Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Bài Viết Của
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
THÁNH GIUSE - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI
MUỐI CHO ĐỜI
TẠ ƠN VÀ XIN LỖI
BÌNH AN CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC
SỐNG BÁC ÁI MÙA CHAY
CHÚT SUY TƯ TRONG HANG ĐÁ MỤC ĐỒNG
LẠM BÀN VỀ VIỆC LÀM BÁC ÁI
MỘT THOÁNG BÊN THỀM XUÂN HIỆP HÀNH
TRẦM TƯ CUỐI NĂM
CHÚT CẢM NGHĨ MÙA NOEL 2021
TẢN MẠN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI DỊCH
SỐNG VÀ CHẾT
CHÚT SUY TƯ TRONG ”MÙA” GIÃN CÁCH
NÊN NHƯ TRẺ NHỎ
CẢM XÚC THÁNG SÁU
NHỮNG NGÀY VẮNG NHỮNG TIẾNG CHUÔNG
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
SÁM HỐI
TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG
LUNG LINH ÁNH NẾN GỌI MỜI
THÁNG CÁC LINH HỒN: NHỮNG NGÔI NHÀ
CẦU HỒN THAY HALLOWEEN
CHUỖI MÂN CÔI - QUA MẸ ĐỂ TỚI CHÚA KITÔ
XIN VÂNG - THEO MẸ VỀ TRỜI
MẾN CHÚA - YÊU NGƯỜI
VÀI SUY NGHĨ VỀ BÁC ÁI
NGÀI PHẢI ĐƯỢC NÂNG LÊN
LỄ LÁ HÔM NAY
NÉM ĐÁ
TẢN MẠN CUỐI NĂM
NÊN MỘT
HIỆP NHẤT VÀ ĐOÀN THỂ
NOEL ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI
CHÚT SUY TƯ CUỐI MÙA VỌNG
Vua Giêsu Kitô - Vương quốc Tình Yêu
GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO
CỖ TRÀNG HẠT MÂN CÔI
Tản mạn dưới trăng thu
LO MÙA KHAI TRƯỜNG
NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN ẨM THỰC

 

Jos. Hoàng Mạnh Hùng


 

Người sính chữ thường dùng từ “ẩm thực” (Hán-Việt) để chỉ việc ăn uống cho đỡ vẻ “phàm phu tục tử”. Ăn và uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người ta có thể dùng một thúc uống nào đó khi ăn và khi uống (nhất là những thức uống có chất men) nhiều lúc cũng phải kèm theo ăn. Tuy vậy không phải hễ cứ ăn là phải uống mà không phải lúc nào uống cũng phải kèm theo ăn.

 

Ngày xưa, người Việt ta đa phần là nông dân sống nhờ vào những sản vật có từ đất nên luôn phải đối mặt với cái đói triền miên. Thức ăn chủ yếu chỉ có cơm với rau, con tôm con tép, con cua con cá thu lượm được ngoài đồng cùng với mắm muối tương cà hầu như nhà nào cũng muối sẵn. Bữa cơm những năm đói kém, mất mùa còn phải độn thêm ngô, khoai, sắn. Mâm cao cỗ đầy, rượu nồng thịt béo chỉ có trong những ngày giỗ, ngày tết hay trong các cỗ tiệc của những kẻ giàu sang quyền quý.

 

Đồ uống thường không được dùng kèm trong các bữa cơm của người Việt xưa. Có chăng chỉ là bát nước rau luộc vắt chanh, hoặc khá hơn thì là canh rau, canh cá, canh thịt… Có người nghèo bữa cơm chỉ là bát cơm trắng ăn với nước tương, dưa muối. Thế là qua bữa, nếu khát chỉ cần bước ra đầu hè làm một gáo nước mưa đựng sẵn trong lu.

 

Trong bữa cơm chiều của một số gia đình tương đối khá giả, người cao tuổi trong nhà như ông hay ông bố có thể uống thêm ly rượu trắng hoặc chén rượu thuốc để cho “khí huyết lưu thông, giãn gân cốt” sau một ngày làm lụng vất vả. Rượu được coi như là thứ thuốc bổ dành cho người cao tuổi, lao động chính trong nhà hoặc khi có khách.

 

“Cỗ không có rượu, như kiệu không có cụ”. Trong những dịp giỗ chạp, cưới xin, ma chay, lễ tết hoặc trong dịp đình đám trong làng, người ta thường uống rượu để hỗ trợ cho bữa ăn thêm thi vị. Nhờ uống chút ít mà người ta có thể tạo được một bầu khí vui vẻ, cởi mở và thân mật. Ngoài rượu không hề có những loại đồ uống khác dành cho đàn bà và trẻ em hay những người không biết uống rượu trong các bữa cỗ ấy.

 

Việc uống rượu của người xưa là cả một nghệ thuật. Cạn với nhau một chén rượu là để tăng thêm chất men trong câu chuyện của những người tri kỷ. Nhấp một chút men say là để tăng thêm thi hứng cho những lúc thi ca xướng, họa. Cụng với nhau một ly để mừng vui cho ngày gặp mặt hoặc là lời chúc trước lúc đi xa. Đó là một dạng sinh hoạt văn hoá ẩm thực đã có từ nghìn xưa.

 

Thế nhưng hiện nay, nhiều người đã và đang làm biến tướng đi tính văn hoá vốn có của nó. Ẩm thực đã trở thành “ăn nhậu” hay gọi một cách đơn giản và bình dân là “nhậu”. Ở nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị bất kể giàu sang nghèo khó. Hễ có việc gì làm ăn hay gặp gỡ, hội họp là phải có nhậu kèm theo. Người ta thi nhau, ép nhau uống bia, rượu. Không uống là không chân tình, không thật lòng. Uống cho "tới bến" cho đến say tràn cung mây mới thôi.

 

Họ thản nhiên ăn nhậu dẫu biết rằng đó là một sự tốn kém cho ngân quĩ  vốn dĩ đã eo hẹp của gia đình trong cái thời buổi khó khăn, gạo châu củi quế thời kinh tế thị trường. Họ không cần biết số tiền phải trả cho những lon bia mà họ vừa uống vừa đổ một cách thừa mứa trong cơn ngà ngà say có thể nuôi sống cả một gia đình hàng tuần. Họ vô tư không biết rằng có hàng trăm người nghèo đang cần sự giúp đỡ ...
 

Nhưng đâu phải chỉ là vấn đề tiền bạc. Ở những độ nhậu lắm bia nhiều rượu hẳn những người có chút văn hoá rất lấy làm khó chịu khi nghe những lời tâng bốc nhau, gài nhau uống đại loại như: “nam vô tửu như kỳ vô phong”, "không say không về", hoặc quyết liệt hơn: "chú không uống hết ly này là không tôn trọng anh", "bác không cạn ly là không hết lòng với anh em", … Vậy là việc “tôn trọng, hết lòng” với nhau giờ đây đã bị biến thái để được đo bằng ''tửu lượng'', của anh, của chị nhiều hay ít.

 

Thế rồi, “tửu nhập ngôn xuất”. Những thứ “rượu vào lời ra” trong các độ nhậu thường biến hóa muôn mầu, muôn vẻ. Có anh mượn chút hơi men để có đủ can đảm bày tỏ chính kiến của mình nhưng cũng có kẻ mượn hơi men để khích bác, đâm bị thóc thọc bị gạo gây mầm mống chia rẽ bất hòa trong cộng đồng, đoàn thể.

 

Có những người bình thường tính tình dễ dãi, hiền lành như cục đất. Nhưng khi chén chú chén anh vào lại trở nên cố chấp, lớn tiếng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, quyết tâm ăn thua đủ với anh em. Lại có kẻ khi say hay chửi xéo người này người nọ, đôi khi chửi cả bề trên và những người họ hàng thân thích, khiến cho tình nghĩa ruột thịt cũng như lối xóm nhiều lúc như muốn đứt đoạn. Đến khi tỉnh rượu mới hối lỗi thề thốt quyết tâm bỏ rượu nhưng rồi lại chứng nào tật ấy.

 

Thế nên cụ Tản Đà mới có câu:

 

Say sưa nghĩ cũng hư đời,

Hư thời hư vậy, say thời cứ say.

 

Hay như cụ Nguyễn Khuyến cũng thú nhận :

 

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,

Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.

Hay ưa đến nỗi không chừa được.

Chừa được mà ông cũng chẳng chừa.

 

Những ngày đầu Xuân, chúng ta thường thăm viếng, chúc Tết lẫn nhau. Đương nhiên gặp nhau phải có ăn uống vì ngày thường “khách đến nhà không trà thì rượu” huống chi là ngày Tết với rượu thịt ê hề, lòng xuân phơi phới. Tuy nhiên, như các học giả thời Trung cổ thường nói: “virtus in medio stat” (nhân đức bao giờ cũng phải ở vào cái thế trung dung), phàm cái gì thái quá thì cũng bất cập.

 

Hãy tiết độ khi vui Xuân vì ăn nhiều quá sẽ sinh ra bội thực, rồi từ chỗ bội thực lại sinh ra bệnh nọ tật kia. Còn uống nhiều quá thì sinh ra “say xỉn quậy tới bến” như người ta thường nói “tửu nhập tâm như hổ nhập lâm” hoặc “tửu nhập tâm như cẩu cuồng tọa thị”!

Mục đích truyền thống của mùa Chay là việc chuẩn bị của các tín hữu qua việc chay tịnh, sám hốiăn năn tội lỗicầu nguyện và thực hành bác ái từ thiện. Xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết hy sinh và hãm mình trong việc ẩm thực. Uống bớt đi một vài lon bia, chai rượu; ăn ít đi những chén thịt đầy… để chia sẻ bớt cho người nghèo, cho kẻ thiếu thốn. Hãy mở lòng thương xót để mùa Xuân yêu thương hôm nay sẽ dệt nên mùa Xuân hạnh phúc mai sau trên Thiên đàng trường Xuân bất diệt.

Tác giả: Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!