Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
HÃY LẮNG NGHE LỜI NGƯỜI

Chúa nhật tuần XVIII TN CHÚA HIỂN DUNG

Mt 17, 1-9

Cả ba Tin Mừng nhất lãm đều đề cập đến biến cố biến đổi hình dạng của Chúa Giêsu tại núi Tabor. Với một sự tương đồng đáng chú ý, cả ba đều kể lại biến cố này sau khi ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, và sau lần đầu tiên Đức Giêsu nói về sự thống khổ và cái chết của Ngài.

Đức Giêsu đem ông Phêrô, Giacôbê và Gioan cùng đi với ngài lên trên một núi cao, tại đó Ngài biến đổi dung nhan trước sự ngỡ ngàng của các ông. Sự chiếu sáng rạng ngời của Ngài phát xuất từ thần tính của Ngài. Bằng việc tỏ hiện vinh quang của mình, Ngài nhằm củng cố lòng tin của cả ba môn đệ đi theo Ngài và chuẩn bị cho họ đối diện với những thử thách sắp tới, bằng cách ban cho họ nếm hưởng trước vinh quang và niềm vui thần linh qua những đau khổ trong đời sống của người môn đệ.

Sự hăng hái của Phêrô trong việc dựng lều nơi Chúa hiển dung đưa ra giả sử rằng, biến cố đó xảy ra trong dịp lễ lều kéo dài một tuần lễ trong mùa thu.

Mặc dù cả ba văn bản đều rất giống nhau, theo các học giả Kinh Thánh, thật khó để diễn lại cảm nghiệm của các tông đồ. Chắc chắn là Phêrô, Giacôbê và Gioan đã thoáng nhìn thấy được thiên tính của Đức Giêsu, nhưng ấn tượng ấy đủ mạnh để tạo nên sự sợ hãi in sâu trong tâm hồn họ. một cảm nghiệm như vậy không thể nào diễn tả được, do đó các ngài dùng cách diễn đạt thông thường trong kinh sách để diễn tả. Tuy nhiên, Đức Giêsu cũng đã cảnh báo họ về sự vinh hiển và sự thống khổ của Ngài liên hệ mật thiết với nhau một cách chặt chẽ.

Tin Mừng hôm nay kể lại với chúng ta rằng: ông Mô sê và ông Êlia hiện ra đàm dạo với Chúa Giêsu về cuộc xuất hành vượt qua của Ngài tại Giêrusalem. Chúng ta cũng dư biết cuộc xuất hành đó như thế nào: Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chịu các kỳ lão thượng tế bắt nộp cho dân ngoại, chịu đánh đòn, chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Tức là sao? Đức GiêSu đã bị giết chết, và chính khi Ngài bước vào cái chết Ngài đã đánh bại tử thần,hay là Ngài đã xuất hành vượt qua cái chết để bước vào cõi sống. Nếu hạt lúa mì gieo xuống đất mà không thối đi thì nó trơ trọi một mình nhưng nếu nó thối, nó sẽ sinh nhiều bông hạt cho cuộc sống mai sau.

Chỉ khi Đức Kitô Ngài mới đánh bại được tử thần, chỉ khi Đức Kitô Ngài mới vượt qua được cái chết để bước vào cõi sống muôn đời. Hơn thế nữa, Chỉ khi Đức Kitô chết đi và sống lại, thì như lời thánh Phaolo đã trở nên hoa quả đầu cho những kẻ an giấc. Ngài (thánh Phaolô) còn khẳng định nếu Đức Kitô không sống lại thì chúng ta (những tín hữu) là những kẻ đáng thương hại nhất. vì nếu chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi đam mê xác thịt rồi khi chết lại cũng chỉ trở về hư vô trống rỗng thì chẳng đáng thương hại quá hay sao. Nhưng Đức Ki tô đã sống lại và đã trở nên căn nguyên cứu rỗi đời đời cho những ai được tuyển chọn

Với vẻ uy nghi rực rỡ tràn  ngập ánh sáng bởi trời, rực rỡ mà không chói lọi khiến các tông đồ nhìn mà say mê, mà tràn ngập hoan lạc .Và hai gương mặt nổi bật nhất trong thời cựu ước xuất hiện: Môsê và Êlia. Họ đàm đạo với Chúa Giêsu. Những tưởng họ nói về vinh quang, nói về cuộc khải hoàn vẻ vang, nói về chiến thắng, đang trong cuộc hiển dung đầy vinh quang mà. Ấy thế mà họ lại nói về cuộc xuất hành, nói tới cuộc tử nạn, nói đến cái chết ô nhục trên thập giá của Chúa Giêsu. Phải chăng chỉ là tình cờ khi mà cả hai nhân vật cựu ước xuất hiện chỉ vì họ đại diện cho nhà lập pháp và cũng như đại diện cho các ngôn sứ? Thực ra hai nhân vật cực kỳ quan trọng trong cựu ước này cũng gắn liền với những cuộc xuất hành hay còn gọi là vượt qua.

Matthêu muốn nhắn nhủ chúng ta về những cuộc xuất hành của đời mình: một cuộc đời với những cuộc xuất hành vượt qua để có thể đến được hay đạt được hạnh phúc nước trời.  Cuộc xuất hành khởi đi từ cuộc xuất hành của Môsê vượt qua biển đỏ; cuộc xuất hành vượt qua của Êlia vượt qua những thần Baal; và cuộc xuất hành vượt qua cuối cùng của Chúa Giê su vượt qua tất cả, vượt qua cái chết cuối cùng để vào nơi hằng sống muôn đời. Đó phải chăng cũng là những cuộc xuất hành vượt qua của mỗi người chúng ta, và từ đó chúng ta cũng được như Chúa Giêsu vượt qua cái chết để vào nơi hằng sống. Chúng ta cùng nhau rảo qua những cuộc xuất hành vượt qua của cả ba đấng để tìm mối tương quan giữa cuộc đời chúng ta và của các Ngài .

Khi chứng kiến cảnh vinh quang Chúa Biến Hình và đàm đạo với Môi-sen và Elia thì các môn đệ đã vui mừng sung sướng và muốn dựng lều ở lại trên đó. Nhưng sau khi được chứng kiến giây phút vinh quang ấy, các ông nín thinh, không kể cho bất cứ ai về những gì các ông đã xem thấy vinh quang nước Chúa. Và các ông xuống núi trở lại với những công việc bổn phận trước khi họ được vĩnh viễn hưởng dung nhan vinh quang với Ngài.

Để có thể leo lên tới đỉnh Núi Thánh của Chúa trong niềm vui hoan lạc, chúng ta cũng phải bỏ xuống khỏi đôi vai, thân xác và ra khỏi lòng chúng ta những cồng kềnh, lỉnh kỉnh của mọi điều gian trá bất nhân. Bằng không chúng ta sẽ khó lòng leo lên tới được đỉnh núi Taborê. Mà sợ còn gẫy gánh dọc đường khi chỉ mới ngang lưng sườn núi vì bị những cồng kềnh, lỉnh kỉnh đó đè bẹp chúng ta ngã quỵ.

Trong một thế giới thực dụng, hưởng thụ và dung tục, cuộc hành trình theo Chúa của Ki-tô hữu rất cam go. Người môn đệ cần phải làm một cuộc lột xác, thanh tẩy trí não để có thể chấp nhận uống chén đắng cùng với Đức Ki-tô và con đường thập giá của Người như là một tất yếu có thể cứu độ con người và đem lại sự sống đời đời. Như bóng điện trở nên sáng láng khi được nối kết với nguồn điện, chúng ta đã được trở nên tạo vật mới xinh đẹp, sáng láng, được làm con Thiên Chúa khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy và xứng đáng hưởng sự sống đời đời.

Vì vậy, chúng ta cần luôn liên kết mật thiết với Thiên Chúa trong đời sống cầu nguyện để sự sống, ánh sáng của người nuôi dưỡng đời sống chúng ta, hầu chúng ta có thể chiếu dãi ánh sáng Chúa cho trần gian. Hơn nữa, trong cuộc hành trình theo Chúa, thỉnh thoảng chúng ta cũng được Chúa cho thưởng nếm ‘sự ngọt ngào vinh quang’ của Người, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn phải bước đi trên con đường thập giá là một con đường hẹp, gồ ghề lắm chông gai, nếu không có sức mạnh của Chúa chúng ta không thể kiên trung bước đi cho tới cùng. Do đó như Đức Ki-tô, chúng ta vẫn luôn cần nối nguồn với Thiên Chúa trong mọi nơi mọi lúc để được ánh sáng Ngài hướng dẫn và sức sống của người thánh hóa và dưỡng nuôi đời ta.

Mừng Kính Lễ Kính Chúa Giêsu Hiển Dung hàng năm, Hội Thánh mời gọi chúng ta suy niệm và sống ý nghĩa của sự cần thiết ‘Hiển dung’ và ‘biến đổi’ cuộc sống hàng ngày của chúng ta nơi dương thế. Nghĩa là, Chúa thách đố chúng ta ‘biến hình’ để rồi được ‘hiển dung’ với Chúa trên Núi Thánh. Ước chi mỗi người chúng ta luôn biết cố gắng thanh luyện và biến đổi đời sống của chúng ta nên tươi tốt và đẹp đẽ hơn trong mọi hoàn cảnh. Ðồng thời trút bỏ mọi cồng kềnh và lỉnh kỉnh vô ích hầu chúng ta có thể nhẹ nhõm bước đi và lên đến đỉnh Núi Thánh trên Nước Chúa Vĩnh Hằng.

Mừng lễ Chúa Giêsu Hiển Dung nhắc lại cho chúng ta nhớ con đường dẫn tới vinh quang Nước Trời là con đường Đức Kitô đã đi. Chúng ta không thể đi con đường khác được. Lời Thiên Chúa Cha nhắn nhủ trên núi vẫn còn được vang lên cho con người chúng ta thời đại hôm nay, đó là "Hãy nghe lời Ngài."

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!