Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Đức tin và bình an (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B)
Thấy để tin hay tin để thấy (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
Để nghe tiếng Chúa (Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa muốn mọi người được cứu độ (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình thánh, nơi có tình yêu thương (Lễ Thánh Gia – Năm B)
Lễ Giáng Sinh (Giáng Sinh và Quà Tặng)
Xin vâng để Chúa đến với chúng ta (Chúa nhật IV Mùa Vọng – Năm B)
Nhận ra Chúa trong đời sống hằng ngày (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm B)
Kinh Lạy Nữ Vương
Hãy dọn sẵn con đường của Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm B)
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Được - Mất (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm A)
MỘT VÀI SUY TƯ MỤC VỤ VỀ MÙA PHỤC SINH

 

 

Trước khi đề cập đến những suy tư mục vụ về Mùa Phục Sinh, tưởng chúng ta cần nhớ lại một số nguyên tắc thần học căn bản để giúp ta hiều rõ hơn những thực hành phụng vụ và mục vụ của Mùa Phục Sinh.

1. Khởi điểm : mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô

Mầu nhiệm Phục sinh không phải là phần phụ lục hoặc một tín điều đặc biệt nào đó, mà khởi điểm và là căn bản của đức tin Kitô giáo. Chúng ta không thể là Kitô hữu nếu chúng ta không tin vào sự sống lại của Chúa Kitô ! Thánh Phaolô xác quyết : “Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì lời giảng dạy của chúng tôi là hư vô và đức tin của anh em là mơ hồ » (1 Cr 15, 14).

Mỗi Chúa nhật, Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Kitô phục sinh. Theo Hiến chế về Phụng Vụ Thánh « Sacrosanctum concilium » của Công đồng Vaticano II : Mẹ thánh Giáo Hội ý thức mình có bổn phận cử hành bằng cách tưởng niệm công trình cứu chuộc của Đấng Phu Quân chí thánh vào những ngày được ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày được gọi là Chúa Nhật, Giáo Hội tưởng nhớ việc Chúa Phục sinh, và mỗi năm một lần Giáo Hội còn cử hành mầu nhiệm ấy vô cùng trọng thể vào dịp lễ Chúa Phục sinh, cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.” (số 102)

Như thế, ngoài mỗi Chúa nhật, Giáo Hội còn cử hành Mầu nhiệm Phục sinh “vô cùng trọng thể vào dịp lễ Chúa Phục sinh”. Giáo Lý Giáo Hội Công giáo nói rằng : “Lễ Phục Sinh không chỉ đơn giản là một ngày lễ giữa bao lễ khác : nó chính là ‘Ngày Lễ của các ngày lễ’, ‘Lễ Trọng của các lễ trọng’” (số 1169). Vậy, Phục Sinh là lễ trọng nhất trong năm phụng vụ.

2. Lễ Phục Sinh kéo dài 50 ngày

Một số người nghĩ rằng Mùa Phục Sinh gồm lễ Phục Sinh và hậu Phục Sinh cho tới lễ Hiện Xuống. Không ! Lễ Phục Sinh là một lễ kéo dài năm mươi ngày, tương tự như kỳ nghỉ hè, kỳ nghỉ này dĩ nhiên không kết thúc sau buổi tối của ngày đầu tiên.

Sách « Những quy luật tổng quát về năm phụng vụ » của Giáo Hội tuyên bố : “Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘Đại Chúa nhật’” (số 22) (Đại Chúa nhật là thành ngữ của thánh Athanasiô vào thế kỷ IV).

Niềm vui Phục Sinh của Mùa lễ này được diễn tả trong phụng vụ, trong sách lễ cũng như trong phụng vụ Các Giờ Kinh. Thí dụ :

- Lời nguyện Kinh Sáng của Chúa nhật III Phục Sinh (lời nguyện Kinh Sáng = lời nguyện nhập lễ trong ngày) : “Chúa đã làm cho tâm hồn chúng con tươi trẻ lại, và chan chứa niềm vui…”

- Trong Mùa Phục Sinh, cuối kinh Tiền Tụng, ta đều nghe câu này : “Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng…”

- Cây nến Phục Sinh, biểu tượng Chúa Kitô Phục Sinh, cũng là biểu tượng của niềm vui liên tục này, phải được để suốt năm mươi ngày gần bàn thờ trước mặt các tín hữu và được thắp sáng trong các buổi cử hành phụng vụ.

- Dựa theo truyền thống của Giáo Hội, cuộc cải tổ phụng vụ của Công đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh rằng chính Thiên Chúa đã muốn ngày lễ Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày :

(lời nguyện nhập lễ của thánh lễ vọng Hiện Xuống) :

“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn chúng con dành trọn năm mươi ngày để cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Xin tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần, để các dân tộc trên thế giới, tuy ngôn ngữ bất đồng, được hiệp nhất cùng nhau mà tuyên xưng danh Chúa. Chúng con cầu xin…”.

3. Một vài suy tư mục vụ về Mùa Phục Sinh

Chúng ta phải nhìn nhận rằng có sự tương phản giữa sự hân hoan, phấn khởi của Mùa Phục Sinh với thực tế hiện tại. Hiện nay, trong lãnh vực mục vụ phụng vụ, Mùa Phục Sinh là một thời gian trống rỗng : ta nhấn mạnh quá nhiều đến Mùa Chay, thời gian chuẩn bị lễ Phục Sinh, với đủ loại hình thức : các cuộc tĩnh tâm, hội thảo, học hỏi, các nghi lễ phụng vụ, những nghi thức sám hối, v.v… Nhưng kể từ thứ hai sau Phục Sinh, ta có cảm tưởng rằng lễ Phục Sinh đã kết thúc.

Xin đan cử một vài thí dụ cụ thể :

- Một số nhóm cắm hoa đã đầu tư rất nhiều để làm nổi bật các chủ đề của các Chúa nhật Mùa Chay, nhưng ít khi họ làm điều này với các Chúa nhật Phục Sinh. Đối với Mùa vọng cũng giống như thế. Ta quá bận tâm lo lắng cho việc chuẩn bị, lo cho cái “trước lễ”, nhưng ít hoặc không làm gì nữa cả cho cái “trong mùa lễ”.

- Và rồi sau Chúa nhật Phục Sinh, ta bắt đầu chuẩn bị nhộn nhịp cho rước lễ lần đầu, lễ bao đồng, thêm sức v.v…

- Ở một số quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam, tháng năm là “tháng hoa Mẹ” có vai trò rất quan trọng trong các cuộc cử hành phụng vụ của tín hữu Việt Nam. Các giáo xứ, đoàn thể thi nhau dâng hoa mừng kính Đức Mẹ, đua nhau làm những kiệu hoa rực rỡ, đầu tư trang phục, hình thức bên ngoài sao cho hoành tráng. Một số gia đình đi lễ với mục đích duy nhất là xem dâng hoa Đức Mẹ ! Với một tinh thần như thế, liệu người công giáo còn quan tâm đến điều cốt yếu và quan trọng nhất của thời gian sống ân sủng Mùa Phục Sinh?

Như vậy, ta thấy rõ sự cần thiết phải trở về với tinh thần của Mùa Phục Sinh như Giáo Hội mong muốn. Việc đầu tiên phải thực hiện là dành cho lễ Phục Sinh một vị trí ưu tiên : không một lễ nào, dù là rước lễ lần đầu hay lễ bao đồng, dù lễ mừng Đức Mẹ hay các thánh, có thể thay thế sự long trọng của năm mươi ngày mừng lễ Phục Sinh.

Ngoài ra, mọi lễ trong năm phụng vụ (lễ Giáng Sinh, lễ Hiển Linh, lễ Lên Trời, lễ Hiện Xuống…) không được tách rời thành những yếu tố độc lập với nhau, mà phải được đặt trong tương quan với lễ Phục Sinh là trung tâm điểm của năm phụng vụ. Nói cách khác, tầm quan trọng của các lễ này là do sự liên hệ mật thiết của chúng với mầu nhiệm Phục Sinh, và chính mầu nhiệm Phục Sinh phải là yếu tố linh động hoá tất cả các lễ này từ bên trong.

Ước mong mỗi Kitô hữu sống tinh thần trở về Nguồn, về trung tâm điểm của mọi cử hành phụng vụ là Mùa Phục Sinh để được kín múc nguồn mạch ân sủng Chúa dành cho ta qua Mầu nhiệm Phục Sinh của Con Thiên Chúa.

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!