Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
GIAO ĐIỂM GIỮA “TRỜI VÀ ĐẤT” VÀ “LOAN BÁO TIN MỪNG CHO MỌI LOÀI THỤ TẠO”.


 

 

Lễ Chúa Giêsu thăng thiêng về Trời mà chúng ta mừng kính hôm nay đánh dấu một sự kiện thân xác loài người của Chúa Giêsu vào nước Thiên Chúa như đã được nói đến trong sách giáo lý Cộng Giáo số 665. “Sự lên trời của Chúa Kitô đánh dấu sự nhân tính của Ngài đã chung cuộc bước vào lãnh vực trời cao của Thiên Chúa, từ nơi đó Ngài sẽ lại đến, nhưng trong thời gian đó, sự lên trời của Đức Kitô đã che giấu Ngài khỏi mắt người ta.”

Lễ Chúa Giêsu thăng thiên hôm nay gợi nhớ lại cho chúng ta câu chuyện “nơi giao điểm giữa Trời và Đất” thời Trung cổ.  Chuyện kể rằng có hai tu sĩ nọ tình cờ đọc được trong một cuốn sách nói rằng: ở tận cùng của trái đất là nơi giao điểm gặp nhau giữa “trời và đất.”  Ở nơi này có một cách cửa sẽ mở ra để cho những ai tìm đến nơi để nhìn thấy Thiên Chúa một cách rõ ràng và tường tận. Thế là họ bảo nhau quyết định ra đi tìm cho bằng được điểm gặp nhau ấy của “trời và đất.”  Họ đã vượt núi, qua sộng, băng rừng không quản ngai mọi gian khổ, hy sinh trong nhiều ngày tháng. Cuối cùng hai tu sĩ này cũng đến được cái giao điểm mà họ hằng tìm kiếm. Với tất cả niềm hồi hộp và xúc động họ từ từ đưa tay mở cánh cửa ra, và họ đã qúa ngỡ ngàng và bất ngời khi nhận ra sau cánh cửa chính là căn phòng của mình.  Lúc đó hai tu sĩ mới chợt tỉnh ngộ và hiểu ra rằng nơi gặp gỡ giữa “Trời và Đất”, nơi hẹn hò giữa “Thiên Chúa” và “con người” không có gì xa lạ, mà trái lại nó chính là nơi chốn mà họ sinh sống mỗi ngày. Câu chuyện này phần nào cũng phản ảnh cái tâm tình trong bài Phúc Âm của Thánh Mát-cô ngày lễ Chúa Thăng Thiên mà tôi xin chia sẽ với mọi người ngày hôm nay.

Bài tin mừng của Thánh Mát-cô diễn tả việc về trời của Chúa Giêsu với những hành động: “rao giảng tin Mừng, làm phép rửa cho muôn dân …trừ được quỉ, nói được những tiếng lạ, cầm được rắn, cho dù có uống nhằm thuốc độc thì cũng chẳng sao….:” Khi đọc hoặc nghe bài Phúc Âm này, chúng ta thường bị rơi vào tình trạng dửng dung và nhủ thầm trong đầu rằng: bài Phúc Âm nói đến “rao giảng tin Mừng, làm phép rửa cho muôn dân” đó là nhiệm vụ của các linh mục, các tu sĩ, tôi là một người giáo dân bình thường, thì đây không phải là nhiệm vụ của tôi.  Tiếp đến bài Phúc Âm lại còn nhắc đến nào là: “trừ được quỉ, nói được những tiếng lạ, cầm được rắn, cho dù có uống nhằm thuốc độc thì cũng chảng sao….:” những điều này thật không thiết thực ngay cả đối với các linh mục, tu sĩ nữa, huốnng hồ chi đa số chúng ta chỉ là những người giáo dân hạng ba tầm thường.  Vâng nếu nhìn với con mắt phân tích sự việc như thế thì những lời của bài Phúc Âm quả đúng là chỉ để “nghe cho vui tai” mà thôi. Có lẽ ngay cả các Thánh Tông Đồ ngày xưa cũng có thể có những suy nghĩ này.  Phải đợi cho đến mười ngày sau, khi Chúa Thánh Thần là “Thần Chân Lý” đến khai phá tâm trí các ông, thì lúc đó các ông Tông Đồ mới thực sự hiểu được và thấm vào lòng, vào tâm trí các ông những ao ước của Chúa Giêsu nơi họ. Lúc đó các ông mới vỡ lẽ ra, và mới cảm nghiệm được trong lòng lệnh truyền “Anh em hãy đi khăp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”

Chúng ta may mắn hơn các ông Tông Đồ ngày xưa nhiều vì chúng ta có nhiều thời gian và nhiều ơn Chúa Thánh Thần qua những dậỵ dỗ của Giáo Hôi, của các bí tích để chúng ta có thể thấm nhầm, để suy tư và hiểu mầu nhiệm Phục Sinh hơn.  Do đó đối với chúng ta là các Kitô hữu ngày hôm nay thì ao ước loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, là điều mà Giáo Hội mong muốn nó được trở thành một niềm thôi thúc âm thầm, bền bỉ từ bên trong “trí, tâm, thân” của mỗi người Công Giáo.  Khi nó đã trở thành những thôi thúc từ bên trong rồi, thì tự nhiên cái thái độ của chúng ta về “Rao giảng Tin Mừng” không còn là nhiệm vụ và bổn phận của các linh mục và tu sĩ nữa mà nó đã trở nên một nỗi mơ ước, một lối sống của tất cả các tin hữu Công Giáo không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân, nam hay nữ, già hay trẻ nữa.  Với tâm tình mở lòng của chúng ta, Chúa Thánh Thần sẽ nhắc nhủ và thúc đẩy mỗi người chúng ta thực hành điều Chúa Giêsu ao ước trước khi Ngài về trời với Chúa Cha là “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” qua những sinh hoạt mỗi ngày của những ai làm môn đệ của Ngài.

Giống như các Thánh Tông Đồ ngày xưa, chúng ta ngày hôm nay cũng được Thiên Thần nhắc nhở là không chỉ đứng “nhìn Trời” mà trái lại hãy sẵn sàng làm nhân chứng cho tình yêu của Thiên Chúa qua những hành động, những sinh hoạt hàng ngày trong môi trường sinh sống của mỗi người chúng ta.  Điều ao ước này của Thầy Giêsu quả thật là một thách đố gay go cho bất cứ ai thật sự dám bước theo Ngài. Tự nhận mình là người Công Giáo thì làm sao và bằng cách nào chúng ta có thể thực hiện mơ ước của Chúa Giêsu trước khi Ngài về trời đây? Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo ra sao đây?  Có lẽ mẹ Giáo Hội Việt Nam đã đoán trước được điều này nên trong lần hạt mân côi năm sự Mừng có nhắc đến: “thứ hai thì ngắm, Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.”   Ái mộ những sự trên trời ở thời đại vật chất, vi-tính, internet, face book, điện thoại di động hiện nay thật sự phải là một  “ơn xin”, một ân sủng rất cần được Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta không thể nào ngồi một lúc cả hai cái ghế. Nếu ngồi ghế bên này thì phải bỏ đi cái ghế bên kia.  Nếu ngồi giữa hai ghế, chúng ta rất dễ bị tét ú đầu chảy máu. Do đó nếu muốn “ái mộ những sự trên Trời” thì đương nhiên chúng ta được mời gọi “ghét bỏ những sự dưới đất”.  Nếu không thật sự “ái mộ những sự trên trời” thì chúng ta khó mà có thể “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” một cách bền bỉ và hữu hiệu được. Và còn một điều rất quan trọng hơn nữa mà mỗi người chúng ta được mời gọi luôn luôn ghi nhớ là: “chúng ta không thể cho đi những gì mà mình không có.”  Cho nên nếu muốn rao giảng tin mừng, muốn giới thiệu Thiên Chúa cho người khác, thì trước tiên chúng ta nên có Thiên Chúa trong người của mình trước đã.  Điều này có nghĩa là chúng ta được mời gọi hiểu rõ Tin Mừng, sống Tin Mừng và đặc biệt là có tâm tình ao ước muốn gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu như “cành nho gắn liền với cây nho”, ngõ hầu có thể  rao giảng Tin Mừng một cách hữu hiệu. Cách tốt nhất để thực hành việc này là hãy bỏ thời giờ ra đọc và suy niệm Kinh Thánh, đọc sách viết về đời sống của các Thánh, các sách huấn đức thiêng liên của Giáo Hội, siêng năn lãnh nhận các Bí Tích, tham gia tĩnh tâm linh thao dài ngày và ngắn ngày mỗi năm, v.v…   

Nếu chúng ta tiếp tục liên lĩ làm những việc này một thời gian, thì Thiên Chúa sẽ ban ân sủng để chúng ta thấy những lời Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm Thánh Mát-cô như: ”sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì vẫn không sao...” không có gì là lạ cả và có thể thực hiện được ngay trong hoàn cảnh sống của mỗi người chúng ta.  Này nhé: “trừ được quỷ” có thể là đuổi đi được con quỉ của “cái tôi,” cái ý tưởng “gia trưởng” đã ăn sâu trong máu, trong tim  của mỗi người chúng ta từ bao nhiêu năm nay, nhờ đó chúng ta sẽ thay đổi thái độ sống để mang lại tình yêu thương và sức sống cho chính mình và cho những người chung quanh trong gia đình, giáo xứ, hàng xóm, nơi công sở, v.v. “Nói được những tiếng lạ” chẳng qua là chúng ta bắt chước Chúa Giêsu nói lên những lời yêu thương, nhân từ, cảm thông, tha thứ thay vì những lời chỉ trích, cay đắng, dèm pha, châm biếm với những người chung quanh.  “Cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại” sẽ là tâm tình kiêm nhường, can đảm, sẵn sàng âm thầm tình nguyện làm những việc phục vụ thật nhỏ bé trong nhà, trong giáo xứ, trong khu xóm mà không ai thèm làm hoặc dám làm; và chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui trong việc làm nhỏ bé này.  “Đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh,” là những giây phút chúng ta đến thăm  viếng, an ủi, trò chuyện với những người già, đau  yếu trong các nhà dưỡng lão, nhà thương, hoặc thăm viếng các anh chị em đang ở trong tù vì một lý do lầm lỗi nào đó.  Khi làm những việc này là chúng ta đang “Mang Tin Mừng đến cho muôn loài thọ tạo” đó các bạn ạ.

Nói tóm lại nếu chúng ta biết kết thân mật thiết gắn bó với Thiên Chúa mỗi ngày, để ân sủng của Ngài làm cho Tin Mừng Phúc Âm trở thành một tâm tình thôi thúc trong tâm hồn và trở thành một lối sống trong lòng mỗi người chúng ta thì chúng ta sẽ mau mắn lên đường loan báo Tin Mừng tình yêu cho muôn dân, bằng nhiều phương tiện và nhiều cách thức khác nhau mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người.

Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa, xin ban ân sủng để con biết luôn ở lại sâu đậm trong tình yêu của Ngài, nhờ đó con có thể thấu hiểu sâu đậm hơn “Tin Mừng Yêu Thương” của Chúa. Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn tâm hồn con với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, để con xác quyết rằng điểm hẹn giữa “trời và đất” giữa “Thiên Chúa và con người” chính là môi trường nơi con đang sinh sống và là những người mà con tiếp xúc hàng ngày, nhờ đó con sẽ hăng hái loan truyền Tin Mừng tình yêu của Chúa cho mọi người qua đời sống của con.  AMEN.


 

Lễ Chúa Lên Trời – 2018

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!