Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Bài Viết Của
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
THÁNH GIUSE - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI
MUỐI CHO ĐỜI
TẠ ƠN VÀ XIN LỖI
BÌNH AN CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC
SỐNG BÁC ÁI MÙA CHAY
CHÚT SUY TƯ TRONG HANG ĐÁ MỤC ĐỒNG
LẠM BÀN VỀ VIỆC LÀM BÁC ÁI
MỘT THOÁNG BÊN THỀM XUÂN HIỆP HÀNH
TRẦM TƯ CUỐI NĂM
CHÚT CẢM NGHĨ MÙA NOEL 2021
TẢN MẠN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI DỊCH
SỐNG VÀ CHẾT
CHÚT SUY TƯ TRONG ”MÙA” GIÃN CÁCH
NÊN NHƯ TRẺ NHỎ
CẢM XÚC THÁNG SÁU
NHỮNG NGÀY VẮNG NHỮNG TIẾNG CHUÔNG
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
SÁM HỐI
TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG
LUNG LINH ÁNH NẾN GỌI MỜI
THÁNG CÁC LINH HỒN: NHỮNG NGÔI NHÀ
CẦU HỒN THAY HALLOWEEN
CHUỖI MÂN CÔI - QUA MẸ ĐỂ TỚI CHÚA KITÔ
XIN VÂNG - THEO MẸ VỀ TRỜI
MẾN CHÚA - YÊU NGƯỜI
VÀI SUY NGHĨ VỀ BÁC ÁI
NGÀI PHẢI ĐƯỢC NÂNG LÊN
LỄ LÁ HÔM NAY
NÉM ĐÁ
TẢN MẠN CUỐI NĂM
NÊN MỘT
HIỆP NHẤT VÀ ĐOÀN THỂ
NOEL ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI
CHÚT SUY TƯ CUỐI MÙA VỌNG
Vua Giêsu Kitô - Vương quốc Tình Yêu
GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO
CỖ TRÀNG HẠT MÂN CÔI
Tản mạn dưới trăng thu
LO MÙA KHAI TRƯỜNG
BÍ TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

 

Jos. Hoàng Mạnh Hùng


 

Năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ phong thánh Thánh nữ Maria Faustina đã chính thức công bố Chúa nhật II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã mô tả về Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa như sau: “Theo một cách đặc biệt, đây là ngày Chúa Nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”.

 

Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa cũng chính là Ngày Thứ Tám (Octave Day) của Mùa Phục Sinh như là cách thức để đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn vào việc Đức Giêsu Phục Sinh. Ngày Lễ này như là một sự hội tụ tất cả các lăng kính vào trong ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói lọi cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa cho toàn cả thế giới thông qua sự chiến thắng của Thiên Chúa Phục Sinh trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ.

 

Việc chọn ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh làm ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa có một ý nghĩa sâu xa, cho thấy mối dây liên lạc mạnh mẽ giữa mầu nhiệm Phục Sinh của việc Cứu Chuộc và mầu nhiệm Lòng Thương Xót Chúa. Thật vậy, các bài đọc của ba năm phụng vụ trong ngày Chúa Nhật này đều dành để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.

 

Chiều ngày thứ nhất trong tuần sau khi chịu chết và được mai táng, Đức Giêsu Phục Sinh đã hiện đến giữa các môn đệ vốn đang còn bàng hoàng, lo âu vì những biến cố dồn dập xảy ra. Người cho các ông xem tay và cạnh sườn và nói nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (x. Ga 20,19-31).

 

Đoạn Tin Mừng trên mô tả việc Chúa Giêsu Phục Sinh thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, một trong những bí tích vĩ đại về Lòng Thương Xót của Người. Tội lỗi đã làm con người xa rời Thiên Chúa: Ađam sau khi phạm tội thì lẩn tránh cái nhìn của Người, không dám gặp dù Người đích thân đến tìm ông. Khi đã được thanh tẩy bằng nước qua Bí tích Rửa Tội, con người được giải thoát khỏi tội tổ tông nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn làm mọi trật tự nơi vũ trụ, nơi con người bị xáo trộn.

 

Thánh Phaolô đã cảm nhận rất sâu sắc: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7,19). Con người không làm chủ được bản thân của mình. Lý trí báo cho họ biết là điều ấy không đúng, không được làm, nhưng ý chí không còn vâng phục lý trí nữa mà sẵn sàng dấn thân vào điều xấu. Hậu quả của tội lỗi còn làm cho con người sợ ánh sáng, sợ phải đối diện trước mặt Chúa. Thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.” (Ga 1,5), vì tất cả những điều xấu sẽ bị phơi bày.

 

Con người càng rời xa Chúa thì càng dễ chìm ngập trong những đam mê của tội lỗi. Tội lỗi làm cho con người bất an, tội lỗi càng nặng bao nhiêu , lương tâm con người càng áy náy buồn phiền bấy nhiêu. Đó chính là tâm trạng của vua Đavít: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.” (TV 32, 3).

 

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm về tội lỗi. Một hình ảnh rất cảm động, ngay cả những linh mục khi tĩnh tâm hằng năm cũng đều xếp hàng để được xưng tội. Những người từng ngồi tòa lắng nghe tội của người khác, nhưng khi đối diện với Thiên Chúa, cũng là những tội nhân.

 

Trước mặt Thiên Chúa ai cũng giống ai, tất cả đều là tội nhân; nhưng khác một điều là người tội nhiều hay ít, kẻ tội này người tội kia. Người càng lớn tuổi, chức càng cao, quan hệ rộng bao nhiêu thì cạm bẫy kéo theo cũng nhiều bấy nhiêu và vì thế bản thân sẽ rất dễ dàng vướng vào tội lỗi. Từ đó dễ nhận ra càng làm lớn thì càng dễ gặp những thử thách cám dỗ và như vậy có khi tội càng nặng hơn! Càng làm lớn ở đây hiểu theo nghĩa lớn về tuổi tác, lớn về địa vị, về kinh nghiệm …

 

Nhưng Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi và tha thứ tội lỗi cho con người trong suốt lịch sử cứu độ. Trong đáp ca ngày lễ, điệp ca: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 118,1-29) đã nhắc nhở điều đó. Và chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Người.

 

Dụ ngôn ”cây vả không ra trái” (Lc 13,6-9) cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô cùng vô tận và Ngài vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong ngóng chúng ta sinh hoa kết trái theo thánh ý của Ngài. Dụ ngôn “người cha nhân hậu”  (Lc 15,11- 32) cho thấy Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu, là Đấng giàu lòng thương xót. Người yêu thương tha thứ đối với các tội nhân, và mặc cho họ phẩm giá làm người. 

Cảm động nhất là câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình (Ga 8,2-11). Theo luật Do Thái, bà ta sẽ bị ném đá cho đến chết. Trước khi bị ném đá, người ta đã dắt người tội phạm ấy đến trước mặt Chúa Giêsu, để xem Người cư xử thế nào. Trước vấn đề này, Đức Giêsu chậm rãi viết trên đất, tâm tình như chùng xuống, không hừng hực như những người đang kết án, để làm cho mọi việc lắng đọng. Người chậm giận trước tội lỗi của người phụ nữ và bảo họ rằng: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Câu nói ấy đã đụng chạm vào con tim mỗi người, bởi người ta rất thích ném đá nhau, kết tội nhau, nhưng che giấu tội của mình cho thật khéo. Vì thế khi nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Khi chỉ còn lại một mình Đức Giêsu và người phụ nữ thì đứng ở giữa, Người đã nói: “Tôi không kết án chị đâu!”. Đấng Thánh tinh tuyền và giàu Lòng Thương Xót đã tha tội cho một kẻ đáng chết: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba. Người cũng cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ".

Sáng thứ Sáu 04-03-2016, trước khi chủ sự nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 500 tham dự viên của khóa học về toà trong. Khóa học nhằm giúp các chủng sinh và linh mục mới chịu chức cử hành đúng đắn Bí Tích Hòa Giải. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Ai cũng có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn chờ đợi tất cả con cái Người, nhất là những ai lầm lạc hay những người xa cách. Bí Tích Hòa Giải là nơi đặc biệt để cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Để được ra đi bình an như Chúa đã nói với người phụ nữ tội lỗi, chúng ta hãy cùng quay về với Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để ngụp lặn trong lòng thương xót của Ngài như Thánh vương Đavít đã làm:

Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.

(Tv 32, 5)

Tác giả: Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!