Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
HIỆP NHẤT TRONG TÌNH YÊU - "ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC HOÀN TOÀN NÊN MỘT"

 

 

Chúa Nhật Thứ Bảy Mùa Phục Sinh

 

Mỗi năm cứ vào Chúa Nhật thứ bảy mùa Phục Sinh sau lễ Chúa Thăng Thiên, thì Giáo Hội  cho chúng ta nghe chương thứ mười bảy của bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17, 20-26); với mục đích là cho chúng ta hiểu việc Chúa Giêsu về trời với một chiều kích khác với những gì đã được diễn tả trong Phúc Âm của Thánh Luca về việc này. (Lc 24, 46-53)

 

Bài Phúc âm cho chúng ta biết về sứ điệp tạm biệt của Chúa Giêsu với các môn đệ.  Thánh sử Gioan nói cho chúng ta biết về những lo âu, bận tâm của một người khi phải chia tay với những lời thân yêu của mình, được diễn tả qua lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho những môn đệ hiện tại, cũng như cho những môn đệ tương lai là mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô đã phó thác chính Ngài cho Thiên Chúa Cha và bày tỏ nỗi lo âu và săn sóc của Ngài dành cho các môn đệ.

 

Trong bài Phúc Âm, chúng ta nghe Chúa Giêsu cầu xin cho sự hiệp nhất giữa Ngài và Thiên Chúa Cha được lan rộng tới tất cả mọi người là những ai tin vào Ngài.   Ngày hôm nay Đức  Giêsu Kitô vẫn đang tiếp tục cầu nguyện sư hiệp nhất này, cho các môn đệ của ngài là mỗi chúng ta trở nên một với nhau, với Ngài và với Thiên Chúa Cha khi Ngài nói rằng, “Con cầu xin không chỉ riêng cho chúng, nhưng cũng cầu xin cho những người sẽ tin vào Con qua những lời nói của chúng, để họ cũng trở nên một, như Cha, Thiên Chúa Cha, là một trong Con và Con trong Cha, rằng chớ gì họ sẽ trở nên một trong chúng ta, rằng thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Gioan 17, 20-21).  Đoạn Phúc Âm này cũng nhắc nhở chúng ta rằng Đức Giêsu Kitô là nguồn của sự hiệp nhất của Kitô Giáo.  Qua Ngài, chúng ta hiệp nhất với nhau như anh chị em trong Chúa Kitô, và với Thiên Chúa Cha của chúng ta.

 

Trong một bài giảng lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng, “Chúa Giêsu cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha chí thánh, Con không chỉ cầu nguyện cho chúng, nhưng cũng cầu nguyện cho những ai sẽ tin vào Con qua lời của chúng, để chúng có thể trở nên một.’ Đâu là cái giá mà Chúa Giêsu đã phải trả cho sự hiệp nhất của chúng ta? Tại sao cái giá quá cao vậy? Có phải đó là một thử thách không? Tại sao thế? Sự hiệp nhất có đến với ơn thánh không?”

Khi cầu nguyện, “Lạy Cha, chớ gì chúng nên một,” thật sự Chúa Giêsu Kitô đã thấy trước những vấn nạn và thử thách của thế giới mà chúng ta đang sống ngày hôm nay. Chúa Giêsu đã nghĩ đến mỗi người chúng ta và Ngài biết chúng ta cần đến ơn của Thiên Chúa như thế nào để đối diện và chống lại những cám đỗ ngõ hầu có thể  sống hiệp nhất trong tình yêu để xây dựng một gia đình và cộng đoàn lành mạnh, vui vẻ.   Có một kẻ thù luôn luôn đe dọa sự hiệp nhất và bình an trong gia đình và cộng đoàn của chúng ta. Nếu chúng ta để cho sự ích kỷ chạy tự do thoải mái trong lối sống và suy nghĩ của mình thì chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào cạm bẫy của kẻ thù.

 

Gia đình và công đoàn Kitô giáo của chúng ta đã là một chỗ sống, làm việc, và sinh hoạt  vui vẻ lành mạnh. Tuy nhiên,  những môi trưởng này có thể sẽ từ thay đổi bởi thói quen lập đi lập lại, nhàm chán, mệt mỏi, tranh chấp, ghen tương, những lý do kinh tế, thất nghiệp, ma túy, rượu chè, v.v.... Những vấn nạn này, cuối cùng, sẽ làm cho con người ta chỉ muốn sống trong không gian riêng rẽ của họ. Thái độ này chắc chắn sẽ tàn phá giấc mơ và hi vọng của Thiên Chúa cho con cái của Ngài.

 

Hiệp nhất trong tình yêu có nghĩa gi?  Thưa là gần gũi với người ta yêu và cùng làm việc. Cùng hiện diện bên nhau khi vui khi buồn, khi giàu có hay nghèo nàn, khi khỏe mạnh khi bệnh hoạn, như đã được nhắc đến trong lời hứa hôn nhân Kitô giáo. Điều gì là “của tôi” hay “của anh” bây giờ trở nên “của chúng ta,” như là những dự án của chúng ta, những hành động và trách nhiệm của chúng ta, những hi vọng và ước mơ của chúng ta, những đau khổ và niềm vui của chúng ta. Hãy cầu nguyện để gia đình và cộng đoàn của chúng ta luôn luôn đầy tràn tình liên đới và huynh đệ. Chúng ta cũng cầu xin Chúa ban ơn thánh “từ bỏ” và sự can đảm để chúng ta săn sóc và che chở tình yêu hiệp nhất Chúa dành cho chúng ta.

 

Xin kết thúc bài chia sẻ với lời cầu nguyện trongg tâp sách Rabbouni của cha Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên.

 

Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.

 

Xin cho chúng con đến với nhau
không chút thành kiến,
và tin tưởng vào thiện chí của nhau.

 

Khi cộng tác với nhau,
xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ đó chúng con vượt qua
những tự ái nhỏ nhen,
những tham vọng ích kỷ
và những định kiến cằn cỗi.

 

Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để tìm kiếm chân lý
ở mọi nơi và mọi người,
nhất là nơi những ai khác quan điểm.

 

Lạy Cha,
xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.

 

Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin cho chúng con được triển nở không ngừng
và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.

 

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

 

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!