Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
BA LẦN THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CON NGƯỜI

 

Vì thế, hãy tỉnh thức! Vì các ngươi không biết được ngày nào Chúa của các ngươi sẽ đến.” (Mt 24:42)


 

Hôm nay chúng ta bước vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng.  Trong Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy đánh giá lại mối liên hệ với Chúa Giêsu trong khi chúng ta chuẩn bị mừng sinh nhật của Ngài vào ngày lễ Giáng Sinh.  Một lần nữa chúng ta được mời gọi hướng lòng về Mùa Vọng với cái tâm tình của việc đến với con người qua ba lần của Thiên Chúa đó là: trong qúa khứ, tương lai và hiện tại của Chúa Giêsu Kitô. Lần thứ nhất Thiên Chúa đã đến cách đây hơn 2000 năm; lần cuối cùng Ngài sẽ đến trong tương lai; và Thiên Chúa vẫn đang đến mỗi ngày với tửng người chúng ta trong ân sủng, sự quan phòng, và trong các bí tích. Do đó khi chúng ta tập trung vào ba lần đến này của Thiên Chúa, chắc chắn rằng chúng ta sẽ cảm thấy được một điều gì đó rất mới mẻ, một cái gì đó rất khác biệt trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Khi bắt đầu bước vào Mùa Vọng năm nay, chúng ta hãy chú tâm vào việc thực hành việc tỉnh thức tâm linh. Không phải là vì chúng ta đang ngủ gật, nhưng là vì chúng ta rất dễ bị chi phối và bị lôi kéo bởi những đòi hỏi thường ngày của cuộc sống, nhất là trong thời điểm hiện tại khi mà xã hội nơi chúng ta đang sinh sống, luôn luôn tập cho chúng ta có cái thói quen là muốn cái gì thì phải có kết quả ngay lập tức, chứ chúng ta không thích sự chờ đợi. Do đó, chúng ta sẽ rất dễ bỏ qua điều quan trọng của Mùa Vọng. Có lẽ Chúa Giêsu biết rõ những khó khăn và thử thách của thời đại “@ còng”  này, do đó Ngài lưu ý chúng ta trong bài Phúc Âm rằng, “Vì thế, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết được ngày nào Chúa các ngươi sẽ đến.” Thiên Chúa luôn luôn hiện diện với chúng ta; Chúa Giêsu đến trong nhiều hình thức. Nếu chúng ta không tỉnh thức, chúng ta sẽ bỏ lỡ mọi sự và không ý thức được rằng Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với mỗi người từng ngày trong những lúc vui lẫn khi buồn của đời sống.  Điều gì cần thiết để giúp cho chúng ta tỉnh thức?

Mỗi năm khi Mùa Vọng đến, Giáo Hội mời gọi chúng ta bước vào một không gian yên lặng và kiên nhẫn chờ đợi Thiên Chúa đến trong cuộc đời của nhân loại. Tuy nhiên, trong xã hội nơi chúng ta đang sinh sống luôn làm cho con người ta khó lòng mà có thể nhận ra được rằng là Thiên Chúa lúc nào cũng “đến trong cuộc sống”  của họ. Thêm vào đó là sự mời mọc, êm ái hưởng thụ tiêu xài trong mùa Giáng Sinh của những con buôn, cơ sở thương mại, Những việc này sẽ làm cho chúng ta bị gắn bó với nhiều điều, bị chi phối đến từ nhiều lãnh vực khác nhau như là đi mua sắm quà cáp, tụ tập ăn chơi, thêm vào đó còn có những thiên tai trong thế giới, những đảo lộn chính trị của xã hội, khủng bố, bệnh tật, những mất mát trong đời sống cá nhân, những nghịch cảnh của gia đình hay nơi công sở …v..v..tất cả các điều này không ít thì nhiều chắc chắn sẽ làm thành một làn mây mù che phủ trí tuệ và tim óc, khiến cho chúng ta khó lòng mà sống đời sống của một người Công Giáo “tỉnh thức” như lời của Chúa Giêsu đã nhắc nhở  trong bài Phúc Âm “Vì thế, hãy tỉnh thức!” (Mt 24:42)  Làm sao chúng ta có thể vượt qua được những lối cuốn mời mọc này? Đâu là những thói quen vô ích và nguy hại mà chúng ta được Giáo Hội mời gọi từ bỏ đặc biệt là trong Mùa Vọng này để chuẩn bị cho việc ngự đến của Chúa Giêsu Kitô trong lòng mỗi người? Trong tâm tình Mùa Vọng, chúng ta đang chờ Chúa Giêsu đến trong đời sống của chúng ta với một thái độ như thế nào và ra sao?

Có hai động từ giúp chúng ta chiến đấu chống lại những thử thách khó khăn và cám dỗ  trong đời sống của một người “Công Giáo” nhất là trong Mùa Vọng. Những động từ này là “Canh Thức” và “Hy Vọng.” Đó là những thái độ và lối sống “Công Giáo trưởng thành.” Nó sẽ giúp chúng ta từng giây phút trongcuộc đời. Hai động từ này diễn tả những hành động mà chúng ta có thể xử dụng bất cứ lúc nào ngày cả khi chúng ta lái xe, đi bộ, nấu ăn, hay rửa chén bát, v.v.. Canh thức có nghĩa là chúng ta luôn luôn tỉnh thức như Chúa Giêsu đã lưu ý chúng ta trong Phúc Âm, cũng như “trang bị vũ khí ánh sáng” là điều Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu”. (Roma 13:13) Hy vọng có nghĩa là luôn luôn nhìn về và duy trì tương lai trong tâm trí; làm như thế sẽ luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta rằng những đau thương và khoái lạc của thế gian này chỉ là tạm bợ và qua mau. Điều này giúp cho chúng ta hướng về căn nhà của Cha trên trời với thật nhiều háo hức giống như khi chúng ta mong đợi những món quà mà chúng ta sẽ nhận được trong Ngày lễ Giáng Sinh.

Chúng ta hãy cầu nguyện lời kinh này trong Mùa Vọng năm nay: “Lạy Chúa, xin cho chúng con sự kiên nhẫn và sức mạnh để chú tâm vào Chúa khi chúng con chờ đợi tình yêu cao trọng của Ngài thấm nhuần vào con tim của chúng con. Xin giữ gìn chúng con trung thành với Mùa Vọng để chúng con có thể nhận ra những ‘hy vọng’ đang đến với chúng con là những ân sủng đến từ đôi tay của Ngài. Xin giúp chúng con nhận biết được những phúc lộc của Chúa và những cách thế bất ngờ Ngài dành cho chúng con. Xin chúc phúc cho chúng con trong thời gian Mùa Vọng này khi chúng con mở lòng chờ mong sự hiện diện của Chúa đến với mỗi người chúng con trong Đức Giêsu Kitô là Anh Cả và là Chúa của chúng con.” Amen

 Phó-tế Giuse Nguyễn Xuân Văn


 

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!