tìm ấy: Thiên Chúa !

Khốn cùng và tội nghiệp là ở điểm này : một xã hội ngày càng đóng kín với ý nghĩa về Thiên Chúa…lại cứ bám víu vào nỗi ưu tư về ý nghĩa trong một thời gian quá ư lâu dài rồi !!! Việc kiếm tìm ý nghĩa giả thiết một tâm trí mở ra ở một chân trời nào đó của sự siêu việt, và dĩ nhiên là luôn phải để hạn  từ “siêu việt” này trong một trạng thái  mơ hồ tối đa có thể…Một sự siêu việt áp đảo trên con người trong tư cách là người. Bởi vì nếu không con người sẽ bị coi là chỉ toan tính chuyện thỏa mãn những nhu cầu nhất thời. Khoa học có thay thế Thiên Chúa được không ? Và là thứ khoa học nào ? Đã từ rất lâu khoa học và đức tin luôn trong quá trình hòa điệu nhịp nhàng. Thế nhưng vũ trụ do khoa học vẽ nên đã làm rung chuyển sự thật trong Kinh Thánh…vẫn hòa hợp với đức tin Công giáo và không tim cách để thay thế đức tin ấy. Thế rồi đến một thời điểm, ở thế kỷ XVIII, một sử gia của thời này đã viết rằng : con người bắt đầu quay lưng lại với những “mục tiêu cuối cùng và siêu nhiên” để  - một cách khá rõ ràng – là chỉ lo lắng đến những mục tiêu vật chất và có tính cách tự nhiên. Những lo lắng vật chất cuối cùng có thể kéo con người  thoát ra khỏi ý nghĩa của sự siệu việt và khi ấy thì nhân loại sẽ trở thành thứ gì ? Câu hỏi ấy đối với tôi cũng quan trọng không kém gì câu hỏi về tương lai của Giáo Hội, và tình huống duy nhất có thể xảy ra cho tương lai của nhân loại là hoàn toàn đánh mất đi ý nghĩa của sự siêu việt…và – trong đầu óc tôi – điều ấy đồng hóa với chuyện gốc rễ của vấn nạn về Thiên Chúa.

 

Nghĩa là sao, thưa cha ?

Tôi đã cố để giải thích, nhưng tôi không thể định nghĩa được hạn từ Thiên Chúa chỉ vì một lý do đơn giản là hạn từ ấy không thể định nghĩa được ! Rất nhiều nhà thần học đã viết rằng người ta có thể quả quyết việc Thiên Chúa hiện hữu bằng lý luận, nhưng không nói Người là gì, bởi bản chất của Người chúng ta không thể biết được. Tất cả những ai đặt câu hỏi về Thiên Chúa ( Người có không ? Người là ai ? Người là gì ? Người có ích gì? Chúng ta phải làm gì với Người ?…) thì chắc chắn đều đã có sẵn một ý tưởng nào đó về Thiên Chúa trong đầu óc mình rồi, nếu không họ đã không đặt câu hỏi về Người hay câu hỏi của họ chẳng có ý nghĩa gì…Hạn từ Thiên Chúa có trong tất cả mọi ngôn ngữ…Ai đã xướng lên từ này ? Không ai có thể trả lời được ! Những Người đầu tiên mà người Hy Lạp gọi là “thần học gia” thì cũng là những người được mệnh danh là “những nhà huyền thoại học”,  nghĩa là những người đã tiếp nhận những “huyền thoại” cổ được những người xưa truyền lại từ những thời không ai biết là lúc nào !!! Trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất của nhân loại,  Thiên Chúa là một danh xưng chung dành để tôn vinh các vị thần quốc gia với những tên gọi riêng như : Thần Zeus của người Hy Lạp, Thần Mardouk của người xứ Babylon,Yahvé của người Do thái…Đức Giêsu đã dành cho Yahvé một danh xưng đặc biệt – danh xưng chung nhất trong toàn thể nhân loại, nhưng lại là một danh xưng mang tính con người hơn mọi thứ danh xưng khác : CHA ơi ! – danh xưng CHA…Cho nên xin cũng đừng trách cứ các nhà thần học rằng đã dùng hạn từ này bất cứ lúc nào mà chẳng ai hiểu mấy ông ấy muốn nói đến điều chi…

Thiên Chúa là Đấng vượt lên trên tất cả những gì là lớn lao nhất, mạnh mẽ nhất, ghê gớm nhất, uy nghiêm nhất, tuyệt hảo nhất, xứng đáng với tình yêu nhất, đáng để ngưỡng vọng nhất, và đồng thời Người cũng là nguồn cội của mọi uy lực, mọi sự trân trọng, mọi tình yêu; là Đấng vượt lên trên mọi sự siêu việt, đồng thời cũng là Đấng ẩn mình trong tất cả những gì là siêu việt nhất và đáng mơ ước nhất có thể, trong những gì  vượt lên trên những khả năng và những khát vọng của chúng ta. Chính vì vậy tôi đã chia sẻ về nỗi hãi sợ của tôi rằng việc đánh mất Thiên Chúa sẽ kéo theo sự mất mát toàn bộ ý niệm về sự siêu việt. (Còn tiềp)


Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!