Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
CÓ MẤY THỨ THẬP GIÁ? (CN 24B)
Sạch – Dơ (CN 22 QN B)
CHỌN LỰA (CN 21B TN)
BỮA ĂN MÀ AI CŨNG THOẢ MÃN (CN 20B)
Hai thứ của ăn đi đường : đường trên đời và đường lên trời (CN 19B)
HAI CỦA ĂN MÀ MỘT HẠNH PHÚC (CN 18B)
BỐN BÀI HỌC từ MỘT BÀI ĐỌC (CN 17B) :
4 CẢNH, 2 HỒI và 3 CHỮ
VÌ SAO CHÚA GIÊSU KHÔNG ĐƯỢC ĐÓN TIẾP TẠI QUÊ HƯƠNG? (CN 14B).
SỢ GÌ VÀ KHÔNG SỢ GÌ?
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN : Ý NGHĨA MỖI ƠN
TÌNH YÊU LÀM ĐIỀU KỲ DIỆU (CN 6B PS)
Ba hình ảnh của mục tử tốt lành (CN 4B Phục Sinh)
Người ta đã lấy xác Chúa, thật không? (CN PHỤC SINH - Lễ Sáng)
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
SỢ GÌ VÀ KHÔNG SỢ GÌ?

   

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XII Thường Niên, năm B 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://youtu.be/nYt3Z1knN8s

 

Cách đây nhiều năm, cũng vào sáng Chúa Nhật, Chúa Nhật 23-6-1991, khi đi lễ sớm người ta chưa cảm thấy gì, nhưng khi lễ xong ra về, trời đã sáng, người này nhìn người kia, chê nhau ăn mặc dơ bẩn, áo dính đầy bụi, đầu dính đầy tơ. Vì chưa bao giờ thấy vậy, nên không ai đoán ra là gì. Sau này mới hiểu đó là tro của núi lửa Pinatubo ở Philippines vừa mới phun lại sau gần 600 năm ngừng nghỉ. Núi lửa này phun nham thạch tro nóng cao có lúc tới gần 20 cây số. Nếu chỉ có vậy thì chúng ta vẫn chưa cảm thấy gì, vì từ Việt Nam đến Philippines xa tới 2.500 cây số. Nhưng tro của núi lửa Pinatubo đã tới Việt Nam được (rải suốt từ Đà Nẵng cho tới Cà Mau), là vì có cơn bão Yunga hình thành ở Phi với cấp gió 13, 14, đến Việt Nam còn cấp 5, cấp 6. Vả lại vì Yunga là cơn bão tầng cao nên ta không thấy gió nhiều, chỉ cảm thấy hậu quả của nó là lớp tro phủ đầy hoa lá mái nhà, áo quần mái tóc. 



Bão tầng cao mang tro từ xa tới. Bão tầng thấp giật đổ nhà cửa, và trong bài Phúc âm hôm nay, bão làm mặt biển hồ nổi sóng. “Bỗng nổi lên một trận cuồng phong, sóng ập vào thuyền đến nỗi thuyền gần đầy nước. Nhưng Chúa Giêsu nằm ở đằng lái, nên các môn đệ phải đánh thức Ngài dậy và nói: “Chết đến nơi mà Thầy ngủ được sao?”. Chúa Giêsu thức dậy ngăm đe gió bão và biển đã lặng như tờ.

Đây không chỉ thuần tuý thuật lại một phép lạ: dẹp yên sóng gió. Nhưng còn là một bài học dựa vào câu nói cuối trình thuật: “Sao sợ hãi thế?”. “Không có lòng tin sao?”.



Câu nói khích này của Chúa có thể diễn lại thành câu khích lệ như sau: “Đừng sợ, Anh em đừng sợ!”.

Vậy chúng ta đừng sợ gì? Và chúng ta nên sợ gì? Đó là 2 điểm chúng ta cùng suy nghĩ.

 

1. Chúng ta đừng sợ gì?

Trả lời câu này không khó. Biển là thế gian. Con thuyền là Giáo Hội. Con thuyền ở trên biển tất có lúc gặp sóng gió, bão táp. Nhưng có những cơn bão thấy rõ lắm: bão bách hại, bão cấm đạo. Ở Roma xa xưa, ở Đại Hàn, ở Nhật Bản và trên chính quê hương ta, Việt Nam.

Cũng có những cơn bão không thấy rõ (như bão Yunga ta vừa kể) nhưng không phải không gây hậu quả. Bão Yunga đã khiến chúng ta mịt mù trong tro, ở Saigòn thì khi mưa xuống nước trắng đục như vôi uống không được.

Giáo hội trong quá khứ lẫn hiện nay cũng có những cơn bão không thấy gió mạnh, nhưng di hại không nhỏ, đó là các triết thuyết, trào lưu hiện sinh, giáo phái… làm cho người ta từ từ lìa xa Giáo hội.



Nhưng đừng sợ, Giáo Hội vẫn đứng vững.

Trong quá khứ, Giáo Hội cũng đã từng gặp những cơn bão chưa đến nỗi “táp”, nhưng cũng “gặm”, “cắn” Giáo Hội đau lắm. Ta chỉ kể tên đây mà không đi sâu vào. Bão “sa đoạ trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội,” bão “kết cấu quá đáng với thế quyền,” bão “chểnh mảng việc trau dồi đức tin,” bão “nội bộ Giáo Hội bị xâu xé”… (mô tả từng cơn bão cũng dài lắm!) Ta chỉ cần nhớ, đừng sợ! Dù quyền lực âm phủ cũng không thắng nổi, không làm chìm được con thuyền Giáo Hội đâu.

Có một câu chuỵện cổ điển, giáo khoa, người ta vẫn thường kể khi bàn về việc này là: Lúc đức cha Phaolô Hoà đang còn là một sinh viên học nhạc tại Roma, vẫn thường được giáo sư hướng dẫn đi thăm các nhà thờ. Một trong những nơi phải thăm đó là Đại Vương Cung Thánh Đường Phêrô. Sinh viên ca nhạc thì đến giờ nào? Thưa giờ Kinh Chiều. Tại các nhà thờ lớn có kinh sĩ tức là những giáo sĩ sống chung với nhau và đọc hát kinh chung. Các kinh sĩ hát kinh chiều: kinh sĩ thì già cả, lại ít oi trong khi Vương Cung Thánh Đường thì rộng lớn và uy nghi. Chứng kiến cảnh trái ngược này, nhiều người buông câu than: Hát như vậy thì nhà thờ sập mất! Sập không phải vì hát to vang rung nhà thờ rồi sập, nhưng sập tức là tàn lụi, tiếng hát không tương xứng với nhà thờ.

Nhưng mà, nếu hát Kinh Chiều như vậy mà nhà thờ vẫn đứng vững thế kỷ này qua thế kỷ kia, thì chứng tỏ nhà thờ đứng vững không phải do tiếng hát của Kinh sĩ đoàn, nhưng do một cái gì cao hơn: tức là do Chúa.



Anh em hãy tin vào Thầy. Đừng sợ. Thầy đã thắng thế gian. Nếu trong lịch sử Giáo Hội có những người lãnh đạo bê trễ, gương mù; có những tín hữu phá hoại đạo Chúa, mà đạo và Giáo Hội vẫn vững, thì chứng tỏ có Chúa ở đàng lái thuyền. Đừng sợ.


 

2. Nhưng chúng ta nên và phải sợ gì?

Giáo Hội sẽ đứng vững, nhưng mỗi người chúng ta có đứng vững hay không, đó là điều chúng ta phải sợ, hay nói cách khác, giữa bão táp trần gian, con thuyền Giáo Hội sẽ không chìm, dứt khoát không chìm vì có Chúa, nhưng chúng ta có thể chìm vì chúng ta không bám vào thuyền, vào Giáo Hội.

Có nhiều cái lôi kéo chúng ta nhảy ra khỏi thuyền:

- tiền bạc (lo kiếm tiền mà quên tìm kiếm Chúa);

- danh vọng (lo danh vọng, chức tước, ghế ngồi mà quên mất chỗ ngồi cần có trong nhà thờ);

- lạc thú (lo tìm thú vui thế gian mà quên cái “thú” đi nhà thờ)…

Nhưng có một cơn bão mà mình không biết là bão (như bão Yunga), đang lôi kéo ta bỏ thuyền nhảy xuống biển. Cơn bão này có người mới nghe lần đầu, có người đã nghe đâu đó rồi, có người nghe thì hiểu là bão gì, có người nghe mà chẳng biết nó muốn nói gì. Cơn bão này trong Tông Huấn về người Kitô hữu giáo dân… đã được ĐTC Gioan Phaolô II nhắc tên. Bão “Giải thiêng,” “khử thiêng” “duy thế tục,” tức là thái độ dửng dưng với tôn giáo. Có Chúa có Mẹ hay không chẳng quan trọng, đó là thái độ đóng kín Đạo ở lòng nhà thờ mà thôi. Ngoài nhà thờ không là Đạo nữa, Đạo không ở trong cuộc sống, ông linh mục chỉ được nói trong nhà thờ. Ngoài nhà thờ, xin ông câm cho.



Vậy mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra thông điệp về môi sinh Laudato Si’: hãy gìn giữ căn nhà chung là trái đất, chẳng có vẻ đạo đức tín lý nào. Ngài cảnh báo, đang có cơn bão tầng cao như bão Yunga mà ta không thấy, là bão huỷ hoại môi trường sống. Vất một bịch rác ra đường có là gì đâu, mở nhạc thật to, cãi nhau thật bự có là gì đâu! Ô nhiễm môi trường sống đó! Và đối với ĐGH Phanxicô, đó là tội, chứ không là lỗi không đâu. Người ta qui định để rác ra đường sau 7g tối, để 8g xe rác đi hốt sạch. Ai đó 2g chiều đã đưa ra, tệ hơn là sáng sớm đi làm chở theo bao rác đặt ngay lề đường, như thế là suốt ngày trời, ông đi qua bà đi lại ngửi rác hôi. Đó là tội, chứ không phải là lỗi. Phải xưng tội, vì phạm đến Mẹ Đất, là môi trường sống của con người.

Khi Đạo chỉ ở trong lòng nhà thờ, thì ngoài đường, Đạo đừng xía vô! Nói cách khác, không mang Đạo vào đời sống hằng ngày là một cách nào đó ta lìa xa Đạo, lìa xa Giáo Hội… và như thế là lìa khỏi thuyền.



Đó là điều chúng ta phải sợ. Sợ lìa, sợ mất, - không phải đùng một cái đâu, nhưng dần dần mất niềm tin nơi Giáo Hội, nơi Chúa.

Chính Chúa là Đấng đã nói: “Đừng sợ, Thầy đã thắng thế gian.” Cũng chính Ngài nói câu: “Khi Con Người trở lại, liệu còn thấy niềm tin trên trái đất nữa không.” Thuyền là Giáo Hội còn đó, nhưng trên thuyền, sợ không biết còn chúng ta không. Chúng ta phải biết sợ, bởi vì như lời sách thánh: Sợ là bắt đầu của khôn ngoan, “Kính sợ là đầu mối khôn ngoan” vậy. Amen

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm – 

Hẹn gặp lại

 

     

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!