Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
THỊT VÀ MÁU THÁNH - RỬA CHÂN - YÊU ĐẾN CÙNG (TÂM TÌNH SỐNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN THÁNH)

 

 

Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã ra lệnh cho ông Môi-sen bảo người dân Do Thái sát tế con chiên đầu lòng và bôi máu nó lên cách cửa nhà của họ trong ngày lễ vượt qua lần đầu tiên trước khi rời khỏi nước Ai-Cập. Việc làm này sẽ giúp con trai và những súc vật giống đực đầu lòng khỏi bị giết khi thần chết đi qua nhà họ vào đêm hôm đó.  Thiên Chúa cũng nói ông Môi-sen bảo dân chúng dùng bữa ăn tối hôm đó với thịt chiên nướng, rau đắng và bánh không men. Trong khi ănthì phải trong tư thế “thắt lương, buộc bụng” sẵn sàng “ba lôi trên vai” để có thể ra đi xuất hành ngay lập tức khi có hiệu lệnh; như đã nói trong sách Xuất Hành “Lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng… các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã…” (Xuất Hành 12:8-12)

 

Người Công Giáo nào cũng biết việc bôi máu chiên lên cánh cửa để làm dấu hiệu cho thần chết biết đó là nhà của ngườiDo Thái, dân riêng của Thiên Chúamà tránh không đến nhà đó vào tối hôm đó.  Nhưng còn việc ăn thịt chiên nướng và bánh không men một cách vội vàng thì mang một ý nghĩ gì?  Đây là phong tục trong ngày lễ của người Do Thái, hay nó có một ý nghĩa gì khác nữa !?  Đọc Kinh Thánh Cựu Ước sách Xuất Hành chương 12 chúng ta có thể thấy được phần nào câu trả lời.  Đêm vượt qua ra khỏi nước Ai Cập chỉ là điểm khởi đầu trong câu chuyện “lễ vượt qua” của dân Do Thái mà thôi. Những gian nan, vất vả của cuộc hành trình trong sa mạc để đến miền đất hứa vẫn còn dài, và không biết là sẽ đến ngày nào mới hoàn tất.

 

Có lẽ người Do Thái không thể nào ngờ được là họ sẽ phải trải qua 40 năm trời dài đăng đẳng mới tới được mảnh đất mà Thiên Chúa dành riêng cho dân tộc của họ.Chỉ cómột Thiên Chúa biết được điều này mà thôi.  Phải chăng vì như thế nên Thiên Chúa khuyên họ lúc nào cũng nên sẵng sàng, cho họ ăn thịt chiên để có sức và nghị lực, và Ngài vẫn tiếp tục ban thịt cho họ trong suốt cuộc hành trình về miền đất  hứa.  Nếu không có thịt để ăn, chưa chắc gì họ có thể khởi hành được cuộc hành trinh về miền đất “đầy sữa và mật ong” này.Và như thế thì sự giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã khó lòng mà thực hiện được.

 

Giống như dân Do Thái khi xưa, ngày hôm nay chúng mình cũng cần phải có sức mạnh và nghị lực cho cuộc hành trình dài trên đương thế để về miền đất hứu là nhà Cha, là Thiên Quốc nước Trời.  Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã nuôi dưỡng, chúng mình bằng nguồn sức mạnh cần thiết  qua Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu trong bí Tích Thánh Thể.  Thiên Chúa biết chắc chắn rằng chúng mình sẽ bị thế lực của thế gian và ma qủi cám dỗ, lôi khéo để chúng mình sẽ không thể nào về đến Thiên Quốc được, nếu Thiên Chúa không trợ giúp chúng mình bằng thứ bánh mầu nhiệm chính là “Thịt và Máu Thánh”  của con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô.

 

Phúc Âm thuật lại cho chúng mình biết nỗi niềm ao ước được ăn lễ vượt qua với các tông đồ của Chúa Giêsu như thế nào khi Ngài nói: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa." (Luca 22:15-16) Trong bữa tiệc ly bí tích Thánh Thể cũng được thiết lập khi Chúa Giêsu phán: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy."Tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em…” (Luca 22:19-20)

 

Do đó, bữa tiệc ly đã trở thành nền tảng quan trọng nhất của đạo Công Giáo, đó là Bí Tích Thánh Thể.  Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghĩa của buổi tiệc ly này.Nó không còn là một bữa tiệc thuần túy để tưởng niệm lễ vượt qua nữa, mà nó đã trở thành một cái gì đó rất quan trọng và trân quý đối với chúng mình.Bánh không còn là bánh không men nhưng đó chính là “này là Mình Thầyhiến tế vì anh em.” (Luca 22:19)  Rượu dùng trong bữa tiệc cũng không còn là để tưởng nhớ đến giao ước cũ nữa, nhưng nó đã biến thành một giao ước mới, một tương quan mới với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô làm trung gian "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Luca 22:19)Có thể nói, trong bữa ăn tối vào đêm hôm đó trước khi hoàn tất sứ mạng cứu rỗi, Chúa Giêsu đã muốn cho các môn đệ biết đến một tâm tình, một hành động của “yêu đến cùng” là như thế nào với thân thể của Ngài sẽ được bẻ ra như những tấm bánh, và máu của Ngài cũng sẽ được tuôn đổ ra như những chén rượu. 

 

Cái tâm tình “yêu đến cùng” này của Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan diễn tả qua việc tự hạ mình cúi xuống phục vụ rửa những đôi chân đang dính đầy bụi cátcủa vùng Trung-Đông, cho từng người môn đệ mà Ngài hằng yêu mến trong suốt ba năm trời sống chung với họ. Chúa Giêsu đã để lại cho chúng mình một lối sống, một cách phụcvụ Thiên Chúa rất khiêm tốn qua những anh chị em chung quanh hơn là chỉ để lại một nghi thức để cử hành.

 

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn thiết tha kêu mời mỗi người chúng mình hãy yêu theo cách thức yêu của Ngài khi linh mụcđọc trong thánh lễ “các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”Mỗi ngươi chúng mình có ý thức được lời mọi này không?  Chúng mình có can đảm để dám sống cái tâm tình “yêu đến cùng”như người Thầy yêu quý mà chúng mình đã tin và đangtheo hay không?  Nhưng bằng cách nào để sống tâm tình này đây!?  Thưa bằng cách là hãy khiêm hạcúi xuống “rửa chân” phục vụ những người chung quanh như: vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em, v.v…  Chúng mình sẽ cảm thấy như thế nào và ra sao: vui, buồn, ngại ngùng, xấu hổ, v.v… khi chúng mình dám sẵn sàng “cúi xuống” để rửa chân cho người thân trong gia đình?  Hành động này nói với  chúng mình điều gì? Hãy tâm tình với Thầy Giêsu những gì đánh động trong lòng chúng mình khi tham dự thánh lễ “rửa chân” chiều ngày thứ năm tuần Thánh.

Đối với người Công Giáo, chiều thứ Năm Tuần Thánh là khởi điểm bắt đầu bước vào Tam Nhật Vượt Qua.Các nhà thờ Công Giáo ở khắp thế giới sẽ có đầy các tín hữu quy tụ lại đế sống lại những giây phút cuối đời của Chúa Giêsu.Còn cách nào tốt đẹp hơn đế sống những giây phút Thánh này bằng cách là ôm ấp, cảm tạ và đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, ngõ hầu chúng mình có đủ nghị lực để có thể tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế để tiến bước về nhà Cha, là quê hương Nước Trời.

Do đó trong Thánh Lễ rửa chân tối thứ Năm Tuần Thánh, chúng mình hãy gợi nhớ lại những việc mà Chúa Giêsu đã làm cho từng người chúng mình trong đời sống của những năm qua.  Nhưng còn hơn thế nữa, chúng mình hãy rước Mình và Máu Thánh Chúa với một tâm tình tri ân, và luôn ý thức rằng Chúa Giêsu luôn đồng hành với mỗi người chúng mình trong cuộc sống hàng ngày.Bí Tích Thánh Thể sẽ làm cho đời sống tâm linh của chúng mình mỗi ngày một lớn mạnh, ngõ hầu chúng mình luôn làm những việc lành tốt đẹp cho Thiên Chúa qua tha nhân.Với tâm tình này, chúng mình hãy dành một vài phút thinh lặng để thấm nhần lời cầu nguyện Thánh Thể của cha Galot, trong tập sách cầu nguyện Rabbouni của linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên.

-----

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con một tâm hồn
theo hình ảnh Tấm Bánh Thánh

Một tâm hồn trong trắng,
cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn
để luôn xứng đáng với Chúa.

Một tâm hồn khiêm hạ
tìm chiếm chỗ nhỏ bé,
nhưng luôn luôn muốn bày tỏ
một tình yêu lớn lao.

Một tâm hồn đơn sơ,
không biết đến những phức tạp của ích kỷ,
và tìm hiến dâng mà không đòi lại.

Một tâm hồn lặng lẽ,
hạnh phúc khi thấy sự quảng đại của mình
không được người khác biết đến.

Một tâm hồn nghèo khó,
chỉ làm giàu cho mình
nhờ chiếm được chính Chúa.

Một tâm hồn luôn hướng về tha nhân,
quan tâm đến những nhu cầu và ước muốn của họ.

Một tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa,
và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa.

(LM Galot)

-----

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!