Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
"KHI YẾU ĐUỐI LÀ LÚC TÔI MẠNH MẼ"


 

Trong thời điểm hoang mang này đại dịch coronavirus và những tác động tàn phá của nó đối với nền kinh tế của chúng ta, bạn có thấy mình đầy giận dữ hay lo lắng trong những ngày này không? Trong một thế giới mọi thứ đột nhiên bị bật rễ, kể cà khả năng bạn không thể tiếp nhận các bí tích để có sức mạnh cứu độ?

Nếu bạn là một trong số những người đột nhiên bị mất việc, bạn có tự hỏi làm thế nào bạn sẽ nuôi sống gia đình, hoặc nuôi sống chính bạn không?

Cũng có thể mối quan tâm của bạn ít căng kéo hơn nhưng vẫn còn rắc rối, chẳng hạn như những cuộc cãi vã trong gia đình, các vấn đề gặp phài khi làm việc đối với những người có việc làm. Có lẽ khối lượng công việc đã tăng quá nhiều, hoặc bạn có một đồng nghiệp hoặc ông chủ có ác cảm với bạn cách này cách khác. 

Hoặc có lẽ bạn lo lắng bạn có thể nhiễm phải loại virus bí ẩn này khiến nhiều người tương đối không biết gì trong khi những người khác phải nhập viện hoặc phải chịu một số tổn thương cơ thể không lường trước được. Có lẽ tất cả đều quá hoang mang hoặc là quá nhiều chuyện để xử lý và bạn đã cố gắng hết sức để không cảm thấy mình thua cuộc!

Khi bạn đang bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm khá tự nhiên này, thì đó là thời điểm tốt để nói chuyện với Chúa, trong lời cầu nguyện, đại loại như thế này:

Lạy Chúa, con không biết kế hoạch của con là gì cho con ngay bây giờ. Nhưng hãy cất đi những nghi ngờ và rắc rối của con và mang đến bất cứ điều gì tốt đẹp mà Chúa có thể và ban cho con ơn thanh thản để chịu đựng chúng. Chúa đã nghĩ đủ về con khi tạo ra con giống hình ảnh Chúa. Xin giúp con vượt qua những thử thách này. Và xin hãy giúp con nhớ, bất chấp những cơn bão đang hoành hành xung quanh con, rằng Chúa thực sự coi sóc và chỉ mong muốn điều tốt đẹp cho con để một ngày kia con có thể chia sẻ cuộc sống vĩnh cửu với Chúa trên Thiên đàng! Amen!

Khi bạn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc hoàn toàn, hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc! Chẳng hạn, cả Chúa Giêsu và thánh Phaolô đều biết về thất bại. Chúa Kitô trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài đã trải qua đau khổ và bị từ bỏ một cách thực sự đau lòng, như chúng ta thấy khi suy niệm về các Chặng Đường Thánh Giá.

Và, với tư cách là "Tông đồ các dân ngoại", Thánh Phaolô đã trải qua khá nhiều khó khăn, bao gồm bị ném đá, đánh đập và đắm tàu ​​trong sứ mệnh truyền bá Tin Mừng cho Tiểu Á, Hy Lạp, La Mã và các phần khác của Địa Trung Hải.

Chưa hết, trong đoạn văn hấp dẫn này của một trong những lá thư gửi cho giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô thực sự tự hào về sự yếu đuối của mình, ngài nói rằng, “Vì khi tôi yếu, thì chính bấy giờ tôi mạnh!” (2 Côrintô 12:10). Rất có thể bạn đang nghĩ, "Cái gì thế? Tôi đang đọc điều này phải không?" Vâng đúng vậy!

Và sức mạnh đó Thánh Phaolô đã nói đến từ đâu? Từ chính Chúa Kitô! Một vài câu trước đó, Sứ đồ lưu ý rằng Chúa đã nói với ngài rằng ân sủng của Chúa đủ để giải quyết “một cái dằm đâm vào thân xác” (2 Côrintô 12: 7).

Chúa Giêsu nói với ngài, “Vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành!” Vị Thánh vĩ đại đã thêm vào, “Vậy tôi rất đỗi vui sướng mà vinh vang nơi các sự yếu đuối của tôi, để quyền năng của Ðức Kitô đậu lại trên tôi.” (2 Côrintô 12: 9).

Thánh Phaolô lặp lại chủ đề này trong một vài lá thư khác, khi ngài viết cho giáo hữu Philípphê những lời khuấy động này gần như vang lên như một lời cầu nguyện ngắn, mà người ta có thể nói trong những lúc bối rối, nghi ngờ hoặc tuyệt vọng: “Tôi có sức chịu mọi sự, trong Ðấng [Chúa Kitô] ban sức mạnh cho tôi.” (Philípphê 4:13).

Chúng ta cũng cần nhớ rằng sự khiêm nhường thì quan trọng như một vũ khí trong kho vũ khí của chúng ta để chống lại tội lỗi và Satan. Khi chúng ta đọc trong các bức thư của cả Thánh Giacôbê và Thánh Phêrô, “Nhưng Người lại ban ân sủng lớn hơn, vì thế có nói: Thiên Chúa chống lại phường kiêu ngạo mà ban ơn cho những kẻ khiêm nhường.” (Giacôbê 4: 6), “Cũng vậy, những kẻ hậu sinh hãy biết suy phục hàng niên trưởng. Còn đối xử với nhau, hết thảy hãy mặc lấy lốt khiêm nhường, vì Thiên Chúa chống lại phường kiêu ngạo, mà ban ơn cho những kẻ khiêm nhường.” (1 Phêrô 5: 5).

Chúa Kitô đã có thể mang lại sức mạnh to lớn cho Thánh Phaolô! "Tông đồ các dân ngoại" đã truyền bá Tin Mừng sâu rộng trong công cuộc truyền giáo của mình, thiết lập nhiều giáo hội khác nhau trên khắp Địa Trung Hải, Hy Lạp và Tiểu Á trước khi tử đạo tại Romavào khoảng năm 67 sau Công nguyên. Và những lá thư của ngài đã mang lại nguồn cảm hứng, hy vọng và sự kiên trì cho hàng triệu Kitô hữu trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ.

Còn nói về sự tử vì đạo, thánh Phaolô không hề đơn độc! Tertullianô, một trong những giáo phụ đầu tiên của Giáo hội đã viết hồi Thế kỷ thứ 2 rằng “dòng máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh ra Giáo hội”, và điều đó đặc biệt đúng trong vài thế kỷ đầu tiên sau khi Chúa chết và phục sinh.

Tuy nhiên, ân sủng của Chúa Kitô, như một thuốc gây mê tâm linh tuyệt vời trong những lúc đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, không chỉ dành cho những người đổ máu vì đức tin của chúng ta. Chúa Kitô muốn tất cả chúng ta có ân sủng đó, và chia sẻ nó, khi thuận lợi cũng như khi không thuận lợi!

Và chúng ta có thể nhận được những ân sủng mà Người muốn ban cho chúng ta, phần lớn qua lời cầu nguyện và các Bí tích, đặc biệt là các Bí tích Thánh Thể (trong Thánh lễ) và Sám hối (trong Xưng tội). Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu rất muốn trở thành một phần của tất cả cuộc sống chúng ta khi chúng ta cầu nguyện.

Bạn luôn có thể thực hiện việc rước lễ thiêng liêng. Và hãy nhớ những gì Thánh Padre Pio gọi là chuỗi Mân côi, vũ khí của ngài! Chuỗi Mân côi cũng có thể là của bạn trong cuộc chiến chống lại ma quỷ, tội lỗi, bóng tối và tuyệt vọng!

Phải thừa nhận rằng, tất cả chúng ta trong nhiều thế kỷ đều phải vật lộn với câu hỏi tại sao một Thiên Chúa tốt lành lại để cho con cái của mình trải qua đau khổ và khó khăn. Tôi đã giải quyết câu hỏi này một cách ngắn gọn ở đây.

Tóm lại, Thiên Chúa cho phép đau khổ như một thành phần tự nhiên của tội lỗi nhân loại vì tôn trọng ý chí tự do của chúng ta. Và nhiều lần, dường như khó có thể hiểu được, Thiên Chúa cho phép chúng ta trải nghiệm những cám dỗ để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ hơn về mặt tâm linh và xích lại gần Ngài hơn bằng cách chống lại những cám dỗ đó.

Ngoài ra, việc dâng lên cho Chúa những đau khổ không thể tránh khỏi có thể giúp xóa bỏ cả tội lỗi của chúng ta và của những người khác, và giúp cứu rỗi những người cũng phạm tội như chúng ta mà chúng ta thậm chí không biết.

Chúa Giêsu mong muốn chúng ta chọn đi theo Ngài bất chấp tội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài hiểu rõ bản tính con người hơn bất kỳ ai trong chúng ta, “và không cần có ai tuyên chứng về người ta, vì chính Ngài, Ngài đã biết có gì nơi con người ta.” (Gioan 2:25). Cụ Simêon đạo đức nói về Chúa Giêsu rằng Ngài không chỉ là “Ánh sáng mạc khải cho dân ngoại, Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào và chỗi dậy trong Israel, và làm dấu gợi lên chống đối” (Luca 2:34), và qua nhiều thế kỷ Chúa chúng ta chắc chắn đã là thế!

 Thánh Giacôbê nói đến sự đối nghịch đó, nghĩa là từ chối sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu, ta hãy để tâm đến những lời này từ bức thư của ngài: “Chinh chiến tự đâu? Ðấu tranh tự đâu nơi anh em? Há không phải là tự điều này sao: các dục tình hằng làm giặc nơi chi thể anh em? Anh em ao ước mà không có được; anh em [phân bì] và ghen tương mà không thể đạt ý mình: anh em đấu tranh, chinh chiến mà không có được, bởi vì anh em không cầu xin.” (Giacôbê 4: 1-2).

Nhiều bất hạnh của chúng ta xảy đến từ nhau. Tôi nhớ vào những năm 1960, có một nhân vật trong truyện tranh tên là Pogo Possum, có câu nói nổi tiếng, “chúng ta đã gặp kẻ thù và kẻ thù đó chính là chúng ta!”.

Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể chịu đựng những đau khổ của chúng ta và sử dụng chúng vì lợi ích lớn hơn nếu chúng ta để cho Ngài làm thế. Mỗi chúng ta đều có một mức độ tan vỡ nào đó, đều có một số vết thương trong cuộc sống này.

Chính những gì chúng ta làm với những vết thương đó tạo nên sự khác biệt! Với tư cách là “những công dân đang được đào tạo” để vào thiên đàng, chúng ta được mời gọi bắt chước Chúa Kitô, ở đây trên trái đất này, cả trong những Đức Hạnh Thiên Đàng của Ngài cũng như trong sự đau khổ của Ngài.

Như thánh Phaolô đã từng nói, “Nay tôi vui sướng trong các nỗi thống khổ chịu vì anh em; và trong thân xác tôi, tôi bù đắp những gì còn thiếu nơi các nỗi quẫn bách Ðức Kitô phải chịu vì Thân mình Ngài, tức là Hội thánh,” (Côlôsê 1, 24). Nói cách khác, những phiền não của chúng ta, nếu được dâng lên Chúa trên Thập giá, có thể giúp chúng ta và những người khác đạt được sự cứu rỗi!

 Thêm nữa, nhà văn người Tây Ban Nha thế kỷ 16 rất được mến mộ, là Đấng Đáng Kính Louis Grenada, đã viết trong cuốn sách Hướng dẫn cho tội nhân[1] của mình (cuốn sách nhiều vị thánh vĩ đại yêu thích[2]) “Hãy nhớ rằng những đau khổ của cuộc sống này không tương xứng với phần thưởng của cuộc sống mai sau. Hạnh phúc của Thiên đàng thật lớn lao, không kể xiết, đến nỗi chúng ta sẵn sàng mua một giờ vui hưởng cuộc sống đó bằng cách hy sinh mọi thú vui trần thế và bằng cách chịu đựng tất cả những nỗi buồn trần thế... Hãy xem xét các hậu quả khác nhau của sự sung túc và của nghịch cảnh. Cái trước thổi phồng chúng ta bằng sự kiêu hãnh; cái sau làm chúng ta khiêm tốn và thanh luyện chúng ta. Trong sự sung túc, chúng ta thường quên mất người mà chúng ta mắc nợ tất cả những gì chúng ta đang là; nhưng nghịch cảnh thường đưa chúng ta đến chân của Đấng Tạo Hóa. Sự sung túc thường khiến chúng ta đánh mất thành quả của những hành động tốt lành nhất của mình; nhưng nghịch cảnh cho phép chúng ta đền trả những thất bại trong quá khứ và bảo vệ chúng ta trước những tái phạm trong tương lai”.

Nói một cách trừu tượng nhưng lại đầy ý nghĩa. Khi sung túc, chúng ta thực sự có thể trở thành những đứa trẻ ích kỷ hư hỏng muốn ngày càng nhiều kẹo hơn: tiền bạc, tình dục, quyền lực, một ngôi nhà lớn hơn, một biệt thự lớn hơn, nhiều hơn nữa (!!), khi niềm kiêu hãnh chiếm lĩnh hoàn toàn và áp chế ý muốn của chúng ta. Thật là vui khi “thân thế” của chúng ta đè đầu cưỡi cổ người khác! Coi thường họ. Nghĩ mình là Thiên Chúa chứ không phải mình là của Thiên Chúa!

Tuy nhiên, tôi cũng nhận thức được rằng nhiều lần tất cả chúng ta đều cảm thấy quá bối rối, bực bội hoặc tức giận và quay lưng của chúng ta, không phải quay mặt của chúng ta, cho Chúa trong nghịch cảnh, “Chúng đã quay lưng cho Ta chứ không quay mặt; ngay từ sớm Ta đã dạy đi dạy lại, nhưng chúng không chịu nghe để lãnh lời sửa dạy” (Giêrêmia 32:33). Đôi khi, đầu chúng ta đầy lo lắng hoặc nghi ngờ bản thân đến độ điều cuối cùng chúng ta muốn làm là giao hết vấn đề của chúng ta cho Chúa!

Thay vào đó, chúng ta cố gắng nhấn chìm nỗi buồn, nhất là khi chúng trở nên tồi tệ hơn, trong rượu chè, ma túy, tình dục, giận dữ, ghen tị hoặc những cảm xúc tội lỗi hoặc sự nghi ngờ khác. Những thứ này có thể gây ra tổn thất đáng kể cho cơ thể và tâm trí của một người, nếu không muốn nói rằng đẩy linh hồn của người đó vào tình trạng hiểm nghèo!

Cũng như thánh giá của chúng ta có thể bổ ích cho sự thánh thiện của chúng ta thế nào, thì sự cám dỗ quay lưng lại với Thiên Chúa khi phải đối mặt với những mức độ khác nhau của cơn giận dữ hoặc khủng hoảng cũng hiểm nghèo và dễ hiểu đối với nhiều người trong chúng ta như vậy!

Như chính Chúa Giêsu đã từng nói với Sơ Josefa Menendez, một nữ tu người Tây Ban Nha vào năm 1920, trong một thị kiến thần bí của sơ, “Nhiều người sẵn sàng chiêu đãi Cha khi Cha đến thăm họ cùng với sự an ủi. Nhiều người đón nhận Cha với niềm vui khi rước lễ, nhưng ít người chào đón Cha khi Cha đến thăm họ bằng Thánh giá của Cha.”

Bản thân tôi nhận ra điều đó khi đối phó với một số cơn đau mãn tính dữ dội một thời gian trước đây. Tôi không muốn những thánh giá của mình. Thay vào đó tôi muốn ngồi đó và ngưỡng mộ những người khác mang thánh giá của họ. Thế mới tốt!

Nhưng khi Chúa Giêsu yêu cầu tôi uống chén đau khổ đắng đót của Ngài, “Chén Ta uống, các ngươi sẽ uống, thanh tẩy Ta chịu, các ngươi sẽ chịu” (Máccô 10:39) chịu đựng hoàn cảnh của tôi, tôi muốn nhổ nó ra và bỏ đi “Khiếp quá, bạn có thể bỏ một ít đường hoặc một thứ gì vào đó không?!?” (Chén của Ngài không chứa sinh tố!)

Nhân tiện, đây là mối nguy hiểm lớn vốn có trong cái gọi là Tin Mừng Thịnh Vượng hay Phúc Âm Tốt Lành được một số giáo hội Cơ đốc ca ngợi, tất nhiên bạn có quyền được hạnh phúc! Nhưng có phải đó là những gì Thiên Chúa muốn cho chúng ta không?

Vâng, Ngài thực sự muốn như thế, nhưng Ngài không hứa ban cho chúng ta hạnh phúc trọn vẹn ở cuộc sống này, mà là ở cuộc sống mai sau, với Ngài trên Thiên đàng. Hạnh phúc là điều chúng ta chắc chắn có thể gắng sức có được ở đây trên trái đất này khi sống phù hợp với các Điều Răn và sứ điệp Tin Mừng, nhưng chúng ta không nên coi đó là một điều nhất định phải có.

Hãy ghi nhớ, liên quan đến trích dẫn Pogo đã đề cập lúc nãy, rằng nếu tất cả chúng ta có thể vâng lời Thiên Chúa một cách tự nhiên hơn, chúng ta sẽ miễn trừ cho mình rất nhiều đau khổ. Xét cho cùng mười điều răn là luật của tình yêu, vâng, Thiên Chúa là tình yêu (1 Gioan 4: 8).

Nếu bạn không gặp bi kịch hoặc thất bại hoặc các thử thách nào khác như thế với sự điềm tĩnh và ân sủng rất cần thiết, thì ít nhất bạn đừng từ bỏ Thiên Chúa vì nghĩ rằng Ngài đã từ bỏ bạn. Đó sẽ là một sai lầm bi thảm! Satan, cha đẻ của sự dối trá (Gioan 8: 44) sẽ khoái chí hơn khi tắm gội bạn bằng những lời an ủi buồn vui lẫn lộn và khuyến khích hành vi tự hủy hoại và tội lỗi!

Thật rủi thay, Satan cũng rất giỏi trong việc ban cho con người cả thế giới này để đổi lấy linh hồn của họ bằng những cách tinh vi, bằng cách khuyến khích lòng tham, sự phù phiếm, ham muốn quyền lực và tự cao tự đại, với những lời hứa rỗng tuếch về một cây cầu vàng dẫn đến Thiên đàng, nhưng lại giống như một đường hầm đến Địa ngục hơn!

 Satan còn khoái trá hơn nữa khi bọc đường những lời lừa dối bằng mọi kiểu tưởng như thật đủ để khiến những lời lừa dối đó trở nên quyến rũ. Hắn cũng khiến sự phẫn nộ của mọi người đối với sự bất công, mà chính hắn giúp thúc đẩy, trở thành cơn thịnh nộ hủy diệt bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu có thể. Hãy nhổ vào niềm kiêu hãnh mù quáng và ích kỷ như nhổ vào những khúc xương thừa, và rồi thì..., chúng ta trở lại với trích dẫn của Thánh Giacôbê, đã đề cập lúc trước, “Chinh chiến tự đâu? Ðấu tranh tự đâu nơi anh em? Há không phải là tự điều này sao: các dục tình hằng làm giặc nơi chi thể anh em? 2 Anh em ao ước mà không có được; anh em [phân bì] và ghen tương mà không thể đạt ý mình: anh em đấu tranh, chinh chiến mà không có được, bởi vì anh em không cầu xin. (Giacôbê 4: 1-2).

Hãy dâng sự nghi ngờ, bối rối, sợ hãi và thậm chí tuyệt vọng lên cho Chúa trong sự khiêm nhường, ngay cả khi bạn nghĩ rằng Ngài không nghe nữa! Đừng trao những sự ấy cho Satan! Hắn sẽ bóp méo sự thật với đủ mọi sự giả dối để bầy ra bất kỳ sự nhầm lẫn hay giận dữ nào trong tâm hồn bạn!

Hãy ném trả lại cho ma quỷ bất cứ điều gì tiêu cực mà ma quỷ cố gắng mang đến cho bạn. Hãy để những điều tiêu cực đó quay trở lại với ma quỷ! Hãy cầu xin Chúa, Đức Mẹ của chúng ta và các thánh ban những ơn rất cần thiết để chúng ta có được sự kiên trì và bình tĩnh khi đối mặt với những khó khăn, đặc biệt là bây giờ. Hãy để Chúa Giê-su biểu lộ quyền năng trong sự yếu đuối của bạn ngay cả khi bạn không hoàn toàn hiểu được cung cách và lý do tại sao Ngài làm như vậy!

Xin Chúa ban cho chúng ta tất cả ân sủng để mang được bất cứ thứ gì chúng ta có thể mang được! Hãy nhờ người khác cầu nguyện cho bạn, việc đó không bao giờ gây tổn thương cả!

Xin Chúa phù hộ tất cả chúng ta.

Christopher Castagnoli

https://www.ourcatholicprayers.com/strength-in-weakness20.html

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển nghĩa.



[2] ND: Thánh Teresa Avila, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh. Phanxicô de Sales, Thánh Charles Borromeo, Thánh Vinh Sơn Phaolô, and Thánh Rosa Lima đều coi cuốn sách này là sách thiêng liêng yêu thích của mình.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!