Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
NGƯỜI CON CẢ LÀ CHÚNG TA

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật IV Mùa Chay năm C 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.
 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/36GrKpN


Đã nhiều lần chúng ta nghe về người con hoang đàng, về người cha nhân từ. Hôm nay chúng ta để mắt tới người con cả trong dụ ngôn nổi tiếng của Chúa Giêsu mà chỉ một mình thánh Luca ghi lại, với 2 câu hỏi: (1) Tại sao lại để mắt tới người con cả? (2) Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ, thái độ như người con cả này?

1. Tại sao lại để mắt tới người con cả?

- Vì mỗi người chúng ta có dáng dấp giống anh ta. Anh ta đi làm về, nghe trong nhà đàn ca múa hát. Anh khoát tay dò hỏi một đứa ở, nó cho biết cha của anh đang bày tiệc mừng đứa con đi hoang mới về. Anh nổi giận, không thèm vào nhà. Người cha phải ra tận nơi để dỗ dành anh ta. Anh phân phô hơn thiệt –rất có lý- khiến người cha đứng nghe từ đầu đến cuối (khác người con thứ không cho nói…): “Đã bao năm, con ở với cha, chẳng trái lệnh cha điều nào. Thế mà có bao giờ cha thí cho con một con dê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn đâu? Vậy mà khi cái thằng con của cha kia đã ngốn hết gia tài của cha cùng với gái làng chơi, thì nay trở về cha lại làm thịt bò tơ béo để ăn mừng nó!” Lập luận lý lẽ của người con cả này không xa lạ gì với chúng ta lắm đâu –nếu một ngày nào chúng ta nhận ra rằng Chúa cũng cứu, cũng cho vào thiên đàng những người chưa theo đạo, hoặc những người theo đạo mà chẳng lễ lạy gì, hay tệ hơn nữa, như lời Chúa nói: ”Tôi nói thật cho các ông: những người thu thuế, tội lỗi, đĩ điếm, sẽ vào Nước Trời trước các ông”. (coi chừng chúng ta cũng nổi điên lên).

Chúng ta, những người đạo gốc –đi lễ hàng ngày, hoặc ít ra cũng giữ lễ Chúa Nhật, giữ trọn 10 điều luật của Chúa– chịu thương chịu khó dậy sớm đi lễ, tối đến đọc kinh, theo Chúa trọn đạo, vậy mà Chúa thỉnh thoảng cũng cư xử dửng dưng, thử thách này nọ; còn một số kẻ khác ăn no ngủ kỹ, hoặc 10 điều răn thì lỗi cả chục…, tự do phóng túng…, ấy vậy mà cuối cùng Chúa lại cư xử với họ thật nồng hậu. Cái “ấm ức” làm sao không có được (ở đây tôi không nói họ phải có điều kiện như thế nào thì Chúa mới đoái thương, nhưng mình nghĩ cho dù họ hội đủ điều kiện, thì cùng lắm tha thứ, cho qua là xong – chứ đây lại là tiếp đãi linh đình ra như thể khuyến khích đi hoang!).

Hoạ sĩ thiên tài Rembrandt đã hiểu thật hay ý hướng sâu sắc của bài dụ ngôn hôm nay, nên vẽ bức tranh này như sau: “Người con thứ ở trong bóng tối, đang quì, quay lưng với khán giả, khuôn mặt vùi giấu trong lòng người cha… Còn người cha là một cụ già đáng kính, toả sáng, tuy cặp mắt đã loà vì khóc nhiều. Hai bàn tay run rẩy vẫn đặt tì trên vai chàng trai như để giữ anh ta lại.  Một nhân vật khác –con cả– đứng đó, người nghiêng một bên, nhắm một mắt, tất cả thái độ của anh ta như toát ra lời trách móc người cha yếu đuối, nhu nhược. Mái tóc của anh làm nổi rõ vầng trán hẹp, cặp lông mày nhướng lên, đôi môi mím lại, chẳng đẹp gì… và hai bàn tay co quắp như diễn tả sự nhờm tởm của toàn thân trước cảnh cha già bạc nhược! Còn từ trong bóng tối, Rembrandt vẽ hai người đầy tớ, những nhân vật phụ nhưng dáng vẻ láu cá như đang cố rình xem chuyện gì sẽ xảy ra giữa cha con họ.

Đó, thái độ của chúng ta, -tôi không vơ đũa cẳ nắm-, nhưng hầu như phần đông chúng ta, trong đó có tôi, đều dễ có thái độ như người con cả: khó chịu, tức tối khi Chúa đối xử nhân từ với những người xem ra tội lỗi.

2. Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ và thái độ như người con cả này?

Ngoài câu trả lời căn bản là đừng ganh tị với lòng nhân lành của Chúa -như câu ông chủ trả lời trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho, sau một ngày làm công, ai nấy đều được 1 đồng, khiến người làm từ sáng sớm ghen tức với kẻ chỉ làm được mỗi một giờ! Người chủ nói: “Hay là anh ghen tị với tôi vì tôi xử nhân từ với họ?” Ngoài câu trả lời này, thì dựa theo đoạn đối thoại của hai cha con trong dụ ngôn này: người con cả nói: “Thằng con của cha” (ra điều như chẳng liên hệ gì đến mình) – đáp lại, người cha nói: “Đứa em của con” (ừ, thì dẫu sao nó cũng là em của con) khác với “con của cha”. Làm anh (làm chị) thì phải quảng đại, có đại ca, đại huynh nào mà không rộng lượng với đàn em không? Vậy thì trong mức độ nào đó, chúng ta, những người đạo gốc là đàn anh đàn chị trong đức tin đối với người khác (người chưa Đạo)… hoặc nếu cùng một đức tin, thì ta cũng là đàn anh trong sự trung tín vì ta không đi hoang, ở nhà với cha. Hãy coi họ như là em (đứa em của con) để dễ có quảng đại mừng vui vì đàn em trở về.

Truyện 1001 đêm của Ba Tư có kể lại câu chuyện này: Có hai anh em nhà kia bắt trói được thủ phạm giết chết người cha của mình. Ra toà, thủ phạm thú nhận tội lỗi, nên luật "mắt đền mắt, mạng đền mạng" được áp dụng. Nhưng trước khi xử, hắn ta xin ân huệ cuối cùng là được trở về nhà trong 3 ngày để giải quyết một vấn đề liên hệ tới người cháu đã được giao phó cho hắn chăm sóc từ nhỏ. Hắn hứa sau 3 ngày sẽ trở lại để chịu tử hình. Quan toà và dân xem chừng không tin. Thì giữa đám đông có một bàn tay giơ lên: “Tôi xin bảo đảm lời cam kết của tử tội, nếu 3 ngày sau hắn không trở lại thì cứ xử tử tôi thay hắn!” Tên tử tội được tự do 3 ngày để giải quyết việc gia đình. Hết hạn, y… trở lại để chịu tử hình. Trước khi bị hành quyết, y nói lớn: “Tôi đã giải quyết xong việc riêng, giờ đây tôi trở lại chịu tội, tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi, để người ta không nói được rằng chữ trung tín không còn trên mặt đất này nữa.”

Sau lời phát biểu của tử tội, người đàn ông bảo lãnh cũng đứng ra tuyên bố: “Tôi đứng ra bảo lãnh vì tôi không muốn người ta nói rằng lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa.” Nghe hai lời tuyên bố trên, cả đám đông thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi thể hiện những gì là cao quí trong lòng người. Bỗng từ giữa đám đông, hai người con trai của người cha đã bị giết tiến ra thưa với quan toà: “Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không còn nói được rằng: Lòng khoan dung tha thứ không còn có trên mặt đất này nữa.”

Toàn câu chuyện không liên hệ gì lắm tới bài Tin Mừng, nhưng 3 lời tuyên bố của 3 người trong câu chuyện lại gắn chặt với điều chúng ta rút ra từ Tin Mừng. Người con cả (là chúng ta đây) đã có ít ra được chữ “trung tín” (vì ở mãi với cha), nay nếu thêm lòng “quảng đại” nữa, thì sẽ dễ dàng vui mừng đón nhận sự “khoan dung tha thứ” của Người Cha đối với đứa em.

Xin Chúa giúp chúng ta giàu lòng quảng đại để vững tin vào một Thiên Chúa không những toàn năng, mà nhân từ nữa. Kinh Tin Kính mà chúng ta sắp tuyên xưng –một Thiên Chúa là CHA toàn năng, tuy không nói nhân từ, nhưng chữ CHA đã bao gồm lòng nhân từ trong đósuốt cả chiều dài kinh Tin Kính chúng ta tiếp tục tuyên xưng lòng nhân của Chúa đối với con người hèn yếu chúng ta. Amen

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm –

Hẹn gặp lại

     

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!