Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Bài Viết Của
Lm. Jos Đồng Đăng
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO
HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI
NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

 


DALE T. IRVIN

Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô hình cho tất cả những gì mà Ki-tô giáo rao giảng về niềm tin và việc hành đạo. Đây không phải là một ví dụ đầu tiên, một luận cứ trừu tượng hay một vấn nạn thần học, nhưng là một lối diễn tả về Thiên Chúa là ai và Ngài hiện hữu như thế nào. Đối với đại đa số các Ki-tô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể.[1] Căn tính Ki-tô giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Ki-tô hữu trên thế giới thực sự đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ gia nhập cộng đoàn Ki-tô hữu, là Giáo hội.[2] Trong việc thờ phượng, phần đa các Ki-tô hữu cầu nguyện cùng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hoặc cùng Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Thánh Thần.

Giáo lý về Chúa Ba Ngôi nổi lên khi các nhà thần học của các thế kỷ đầu tìm kiếm để phản ánh kinh nghiệm và cách diễn tả về Ba Ngôi vị thần linh – Một Chúa trong đời sống và trong phượng tự. Đặc biệt, việc thờ phượng đóng một vai trò quan trọng trong suốt các thời kỳ minh định căn tính Ki-tô giáo, bởi lẽ, đó là công việc chính mà cộng đoàn Ki-tô hữu như một toàn thể dâng lên Thiên Chúa. Việc thờ phượng của các Ki-tô hữu không chỉ đưa ra cách diễn tả về mầu nhiệm Ba Ngôi. Ở một mức độ nào đó, nó phản ánh mầu nhiệm này trong cách thức thể hiện, và trong phương cách mà nó trở nên mô mẫu cho nhiều người trở nên một với nhau. Trọng tâm của việc thờ phượng là việc cử hành kinh nghiệm hiệp thông một cách hân hoan. Trải qua nhiều thế kỷ, thần học về Chúa Ba Ngôi đã và đang được nở rộ, bổ sung và làm sáng rõ hơn nữa nhờ các trải nghiệm và cách diễn tả liên tục về mối hiệp thông với Thiên Chúa trong các bối cảnh luôn luôn mới. Không còn danh xưng nào phù hợp hơn để nói về Ba Ngôi; đó chính là hiệp thông.[3]

Đời sống và việc thờ phượng của người Ki-tô hữu có từ thời kỳ khởi đầu và trong mọi khía cạnh của truyền thống, nó được hình thành trong đời sống và sứ vụ của Chúa Giê-su tại Na-za-rét, như đã được chứng thực bởi những môn đệ đầu tiên theo Người. Đây là một cộng đoàn đầy tình hiệp thông, mà trước hết và trên hết là hiệp thông với Đấng mà Chúa Giê-su đã gọi là Cha (Abba trong tiếng Aram), và hiệp thông với tha nhân, bao gồm những  người nghèo, những người vô gia cư và các môn đệ của Chúa Giê-su. Kinh Thánh Tân Ước là nguồn thông tin căn bản và có thẩm quyền về Chúa Giê-su thành Na-za-rét và các môn đệ đầu tiên của Người, và vì thế cũng là nguồn thông tin về Chúa Ba Ngôi. Trong khi hạn từ “Ba Ngôi” không xuất hiện trong Kinh Thánh Tân Ước thì kinh nghiệm về Thiên Chúa hiệp thông mà Kinh Thánh nhắc tới lại xuất hiện khắp nơi trên những trang này.  

Trọng tâm của mối hiệp thông này chính là Chúa Giê-su, Người được gọi là Người Con duy nhất được sinh ra; Đấng mà Chúa Giê-su gọi là Cha; và Thần Khí đến từ Chúa Cha và đậu trên Người, đã tăng sức mạnh, và phục sinh Người từ cõi chết. Không có quyển sách nào trong Tân Ước lại không chứa đựng một sự chắc chắn tuyệt đối rằng Đấng mà Chúa Giê-su rao giảng, đồng thời là Đấng mà Chúa Giê-su cầu nguyện với là Thiên Chúa của Ít-ra-en, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp. Kinh Thánh Tân Ước vừa công nhận vừa tuyên bố rằng căn tính của Đấng là Thiên Chúa đó gắn kết mật thiết với lịch sử của dân Ít-ra-en.[4] Theo cách hiểu của các tác giả tông đồ, Chúa Giê-su không phải là Đấng đến để thay đổi lịch sử nhưng nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Ngài mở rộng nó theo một hướng mới bằng cách mạc khải những điều vốn được ẩn dấu từ lâu, cụ thể là làm thế nào mà dân ngoại lại có thể được thông dự vào mối hiệp thông này. Đây là một điểm quan trọng cần lưu ý, bởi lẽ, Tân Ước dựa trên lời chứng hơn là những yếu tố của đời sống chính trị – xã hội vốn bắt nguồn từ Kinh Thánh Do-thái đề cập đến thánh luật của Thiên Chúa và sự chiến thắng chung cuộc trong lịch sử.[5]

Đối với các môn đệ của Ngài, Chúa Giê-su đã mạc khải theo một cách thức mới về Đấng vốn không được nhìn thấy đời đời lại đang hành động bằng sức mạnh của Thần Khí ngự trên Ngài. Sự hiệp thông giữa Ngài và Chúa Cha, điều mà Kinh Thánh làm chứng, đã trở nên một sự đảm bảo chắc chắn cho các Ki-tô hữu về Đấng là Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một nhân vật cô độc nhưng là Đấng từ đời đời đã hiện hữu trong sự hiệp thông, Tin Mừng theo thánh Gio-an đã tường thuật về điều này một cách đặc biệt. Qua các trang Tin Mừng, một người có thể thoáng thấy được sự hiệp thông của Chúa Con với Chúa Cha, trong và qua Thánh Thần, thậm chí như là sự viên mãn của sự hiệp thông mà nó còn là một điều huyền nhiệm đối với sự hiểu biết của con người. Đời sống nội tại trong sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần siêu việt hoá các hoàn cảnh và điều kiện lịch sử mà nó xuất hiện, nhưng nó không triệt tiêu chúng.

Khả năng mà con người có trong bản chất thụ tạo của mình, không chỉ để tin vào Đấng làm siêu thăng sự hiểu biết của họ, nhưng còn để trải nghiệm một điều gì đó của sự hiệp thông siêu việt được mạc khải, chính điều đó có thể thêm vào sự hiện hữu của họ một phản ánh về hình ảnh hay bản tính của Thiên Chúa, Đấng tác tạo nên họ.[6] Được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa là con người được dựng nên để sống hiệp thông. Như Thomas Hopko đã nói:

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, không phải để trở nên những cá thể riêng biệt trong mối liên hệ với tha nhân theo cách thức bề ngoài. Con người cũng không phải được dựng nên để hiện hữu giống như một “tập hợp” mà chẳng cần “chỗ đứng” mang tính cá vị hay toàn vẹn. Con người giống Tạo Hoá, được dựng nên là những nhân vị trong cộng đoàn, là những hữu thể đặc biệt trong sự toàn vẹn về bản tính, được kêu gọi để trở nên hoàn bị – và theo Giáo phụ Gregory Nyssa, một sự hiệp nhất trong hiện hữu và hành động trong sự toàn vẹn của các nhân đức, mà điều vĩ đại nhất đó chính là tình yêu.[7]

Sự hiệp nhất trong hiện hữu và hành động trong sự toàn vẹn của các nhân đức, biểu lộ như tình bằng hữu hay tình yêu, là một cách thế khác để diễn tả về ơn cứu độ. Cứu độ diễn ra nhờ được kết hợp với đời sống nội tại trong sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Điều đó có nghĩa rằng, con người được trở nên bạn hữu của Thiên Chúa và với tha nhân; được trải nghiệm mối tình hiệp thông trực tiếp với Thiên Chúa và với anh em.[8] Trong các thuật ngữ xã hội, cứu độ có nghĩa là sự kết nối  một cộng đồng được thành lập bởi một sự mạc khải về một thực thể “ba trong một”. Theo một cách nói khác, cứu độ có nghĩa là được nối kết với Giáo hội.

Như vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải từ những trang đầu tiên của Kinh Thánh Tân Ước không phải là một cộng đoàn đóng kín trong các ngôi vị nhưng là một cộng đoàn mở ra với thế giới. Mỗi một cộng đoàn mở theo cách thế này mang dáng dấp cụ thể như là Giáo hội. Về mặt khái niệm, Giáo hội được hiểu là đã đón nhận một lời mời gọi hoàn vũ. Nhân loại như là một toàn thể được mời gọi để cùng hội nhập vào nhau và từ đó tạo nên một cộng đoàn mới hiệp thông thâm sâu với Thiên Chúa, Đấng là Ba Ngôi - Một Chúa. Điều này không  nhằm nói rằng, Giáo hội là nơi duy nhất có sự hiệp thông của Ba Ngôi hay là nơi được trải nghiệm mầu nhiệm hiệp thông này. Chính Chúa Giê-su đã nói rằng :” Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi”. Hơn nữa, Chúa Giê-su đã mời gọi những người đồng thời với Ngài cùng hợp nhất với Ngài trong cùng một niềm hy vọng mong chờ sự xuất hiện và thành toàn điều mà Ngài gọi là “vương quốc của Thiên Chúa”, khi tình yêu và công lý sẽ được nhận ra một cách viên mãn trong lịch sử. Đang khi Giáo hội còn chưa được nhận thấy một cách tròn đầy trong lịch sử này, nó lại là một dấu chỉ cho Vương Quốc mai sau, nơi sẽ được tiếp tục trị vì bởi Thiên Chúa.

Trong lịch sử thần học Ki-tô giáo, đã có một số trường phái tranh luận về sự mạc khải tròn đầy Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo hội và trong Kinh Thánh. Cho đến nay, phần lớn các thần học gia và các Giáo hội đã cho rằng Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải một cách tròn đầy trong Kinh Thánh, trong giáo huấn của Giáo hội cũng như trong các truyền thống thần học. Một số thần học gia, mà tiêu biểu nhất là thánh Augustinô thành Hippo đã biện luận rằng chính các dấu chỉ và các vết tích của Chúa Ba Ngôi (vestigia Trinitatis) có thể được nhận ra trong công trình sáng tạo, đặc biệt nơi con người. Những dấu vết của Chúa Ba Ngôi đã được nhận ra trong công trình tạo dựng là sự phản ánh bản chất Ba Ngôi Một Chúa, Đấng sáng tạo, đồng thời như là dấu của Tạo hoá đã được in hằn trên những kỳ công của Người, tựa như bản tính của một nghệ nhân được bày tỏ nơi tác phẩm của người đó.[9] Một số nhà thần học lại cho rằng, những vết tích của Chúa Ba Ngôi tự chúng là một nguồn cung ứng đầy đủ của mạc khải. Những dấu tích này thường được sử dụng như là những phép loại suy hay ẩn dụ để giúp hiểu về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vốn chỉ được mạc khải một cách tròn đầy trong đời sống của Giáo hội, thông qua những trang Kinh thánh.

Một số nhà thần học khác lại tìm thấy trong các tôn giáo khác nhau những yếu tố của chân lý Thiên Chúa Ba Ngôi hay những phản ánh về đời sống của Ba Ngôi. Chẳng hạn giáo lý nhà Phật có Tam Thân [Chú thích người dịch: đó là Ứng thân, Báo thân và Pháp thân] và tương tự trong Ấn giáo có “ba ngôi” là Brahma, Shiva và Vishnu. Đây là  những ví dụ điển hình cho một khuynh hướng tôn giáo đại đồng hướng về Chân Lý Ba Ngôi.[10] Những nỗ lực đó thực có hiệu quả, tuy nhiên, ngay cả khi ngoài ý muốn, chúng cũng giảm thiểu sự toàn vẹn của các truyền thống tôn giáo khác, đồng thời cũng giản lược kinh nghiệm và những lời dạy của các hình thức tôn giáo thành những mô hình nghèo nàn hơn của chân lý Ki-tô giáo hoàn vũ. Trớ trêu thay, đó lại là những so sánh thần học mà tự chúng không tương thích với mô hình Ba Ngôi. Một mô hình Ba Ngôi khác mà Mark Heim đã biện luận đó là chấp nhận sự đa dạng tôn giáo để chấm dứt và làm tăng bội những dạng thức hiện diện của Thiên Chúa.[11]

Điều này không có ý nói rằng giáo lý về Chúa Ba Ngôi không dính dấp gì tới cuộc sống thường nhật của những môi trường ngoài Giáo hội, hay ngoài vòng hiệp thông của những người đã được rửa tội. Trái lại, giáo lý về Chúa Ba Ngôi có âm hưởng trên toàn thế giới, nhưng những gì đề cập là một thế giới rộng lớn hơn được nối kết với nhau một cách rõ ràng nhờ cuộc sống và chứng tá của một Giáo hội đặc biệt. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn đệ của Ngài hiệp nhất với nhau trong một cộng đồng mới, làm dấu chỉ để Thiên Chúa ngự trị. Làm sao để những người đi theo Chúa Giê-su có thể đối xử với những người trong cộng đoàn của họ và những người sống ở ngoài, đặc biệt với những ai mà Đức Giê-su gọi là “số sót”; đó là dấu chỉ báo trước về giá trị của tình yêu và công lý mà mai ngày sẽ được viên mãn trong sự hiện diện của Chúa.[12] Trải qua các thế kỷ, người Ki-tô hữu đã và đang tiếp tục sống và làm chứng với những gì mà họ cam kết trong cách đối xử với những người đồng đạo và những người ở ngoài Giáo hội theo phẩm cách mà họ được tạo tác theo hình ảnh Chúa Ba Ngôi. Những công việc như vậy sẽ trở nên những nổ lực không mệt mỏi hầu xúc tiến, giúp đỡ những người trong và ngoài Giáo hội trở nên chân thật và yêu thương nhau hơn. Cũng vậy, tất cả mọi nỗ lực để lượng giá mối liên hệ giữa Chúa Ba Ngôi và cộng đồng xã hội cũng như các trải nghiệm chính trị phải ngang quan Giáo hội. Trong mọi trường hợp, những nền đạo đức học về Ba Ngôi là (hoặc sẽ là) những nền đạo đức Giáo hội học.[13]

Ở đây, có một điều cần phải thận trọng là không nên đề cập một cách đơn giản về “Giáo hội” như thể nó là một thực tại thống nhất mang tính cơ chế.  Phong trào Ki-tô giáo từ thời sơ khai đã trở nên tiêu biểu nhờ sự đa dạng đáng kể trong các mô hình văn hoá và thần học về những cung cách thực hành và biểu lộ mang tính cộng đồng. Tuy nhiên,  ngay cả khi chúng ta nói nhiều về “các Giáo hội”, thực tế lại cho thấy rằng đã có đủ sự tương đồng để có thể đưa ra những lời kết luận về Chúa Ba Ngôi và đời sống xã hội ngay trong lòng Giáo hội.

Để bắt đầu, cho dù đặc tính thần học và văn hoá của họ thế nào đi chăng nữa, tất cả các Giáo hội đều trải qua các thời kỳ như đã được đề cập ở trên và được hình thành chủ yếu dựa trên những thực hành đạo đức và việc thờ phượng. Trong việc thờ phượng diễn ra khoảnh khắc cao điểm của sự liên lạc với Thiên Chúa, Đấng là ba Ngôi Vị – một Chúa. Lối tiếp cận những không gian hiệp thông trong phụng vụ như thế dẫn đến những hành vi mang tính nghi lễ, luân lý, tâm lý và thậm chí cả những hành vi thể chất trong việc chuẩn bị thanh tẩy. Lý do là những ai đi vào mối giây hiệp thông với Thiên Chúa cũng phải trở nên giống như Thiên Chúa, là Đấng thánh và “người khác”. Trước sự hiện diện của Thiên Chúa, mỗi ngày sống dường như không phải chỉ có sự tuyệt đối nhưng còn có cả tội lỗi và sự đổ vỡ nữa. Việc làm cho mọi thứ trở nên toàn thể và thánh thiêng là hai mặt của thực tại phức tạp này, từ đó mà ý niệm thiêng liêng ra đời.

Sự trọn vẹn và thánh thiêng thành hình một cách cụ thể trong cách diễn tả của đời sống luân lý, tình yêu và tương quan của Ki-tô giáo. Ở đây mối liên hệ Ba Ngôi giữa việc thờ phượng Ki-tô giáo và đời sống Ki-tô hữu được tôi luyện theo nhiều phương cách ấn tượng đặc biệt. Một ai đó đang mong chờ sự hiện diện của Chúa trên thế giới là đang thể hiện cách sống phù hợp với đặc tính của Thiên Chúa. Để làm được điều đó, người đó phải sống yêu thương và hoà hợp với anh em, vì đây là những thái độ và đặc tính luân lý trọng tâm được diễn tả trong Thiên Chúa. Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đoàn yêu thương và trao ban cho nhau. Mỗi Ngôi vị không chỉ yêu Ngôi vị khác mà còn hành động cho hạnh phúc của các Ngôi vị khác theo một phương cách hữu hiệu. Những người dấn bước vào cộng đoàn hiệp thông của Thiên Chúa thì cũng dấn thân vào những thực hành đạo đức trong yêu thương và tương trợ lẫn nhau, trong Giáo hội cũng như mọi lãnh vực của trần thế. Điều này không nhằm nói rằng tất cả những người được gọi là Ki-tô hữu đều nhận ra những lý tưởng đạo đức này. Có chăng là chỉ một ít người có khả năng đạt được sự tròn đầy về mặt đạo đức khi tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn là một thực tại nằm ngoài tầm nhận thức của con người, về mặt đạo đức học cũng như hữu thể học. Tuy nhiên, trải qua các thời kỳ, sự nhận thức về hầu như mọi ngành của truyền thống Ki-tô giáo đều cho thấy rằng, khi một người càng đi sâu vào mối tương giao thân mật trong đời sống của Chúa Ba Ngôi nhờ Chúa Ki-tô và trong Thánh Thần, cuộc sống người đó càng có cơ hội được phản chiếu bởi những đặc tính này của Thiên Chúa.

Đời sống Giáo hội trải qua các thời kỳ trong sự đa dạng về các dòng thần học, văn hoá hầu như chưa có một tính dân chủ. Các Giáo hội hiếm khi được bình đẳng về cơ cấu và chức năng của họ. Phần lớn các Giáo hội trên thế giới qua các thời kỳ đã và tiếp tục có tính thứ bậc trong cấu trúc.[14] Nhiều người có thể sẽ nói rằng, điều này là do chính trong nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng có thứ bậc, thậm chí còn được hiểu rằng, có thứ bậc để tránh sự lệ thuộc và nô dịch lẫn nhau. Chúa Ba Ngôi vừa Một vừa Nhiều. Vì thế Giáo hội – bất kỳ Giáo hội nào – cũng có đặc tính vừa là một vừa nhiều. Nhưng cái Nhiều của Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là có nhiều lớp lang, thứ tự, vì Ba Ngôi có chung một bản thể. Chúa Cha, theo truyền thống Ki-tô giáo xa xưa, là nguyên nhân đệ nhất  (monarche) hay “nguyên uỷ” của Ba Ngôi. Chúa Con và Chúa Thánh Thần đón nhận thiên tính từ Chúa Cha, sự đón nhận này không phải diễn ra trong thời gian nhưng là tự đời đời. Không phải là thứ bậc về mặt thời gian nhưng chính là cung bậc tình yêu, được bày tỏ một cách cụ thể trong sự vâng phục của Chúa Con đối với thánh ý Chúa Cha, biểu tỏ các mối liên hệ Ba Ngôi trong mô hình này.  

Người ta nghe lặp đi lặp lại các tác phẩm của các thần học gia qua các thời đại về một khẳng định rằng Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là cấp dưới của Chúa Cha. Lý do là bởi vì một sự phụ thuộc như thế sẽ làm suy giảm lời tuyên bố rằng Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng bản thể với Chúa Cha, và vì thế không phải là hai vị thần nhỏ. Tuy nhiên, lý do chính xác là vì Chúa Cha được hiểu là nguồn gốc thần linh, vì thế tất cả mọi đặc tính thần linh, cấp bậc thần linh đều được tìm thấy trong cách hiểu cổ điển về Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Duy Nhất có thể dễ dàng rơi vào tính phụ thuộc. Cách hiểu Thiên Chúa Ba Ngôi như là Ba Ngôi Vị cùng chung chia một bản thể thần linh, từ đó làm siêu việt mỗi ngôi vị, một cách nào đó rơi vào khuynh hướng Hạ Phục Thuyết. Nhưng ngay cả những người khái niệm hoá Thiên Chúa Ba Ngôi theo cách thế đó, thì luận đề Chúa Cha là Đấng không có khởi đầu, Chúa con được sinh ra bởi Chúa Cha, và Chúa Thành Thần được nhiệm xuất bởi Chúa Cha, cũng là nguồn mà họ vay mượn để diễn tả quyền lực và sức mạnh mang tính thứ bậc.

Ba Ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi là phân biệt, mặc dù Ba Ngôi có mối liên hệ với nhau; chính điều đó khẳng quyết về các định nghĩa của đức tin truyền thống. Vậy, Ba Ngôi vị vừa hiệp thông nên một nhưng lại phân biệt nhau, dù Ba Đấng có mối liên hệ với nhau. Hơn nữa, Ba Ngôi đảm nhận các vai trò khác nhau. Bởi vậy trong Giáo hội, có nhiều thứ vai trò nhưng không phải tất cả đều có chung một thứ bậc. Quan hệ hổ tương trong Thiên Chúa Ba Ngôi hầu như không được hiểu theo nghĩa đối xứng. Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Con vâng phục Chúa Cha và tìm kiếm thánh ý Chúa Cha. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần, ngự trên Chúa Con, hoạt động trong sự vâng phục sự sai khiến của Chúa Con. Việc vâng phục một thẩm quyền, ngay cả khi thẩm quyền đó dường như độc đoán, đã là một điểm giáo lý trung tâm của đời sống thiêng liêng của Ki-tô hữu qua bao thế kỷ. Một ai đó vâng phục chính quyền thì như thể là Chúa Ki-tô vâng phục Chúa Cha, nhưng đồng thời, ai nắm giữ quyền bính thì cũng giống như đang đảm nhận trách nhiệm yêu thương và chăm sóc những người được giao cho mình lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong hầu hết các cách diễn đạt về đạo đức học Chúa Ba Ngôi mang tính độc tài nhất thì hệ thống cấp bậc không phải là tiếng nói cuối cùng, rốt cục, thứ bậc và cấp trật không diễn tả được mối tương quan giữa Ba Ngôi Vị. Tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau là tiếng nói cuối cùng. Chúa Con không tôn vinh chính mình nhưng tôn vinh Chúa Cha; và Chúa Thánh Thần cũng không tôn vinh chính Ngài nhưng tôn vinh Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, và sự tôn vinh là chính Thánh Thần. Chúa Con đã trút bỏ chính mình trong tình yêu để vâng phục Chúa Cha, nhưng Chúa Cha cũng sai Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần trong tình yêu. Cuối cùng, Chúa Cha không giữ khư khư địa vị của Ngài nhưng giao vương quốc lại cho Chúa Con, Đấng thừa kế ngai vàng. Tấn kịch liên tục của việc trút bỏ chính mình cho người khác và tôn vinh người khác phác hoạ nên cái thường được gọi là thấm nhập/tương ngụ (perichōrēsi) trong nhau, một hình thức hiện diện trong đó mỗi người cư ngụ trong người khác và mỗi động thái của người này cũng tương tác lên người kia trong tình yêu. Sự hiệp thông của Thiên Chúa cuối trở nên biểu trưng cho tình yêu, công lý, sự tương trợ lẫn nhau và sự hướng tha. Đó là đặc tính của bất kỳ cộng đoàn nào tuyên nhận sự hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi là của mình.[15]

Đặc tính vốn có tính cấp bậc của các lối trình bày truyền thống về Chúa Ba Ngôi đã bị thách thức một cách công khai bởi một ít người trong quá khứ, nhưng con số ấy đã tăng vọt trong thế kỷ cuối cùng. Vấn đề đặt ra là liệu những trình bày mang tính cấp bậc như vậy có mâu thuẩn với các đặc tính trung tâm của tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau. Tính cấp bậc, theo quan điểm này là không rõ ràng, không công bằng và cuối cùng là không phù hợp với lối nhìn của tình yêu và sự tương quan đích thực của Chúa Ba Ngôi. Một loạt thách đố của lối suy nghĩ mang tính cấp bậc đã có xu hướng đặc biệt chú trọng tới sự phản chiếu về Ba Ngôi nơi đời sống tự trao ban của Chúa Giê-su thành Na-za-rét như là nét điển hình cho toàn bộ thực tại thần linh. Họ có khuynh hướng quá chú trọng tới sứ vụ của Chúa Giê-su và tình trạng xã hội thấp kém của Người, về những giới hạn mà Người đảm nhận. Chúa Giê-su đã kêu gọi các môn đệ của Người bắt đầu sống mối tương quan với nhau theo cách để thực hiện một sự bình đẳng triệt để. Sức mạnh của lời kinh Magnificat (Lk 1, 52) đã bị hạ xuống và sự thấp kém được nâng cao, không phải vì thế mà họ có thể thay đổi vị trí lịch sử của họ và tiếp tục một sự bất bình đẳng, nhưng nhờ đó mà họ trở nên bình đẳng và chấp dứt sự bất bình đẳng. Như được nhìn thấy qua cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giê-su, Ba Ngôi Thiên Chúa không có ý làm một mô hình hành động cách mạng đơn giản chỉ là để lội ngược dòng những cấu trúc hiện đại của những kẻ áp bức và những kẻ bị áp bức, nhưng là để kêu gọi một cách thế mới của cơ cấu của sự giải phóng tất cả bằng con đường hoà giải, tương thuộc, công lý và tình yêu.[16]

Một mẫu thức đạo đức học Ba Ngôi không mang tính cấp bậc được thay thế đã được đề xuất trong đời sống của Chúa Thánh Thần, là Đấng trung gian trao ban quyền bính và nâng dậy những sự thấp hèn để vượt qua những sự bất bình đẳng trong lịch sử. Giáo hội là nhà Thiên Chúa, ở đó Thánh Thần Chúa được sai đến bởi Đức Ki-tô phục sinh, vẫn tiếp tục cư ngụ. Trong ngôi nhà này gồm có những người nam và người nữ sống bình đẳng với nhau. Chúa Thánh Thần nâng đỡ vai trò lãnh đạo của những người bẩm sinh vốn không có tài cán gì. Cấu trúc thiên thượng thay thế cấu trúc mang tính cấp trật và cơ chế.[17] Chúa Thánh Thần ngự xuống trên những ai Người muốn và ban ơn cho họ một cách phù hợp. Hoa trái của Chúa Thành thần, theo thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Ga-la-ta là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5, 22-23). Những nhân đức đó đối ngược với sự bất bình đẳng và bất công trong xã hội. Nhờ sự tuôn chảy những nhân đức này mà làm cho xã hội thay đổi.

Những trường phái thần học như thế, những đề tài ẩn kín và phương hại đến Thiên Chúa đã xuất hiện nhiều hơn. Đấng mà Chúa Giê-su đã mạc khải là Cha của Ngài là một mầu nhiệm còn đang ẩn dấu, trong khi Chúa Con lại trở nên dễ bị tổn thương và Chúa Thánh Thần gia tăng sức mạnh cho những ai bị đẩy ra bên lề xã hội, đã bắt đầu với Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng mà Chúa Thánh Thần đã làm cho phục sinh từ cõi chết. Thiên Chúa Ba Ngôi được nối kết ở đây không phải như sức mạnh nhưng như sự bất lực trong lịch sử. Đó là một sự toàn nhập và tương quan, nhấn mạnh đến Ba Ngôi cứu độ hơn là Ba Ngôi nội tại.[18]

Gần với những lời chỉ trích tính phi cấp bậc trong  thần học Ba Ngôi theo truyền thống còn có những trường phái chỉ trích lối trình bày về đời sống của Chúa Ba Ngôi theo truyền thống nặng tính gia trưởng và giới tính. Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần nhưng lại xuất hiện ít ỏi hình tượng Thiên Chúa như người mẹ. Lối ngụ ý trong ngôn ngữ thiên về giới tính, trong bối cảnh văn nói của Tiếng Anh thì ít nhất, Thiên Chúa là đàn ông.[19] Vấn nạn này cách nào đó lại giản lược giới tính xuống bản tính tính dục, vì trong Tiếng Anh, chỉ có những thứ có đời sống tính dục mới được kể là giống. Trong nhiều ngôn ngữ khác, giới tính còn được dùng để chỉ những vật không có đời sống tính dục. Lối giản lược giới tính nam xuống bản tính, tính dục nam trong mối liên hệ tới Thiên Chúa đó là một lối đặc biệt mơ hồ, vì như thế chẳng khác nào nói Thiên Chúa là đàn ông. Một số người khi tranh luận về những phương diện này trong những năm gần đây đã lập luận rằng, giáo lý Ki-tô giáo truyền thống không thực sự cho rằng Thiên Chúa là nam theo bản thể học.[20] Đây là một lập trường mà đa số các thần học gia Ki-tô giáo trong quá khứ cũng như hiện nay bác bỏ một cách minh nhiên. Khi gọi tên Thiên Chúa là “Cha” không có ý nói về bản thể thần linh nhưng đó là nói đến mối tương quan nội tại thần linh. Hơn nữa, trong khi Chúa Giê-su sinh ra là nam, hình ảnh Thiên Chúa được phản chiếu nơi Người, Đấng là Ngôi Lời trong xác phàm; hình ảnh này chỉ bị giảm thiểu khi nó bị giản lược trong bản tính tính dục.

Qua nhiều thế kỷ, đã có nhiều quan điểm về độc giới phỏng theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, nhiều trong số đó được xem như là chính thống. Thật là hữu ích khi đề cập đến vấn đề này trong thời đại hôm  nay. Trong phụng vụ tiên khởi của Xi-ri-a, Chúa Thánh Thần được trình bày là có phái tính nữ. Một số người đã chất vấn về một thực tế lịch sử rằng Chúa Giê-su sinh ra là nam theo sinh học, tuy nhiên cũng có một truyền thống lâu đời cho rằng Đức Ki-tô phục sinh vừa là nam vừa là nữ. Julia thành Norwich ở thế kỷ thứ mười bốn đã viết theo văn mạch này khi đề cập đến Chúa Giê-su như là người mẹ. Công đồng Toledo thứ ba (589) đã nói Chúa Giê-su được sinh ra từ “cung lòng Đức Chúa Cha”. Hình ảnh này thách thức một cách rõ ràng lập trường quy gán căn tính, tính dục độc giới đối với Ngôi vị đầu tiên của Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi quy chiếu một phần hình ảnh này, Jurgen Moltmann đã tập chú đến nhu cầu mở rộng thêm phái tính của Thiên Chúa hầu có thể trình bày về Ngài một cách thích hợp hơn. Bởi thế ông đã viết Thiên Chúa như là một “người mẹ mang phụ tính” và một “người cha mang mẫu tính”.[21]

Mô hình về kinh nghiệm xã hội và nhân văn mà thần học Chúa Ba Ngôi thường đề cập nhất để gọi tên tương quan thần linh qua các thế kỷ là hình ảnh gần gũi của cha mẹ và con cái. Thiên Chúa đã mạc khải qua dòng lịch sử là Cha và Con. Cách dùng các mối liên hệ phái tính này thường liên quan tới vấn đề sinh sản của một người nam và một người nữ hay của một người chồng và người vợ; đó là điều không vắng bóng hoàn toàn khi đề cập đến Thiên Chúa Ba Ngôi. Về mặt nhân loại, mô hình mang hai phái tính nam nữ này sinh ra hình ảnh Thiên Chúa. Nhưng những hình ảnh mang phái tính này có liên hệ tới người chồng và người vợ này lại thường được dùng để mô tả mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại. Có một điều thật quan trọng cần lưu ý ở đây là, dù rằng theo truyền thống cổ xưa, Chúa Ba Ngôi chưa bao giờ được gán cho những hình ảnh gần gũi như vậy. Có người lại cho rằng, Chúa Thành Thần trốn thoát một cách kỳ thú đối với những vai trò được xác định một cách gần gũi như vậy. Người  khác lại có thể cho rằng, Chúa Ba Ngôi được khái niệm hoá với sự đa dạng của các mô hình, không phải tất cả chúng, thậm chí nhân văn luận đích thực. Người khác lại cho rằng tất cả các hình thức khái niệm đó có xu hướng quay trở lại việc làm mới cộng đoàn, làm tươi mới đời sống nhân loại, quyến rũ con người xuôi theo những biên giới chật hẹp, những định nghĩa về xã hội hiện thời và những quan điểm chính trị.[22]

Những nỗ lực trình bày Thiên Chúa theo cách không mang tính cấp trật và phái tính nhìn nhận một sự nối kết giữa các hình ảnh thần học về đời sống xã hội. Mối liên hệ giữa chúng có thể di chuyển theo cả hai hướng. Các hình ảnh bao hàm và không có cấp bậc về Thiên Chúa Ba Ngôi có thể được nhìn thấy vừa như sản phẩm vừa như phương tiện cho một đời sống mang tính xã hội và cấp bậc hơn. Theo lối nhận định này, toàn bộ cuộc tranh luận thần học về các hình ảnh Thiên Chúa có phái tính và cấp trật chiếm ưu thế hơn kết quả của các khái niệm xã hội lan rộng trong lãnh vực thần học. Một thoáng nhìn về lịch sử lâu đời của những thay đổi khác nhau về  hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, ta thấy có một lập trường cho rằng, không thể giản lược tác động của thần học xã hội hiện đại lên lối trình bày của Ki-tô hữu về Thiên Chúa, dù rằng phần nhiều trong nhóm thiểu số này lại thuộc về quá khứ. Họ cho rằng lập trường này không phải là tất cả. Mặt khác, đôi lúc lại có lời biện luận rằng, những lý tưởng chính trị xã hội hiện đại, thường là ở phương Tây, là những sản phẩm của một lịch sử văn hoá Ki-tô giáo lâu đời của phương Tây. Động lực thúc đẩy có giá trị nội tại của Ki-tô hữu, chẳng hạn như các giá trị cố hữu về tất cả các cá nhân được thu hút vào để thu nhận một phần không nhỏ từ giáo lý Chúa Ba Ngôi, chính động lực đó đã sinh nhiều hoa trái trong đời sống chính trị xã hội hiện đại của chúng ta. Trong khi có thể có một sự thật trong các tranh luận đó thì cũng có một tranh luận cho rằng, những lập luận nảy sinh từ các Ki-tô hữu khuyến cáo rằng, đừng nên quá nhanh chóng chấp nhận rằng, sự giản lược có giá trị chính trị xã hội hiện đại chỉ là sản phẩm của văn hoá Ki-tô giáo Phương Tây.[23]

Một trong những lãnh vực của đời sống xã hội thu hút sự quan tâm đáng kể của Ki-tô hữu liên quan đến việc tổ chức và phân chia quyền lực như chính trị chẳng hạn. Như nhiều phản hồi của Ki-tô hữu với các lĩnh vực đời sống xã hội, có một sự đa dạng đáng kể trong các quan điểm chính trị mà người Ki-tô hữu hằng cưu mang qua các thế kỷ. Trong Giáo hội suốt hai ngàn năm qua, người ta có thể vừa theo chủ nghĩa bảo hoàng và phái dân tuý (Nga), hoặc vừa theo chủ nghĩa đế quốc vừa phản đế quốc. Có nhiều người ủng hộ các nổ lực chính trị, ủng hộ sự tích luỹ tài sản, giới hạn việc tích luỹ tài sản và tái phân phối những tài sản đã được tích góp. Hầu hết các lập trường chống cách mạng, dân chủ tự do hay chủ nghĩa xã hội trong những thế kỷ qua đều nhận sự đóng góp của Ki-tô giáo. Người ta sẽ không thấy một tương quan nào rõ ràng để minh định một lập trường chính trị đặc biệt mà lại không nại tới viễn tượng thần học Chúa Ba Ngôi. Điều tốt nhất có thể nói trong vấn đề này là hầu như tất cả các lập trường đều thoả thuận với nhau rằng: công lý và tình yêu là những cam kết cuối cùng, thậm chí đó là khi còn có nhiều bất đồng đáng kể đang được xem xét. Đó là mục tiêu hữu hiệu nhất mà con đường chính trị mong đạt tới.

Những nơi hiện có sự đồng thuận rộng rãi của các Ki-tô hữu liên quan đến đạo đức chính trị về Chúa Ba Ngôi hiện nay cũng chính là nơi có sự phản đối tràn lan về các mô hình và luật lệ theo tính cơ chế truyền thống. Các trường phái thần học về Chúa Ba Ngôi truyền thống thường miêu tả cả Chúa Cha và Chúa Con, nếu không như một vị vua hay hoàng đế thì cũng theo cách thế của các hình ảnh tương đương như vậy. Thiên Chúa Cha cai trị công trình sáng tạo của Ngài tương tự như cách thế mà các vị vua trần thế cai trị vương quốc của họ. Và trong thực tế, nhiều trường hợp hình ảnh Thiên Chúa như là vị vua, Đấng tuyên bố uy quyền thiêng liêng để cai trị. Trong thần học truyền thống về Chúa Ba Ngôi, vương quốc của Thiên Chúa trước hết và trên hết là chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi Thiên Chúa Cha thi hành thánh ý uyên nguyên của Ngài, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hằng tùng phục Chúa Cha. Thiên Chúa trong các mô hình Ba Ngôi truyền thống không phải chỉ giống như một vị vua, nhưng là vương quốc. Và như thế để lại một sự không hoà điệu đáng kể về mặt nhận thức khi tìm hiểu mối liên hệ giữa hình ảnh Ba Ngôi với các thể chế, các quốc gia hiện đại, ở đó họ thực hiện vai trò cai trị của họ.

Các vị vua hay các vị hoàng đế đại diện cho một phương cách đặc biệt trong việc điều hành quyền lực chính trị chóp đỉnh của quyền lực xã hội. Quyền tối cao được hiểu trong mô hình này là để cắt đặt lên vị trí chóp bu của cấp bậc chính trị, và để được chuyển giao bằng phương thức cha truyền con nối. Các tác giả Kinh Thánh Tân Ước đã phác hoạ một cách tự do về các trải nghiệm chính trị chung quanh các ngài khi miêu tả cách cụ thể Đấng Phục Sinh sẽ thi hành quyền bính và quyền lực. Thiên Chúa, Đấng mà Ít-ra-en từ lâu vẫn quan niệm như là một vị vua. Trong sách Khải huyền, vị vua đó chia sẻ quyền cai trị với Con Trai là Chúa Giê-su Ki-tô, Con Chiên bị sát tế giờ đây được ngự trên ngai toà, bên cạnh Chúa Cha, và vinh quang Thiên Chúa, trong hình ảnh Chúa Thánh Thần, tràn lan khắp cùng cõi địa cầu.

Vinh quang của đức vua hay của vị hoàng đế (ví dụ hoàng đế Xê-za) dưới hình dạng được khắc trên đồng tiền là hình ảnh tượng trưng tuyệt vời cho phương cách mà ở đó chân dung những người thống trị được hiểu như là phương tiện giao dịch hằng ngày và được thịnh hành khắp nơi trên thế giới. Chân dung vị vua hay hoàng đế đã đi sâu vào cả hội đường và các sân của đền thờ (xem Mt 22, 15-22). Ý niệm Thiên Chúa tràn ngập khắp địa cầu thông qua các cơ cấu và các thực hành cho phép một hình ảnh thay đổi về việc lãnh đạo trong lãnh vực chính trị nổi lên. Song song với các ý niệm cổ xưa về vương quyền, người ta cũng có thể thấy khắp nơi trong các nền văn hoá cổ một ý niệm tương ứng về tư cách công dân và tư cách thành viên trong một tổ chức công hội. Trong thế giới cổ đại, những công dân chia sẻ lợi ích và đặc quyền của đời sống chính trị, khác với ngoại kiều và tầng lớp nô lệ. Các vị vua chỉ tiếp tục cai trị khi có sự đông đủ số lượng người dân, bao gồm những người thi hành nhiệm vụ quân đội bảo vệ dân. Quyền công dân trong vùng Địa Trung Hải ở các thế kỷ đầu được biểu hiện không phải chỉ là chức năng của ngôn từ hay văn hoá để rồi kéo theo một căn tính cho phép một ai đó có mối liên hệ trực tiếp với vua hay hoàng đế, người cai trị một lãnh thổ đặc biệt. Thánh Phalô Tông Đồ đã nhận thức được điều này khi ngài viết cho giáo đoàn Philiphê ở chương 3, 20a rằng, “còn quê hương chúng ta ở trên trời”.

Ý niệm quê hương hàm chứa một quan niệm chính trị về Ba Ngôi trong sự thay đổi một cách rõ ràng hơn, đồng thời mở ra các chọn lựa đầy hứa hẹn trong bối cảnh của nền chính trị không quân chủ như hiện nay. Quyền tối cao trong Chúa Ba Ngôi không có nghĩa là nằm ở chóp đỉnh như quan điểm trên nhưng là được xuất phát từ toàn thể trong Ba Ngôi, từ các mối tương quan giữa Ba Ngôi Vị. Một lần nữa, giáo lý cổ điển về sự thấm nhập (perichōrēsis), sự tương ngụ trong nhau của một Ngôi vị với các Ngôi vị khác tỏ ra là một khái niệm về Ba Ngôi đầy hiệu quả. Tương tự như cách Chúa Ba Ngôi là nhờ định nghĩa liên quan đến người khác để được gọi là Cha, vì chưng, một người được gọi là cha khi có con trai hoặc con gái. Vì vậy, hạn từ độc thần (“một nguồn gốc”) của Ba Ngôi chỉ có thể có khi đặt trong mối liên hệ giữa Ngôi vị này với các Ngôi vị khác. Sự tham gia và hưởng ứng làm nên đặc tính của đời sống xã hội của Ba Ngôi theo mô hình này, và mô hình này phải hướng dẫn những nổ lực của những ai trong lịch sử nhân loại đang khám phá để sống niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Vẫn còn đó một câu hỏi để ngõ là liệu có hay không một tình trạng dân chủ – tự do hiện đại, hai tình trạng này như tự nó là một thị trường kinh tế tự do được điều khiển bởi người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng, một phương tiện tuyệt hảo nhất thể hiện các giá trị thấm nhập và trao hiến cho nhau của Chúa Ba Ngôi. Thật quan trọng biết bao khi các giá trị đầy đủ của Ba Ngôi trong đời sống cộng đoàn được lưu tâm đến.

Dù cho mối liên hệ chính xác giữa giáo lý về Chúa Ba Ngôi và bất kỳ mô hình chính trị, xã hội và lịch sử như thế nào đi nữa thì ít ra là các thần học gia đều có một thoả thuận chung là có một mối liên hệ như thế. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi rốt cục không thể bị giới hạn trong phạm vi đời sống của Giáo hội, bởi vì Giáo hội ở trong thế giới và tham gia vào các thực tại chính trị xã hội chung quanh mình. Thậm chí khi kiên quyết muốn thoát ly khỏi thế giới thì các Ki-tô hữu rốt cục lại tham phần trong đó, chính xác là qua các nổ lực của họ để thoát khỏi thế gian. Không một Giáo hội nào mà lại không dính dấp tới thế giới chính trị xã hội, nơi các Ki-tô hữu kín múc nguồn sống từ nguồn tài chính và cũng chính nơi đó họ học ngôn ngữ căn bản và dấn thân vào các thực tiễn của quyền lực chính trị.

Đang khi Giáo hội không thể thoát ly khỏi hoàn cảnh xã hội của thế giới, nơi mà nó hiện hữu, thì nó lại có thể được phân biệt đối với thế giới này. Không một Giáo hội nào, thậm chí ở tầm cao của Cơ Đốc Giáo Phương Tây, lại có thể hoàn toàn tương thích với hoàn cảnh xã hội của thế giới này. Cũng vậy, dù khi các lãnh vực của thế giới văn hoá xã hội luôn hội nhập vào đời sống của bất kỳ Giáo hội nào, thì cũng không một Giáo hội nào có thể bị giản lược vào bối cảnh hay cái thế giới chung quanh nó. Luôn luôn có một điều gì đó như một lối rẽ ngoại biệt trong đời sống của Giáo hội, một điều mà nó liên kết các Ki-tô hữu trong các thời đại khác nhau với các hoàn cảnh xã hội. Thực tế rằng, một sự phân biệt có thể được tạo ra trong bất kỳ tình huống nào giữa một Giáo hội đặc thù hay là Giáo hội hoàn vũ và xã hội cũng như bối cảnh chính trị, văn hoá, xã hội nơi mà Giáo hội đang sống và thật là quan trọng khi có một sự nhận thức về đạo đức chính trị xã hội về Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi luôn luôn liên hệ tới đời sống xã hội của con người ngay cả trong những hoàn cảnh phức tạp và rốt cuộc nhờ mối liên hệ đó mà con người có thể vượt qua được mọi khó khăn.

Leonardo Boff đã chỉ ra rằng sự canh tân toàn cầu theo thần học Ba Ngôi đã và đang diễn ra qua nhiều thế kỷ không phải là không có mối liên hệ tới các xu hướng canh tân chính trị xã hội đã xảy ra trong các bối cảnh toàn cầu hoá đa phức. Ông viết:

Có một sự canh tân về tư tưởng Ba Ngôi đang xảy ra trên nền tảng của sự phản chiếu, vẫn âm ĩ trong sự manh nha của nó nhưng lại rất nghiêm túc, trong các mối liên hệ mà nó gắn kết những người nam và người nữ lại với nhau trong cộng đồng và xã hội – các mối liên hệ này cũng bao gồm các Ngôi vị của Chúa Ba Ngôi. Xã hội không chỉ là tổng số những cá thể làm nên nó nhưng xã hội có các hữu thể được đan kết với nhau nhờ sợi chỉ của các mối quan hệ giữa các cá thể, các chức năng và các cơ cấu, chúng đan quyện vào nhau tạo thành một cộng đồng chính trị xã hội. Sự cộng tác và chung sức giữa mọi người tạo nên thiện ích chung; trong sự đa dạng của các phương tiện, thể thức chính trị xã hội và các hình thức biểu hiện của cuộc sống cộng đồng, có một sự duy nhất trong tiến trình xã hội có thể được nhận thức. Vì vậy, xã hội loài người như là một cột mốc trên đường tìm đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, trong khi đó, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như chúng ta biết từ mạc khải, lại như một điểm quy chiếu cho đời sống xã hội, đồng thời là mô mẫu của đời sống xã hội này.[24]  

Trọng tâm của vấn đề nằm ở chỗ Thiên Chúa là sự hiệp thông. Trở nên hiệp thông có nghĩa là trở nên dễ đối thoại, có khả năng phúc đáp với người khác và dựa vào người khác. Đó là hình ảnh tương quan và tính tích cực tham gia, ý thức về tha nhân hơn là cho chính mình. Trong nhiều thuật ngữ thần học trừu tượng hơn, Thiên Chúa là Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là ba bản thể tách biệt. Thiên Chúa là một cộng đồng hiệp thông trong đó căn tính của mỗi Ngôi vị được tìm thấy trong mối tương quan với hai Ngôi vị khác. Ở Phương Tây, theo truyền thống thường đặt nền tảng trên tính đơn nhất của thực tại Ba Ngôi. Thiên Chúa duy nhất được biết đến là Cha và Con trong mối tương quan tình yêu, tương quan đó chính là Chúa Thánh Thần. Thế giới Ki-tô giáo Phương Đông lại tập chú vào Ba Ngôi vị Một Chúa và cộng đoàn hiệp thông trong đó Ba Ngôi hiện hữu. Thiên Chúa là hiệp thông (Koinonia), Ngài có sự hiệp nhất được duy trì nhờ nguyên lý nền tảng của Chúa Cha (mornarche).

Đối với ngành thần học truyền thống cổ xưa, sáng tạo là công việc của Đấng sống trong tình hiệp thông và như vậy Ngài cưu mang bản tính Thiên Chúa. Tạo vật tự nó là tương quan nền tảng, vì nó được cưu mang hình ảnh Thiên Chúa, Đấng tạo nên nó. Điều này có nghĩa rằng, đặc tính tối hậu của vũ trụ không phải là vô ngã nhưng là hữu ngã vị. Thậm chí người theo thuyết vô thần trong cộng đồng chúng ta cũng cố sức để tìm kiếm sự sống một nơi nào đó trong vũ trụ. Nhân loại mang trong mình hình ảnh Thiên Chúa là Đấng sống trong mối tình hiệp thông. Xã hội loài người sẽ là một cách diễn tả về Thiên Chúa, một cộng đồng trong đó con người được đón nhận và ôm ấp. Vì vậy, con người tìm thấy ý nghĩa chính trị và xã hội của Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là Đấng chỉ khư khư giữ cho chính Ngài nhưng trong mối tương quan với nhân loại và toàn thể vũ trụ. 

 

Lm. Jos. Đồng Đăng chuyển ngữ



[1] Từ cuối thế kỷ thứ tư, Kinh Tin Kính của công đồng Ni-xê-a  đã được kể như là tiêu chuẩn chính thống về Ba Ngôi. Trong suốt thế kỷ thứ tư, nhiều bộ lạc Đức dọc theo các biên giới đế quốc Rôma đã cải giáo trở lại Ki-tô giáo Châu Á, nhóm này từ chối tính thần linh trọn vẹn của Chúa Con, nhưng họ cũng tuyên xưng vào các điểm giáo lý về Chúa Ba Ngôi, và trong suốt thế kỷ thứ năm và thứ sáu, hầu hết những người này đã nghe theo các giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Trong suốt nhiều thế kỷ thường đã có nhiều phong trào không tin vào Chúa Ba Ngôi trong Giáo hội Ki-tô, tuy nhiên con số này không nhiều. Trong suốt các thế kỷ qua, có một cánh của Giáo phái Ngũ Tuần , được biết đến như là nhóm “Duy Giê-su” hay là “Nhất tính” đã bác bỏ lối hiểu của Công đồng Ni-xê-a về Chúa Ba Ngôi mà tuy vẫn chấp nhận rằng Thiên Chúa được mạc khải trong lịch sử cứu độ gồm ba Ngôi vị riêng biệt là Cha, Con và Thánh Thần. Chủ nghĩa Ngũ Tuần Nhất Tính có một điểm chung này là các lời giáo huấn được biết đến như là Hình Thái Thuyết, đón nhận lối hiểu về nhiệm cục cứu độ (ngoại tại) của Chúa Ba Ngôi nhưng lại không chấp nhận đặc tính nội tại của Ba Ngôi. 

[2] Cần lưu ý ở đây rằng các phái Ngũ Tuần Nhất Thể không rửa tội theo ba mẫu thức như được trình bày trong Mathêu chương 28. Những người theo phái này tin rằng, các Tông đồ đã rửa tội nhân danh Chúa Giê-su, như được tìm thấy trong sách Công Vụ Tông Đồ, và chính điều này còn được lưu lại như là mô thức quy phạm cho các thực hành của Giáo hội.

[3] John D. Zizioulas, Being as Communion: Studies in Personhood and the Church (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1985) là thần học gia có tầm ảnh hưởng và nổi tiếng nhất tạo sự nối kết trong những năm gần đây. 

[4] Xem Robert W.Jenson, The Triune Identity: God According to the Gospel (Philadelphia: Fortress, 1982).

[5] J. Christian Beker, in Paul the Apostle: The Triumph of God in Life and Thought (Philadelphia: Fortress, 1980), viết trong “Lời giới thiệu của Lần Ấn Bản Đầu Tiên”, XIV: “Những lời tiên báo của Phaolô với người Do thái và nguồn gốc Kinh Thánh Cựu Ước cũng đảm bảo tầm quan trọng vĩnh viễn cho những chủ đề thần học Ki-tô giáo thời Cựu Ước. Đối lập với các khái niệm chung về các chủ đề sự viên mãn của các lời hứa theo chủ hướng quy Ki-tô, Phaolô từ chối thần thánh hoá các lời hứa trong thời Cựu Ước. Hy vọng của ngài trong một cuộc sáng tạo biến đổi làm cho tư tưởng Ki-tô học quy phục Thiên Chúa, Đấng trung thành với lời hứa của Người, đó cũng là điểm tựa thần học của Thánh Phaolô khi ngài tập trung vào các vấn nạn trình bày công khai về sự thống trị của Thiên Chúa”.

[6] Xem Stanley, J. Grenz, “The Social God and the Relational Self: Toward a Trinitarian Theology of the Imago Dei”, In Paul Louis Metzger, ed., Trinitarian Sounding in Systematic Theology (London and New York: T. & T. Clark, 2005), 87-100.

[7] Thomas Hopko, “The Trinity in the Cappadocians,” in Bernard McGinn and John Meyendorff in collaboration with Jean Leclerq, eds, Christian Spirituality: Origins to the Twelfth Century (New York: Crossroad, 1989), 273.

[8] Xem Miroslav Volf and Michael Welker, eds., God’s Life in Trinity (Minneapolis: Fotress, 2006), 3-12.

[9] Saint Augustine: The Trinity, trans. Edmund Hill (Brooklyn, NY: New City Press, 1991) tham khảo một trang nói về những dấu vết này (vestigia Trinitatis) trong các cuốn VII-XV. Xem thêm David Cunningham, These Three are One: The Practice of Trinitarian Theology (Malden, MA, and Oxford: Blackwell, 1998), 90-107. 

[10] Xem ví dụ Rainmundo Panikkar,, The Trinity and the Religious Experiences of Man: Icon – Person – Mystery (Maryknoll, NY: Orbis; London: Darton, Longman & Todd, 1993).

[11] Xem Mark Hein, the Depth of the Riches: A Trinitarian Theology of Religious Ends (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 2001).

[12] Xem Ian A. McFarland, Listening to the Least: Doing Theology from the Outside in (Cleveland: Pilgim, 1998).

[13] Ruth C. Duck and PatriciaWilson – Kastner, Praising God: The Trinity in Christain Worship (Louisville, KY: Westminster John Knox, 1999), esp. Ch.7, “Living the Trinitarian Life: Ethics and Worship,” 120-135.

[14] Tài liệu Công đồng  Vaticano II Lumen Gentium, hoặc “The Dogmatic Constitution on the Church,” trình bày rõ ràng trong chương 3 rằng Giáo hội là cấp bậc trong cơ cấu, và cũng được thiết lập bằng cơ cấu bởi Chúa Ki-tô.

[15] Xem Brian M. Doyle, “Social Doctrine of the Trinity and Communion Ecclesiology in Leonardo Boff và Gisbert and Greshake, “Horizons, 33:2 (2006), 239-55.

[16] Đây là xu hướng mà Leonardo Boff đề cập đến trong cuốn Trinity and Society, trans. Paul Burns (Maryknoll, NY: Orbis, 1988).

[17] Quan điểm này được thực hiện bởi Edward Schillebeeckx, The Church with a Human Face: A New and Expanded Theology of Minitry (New York: Crossroad, 1987), 120-21: “như đôi lúc được khẳng định, sự phát triển sứ vụ trong Giáo hội Ki-tô giáo thời sơ khai không nhiều lắm, một sự thay đổi lịch sử từ quyền lực tới cơ chế nhưng một sự thay đổi từ quyền lực của nhiều người tới quyền lực đặc thù của một nhóm nhỏ… Sự chuyên môn hoá bởi các cá thể của những gì thuộc về thiện ích chung cho mọi người là điều xuất phát từ một triển vọng xã hội, một xu hướng phát triển tất yếu trong bất kỳ một mô hình nào… Tuy nhiên, có một mối nguy cơ của sự phát triển là nhiều khi ơn Thánh thần tác động trong những sứ vụ khác nhau của cộng đoàn bắt đầu bị nuốt trửng và như vậy “Thần khí bị dập tắt” (1Tx 5, 19). Chiều kích Giáo hội học về Thánh linh và sự canh tân không thể được phát sinh từ Giáo hội cơ chế, nhưng rốt cục nó phải được hiểu là xuất phát từ Phép rửa bằng Thánh Thần của tất cả mọi người Ki-tô hữu. Nếu không phải như vậy thì những tín hữu trở nên đối tượng tuyệt đối của mối quan tâm của mục tử, và không phải là đối tượng của đức tin và việc tuyên xưng đức tin”.

[18] Xem Catherine Mowry LaCugna, God for Us: The Trinity and Christian Life (San Francisco: HarperSanfrancisco, 1991).

[19] Xem Ruth Duck, Gender and the Name of God: The Trinity Christian Baptismal Formula (Cleveland: Pilgrim, 1991).

[20] Mary Daly, Beyond God Father: Toward a Philosophy of Women’s Liberation (Boston: Beacon, 1973), 19, Các công thức kinh điển trình bày về thần học nữ quyền theo Daly: “Nếu Thiên Chúa là nam thì phái nam là Chúa”. Mặt khác, trong khi họ không bàn luận chính xác về nam tính theo bản thể học, có một số bài luận trong Alvin F.Kimel, Jr., ed., Speaking the Christian God: The Holy Trinity and the Challenge of Feminism (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1992) tiếp cận vấn đề này khi tranh luận về bản chất hữu thể học về các mối quan hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

[21] Xem Sarah A. Coakley, “The Trinity and Gender Reconsidered,” in Volf and Welker, eds., God’s Life in Trinity, 133-42; Jurgen Moltmann, The Trinity and the Kingdom of God: The Doctrine of God, trans. Margaret Kohl (San Francisco: Harper & Row; London: SCM Press, 1981), 164.

[22] Theo lối này, Mercy Amba Oduyoye, Hearing and Knowing: Theological Reflections on Christianity in Africa (Maryknoll, NY: Orbis, 1986), 145, viết: “Phép rửa của chúng ta nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi có nghĩa là chúng ta không phải rập theo lối cơ chế hay độc quyền nhưng là cùng tham gia”.

[23] Xem những đối chiếu mở rộng của Oduyoye, ibid., 140-45, trong một vài đoạn tiếp theo đó có đề cập đến những điểm giáo lý truyền thống liên quan tới Chúa Ba Ngôi trong cả hai mẫu thức La tinh và Hy lạp cổ điển cho tới đời sống của người dân châu phi theo truyền thống cũng như các khái niệm về cộng đồng.

[24] Boff, Trinity and Society, 119. 

Tác giả: Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!