Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
ƠN CHÚA BAN

 

Ơn Chúa ban, còn gọi là ân sủng, ơn ban, là một chủ đề lặp đi lặp lại trong Kinh thánh, mà đỉnh điểm là sự trở lại của Chúa Giêsu trong Tân Ước: “Ân sủng và sự thật, thì nhờ Chúa Giêsu Kitô mà có” (Gioan 1:17). Thuật ngữ ân sủng được dịch trong Tân Ước xuất phát từ tiếng Hy Lạp charis, có nghĩa là ưu ái, ban phúc, nhân từ. Tất cả chúng ta đều mang ơn người khác, nhưng ơn ban của Thiên Chúa có một ý nghĩa mạnh mẽ hơn: đó là ơn thiêng không thể đánh giá hết được, chính Thiên Chúa đã chọn ban phúc lành cho chúng ta thay vì nguyền rủa chúng ta như những gì chúng ta đáng phải chịu vì tội lỗi của mình. 

Êphêsô 2:8 đã nói, “Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa”. Và ơn ban đó không đến từ chúng ta, đó là quà tặng của Thiên Chúa. Ơn ban của Ngài đối với chúng ta là cách duy nhất để chúng ta có được mối tương giao với Ngài. Ơn ban của Ngài bắt đầu thể hiện trong Vườn Địa Đàng, khi Ngài giết một con vật để che đậy tội lỗi của Ađam và Eva: “Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ” (Sáng thế ký 3:21). Ngài có thể đã giết cặp vợ chồng đầu tiên để trừng phạt họ vì sự bất tuân của họ khi đó, nhưng Ngài muốn cung cấp một phương tiện để hai người có thể hòa giải với Ngài. Ơn ban này tiếp tục được thể hiện trong suốt Cựu Ước, qua các hy tế đổ máu do Thiên Chúa thiết lập như một phương tiện để chuộc tội lỗi của chúng ta. Không phải máu trong hy lễ tẩy rửa được tội nhân, mà là ơn ban của Thiên Chúa, Đấng đã tha thứ cho những ai đặt niềm tin vào Ngài: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi” (Hípri 10:4),  “Ông tin Thiên Chúa, và vì thế, Thiên Chúa kể ông là người công chính” (Sáng thế ký 15:6). Con người tội lỗi thể hiện đức tin của họ bằng cách dâng những của lễ mà Thiên Chúa yêu cầu. Sứ đồ Phaolô thường bắt đầu các lá thư của mình bằng những lời này: “Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an” (Rôma 1:7; Êphêsô 1:1; 1 Côrintô 1:3). Thiên Chúa là Đấng ban phát ân sủng và mọi ân sủng đều phát xuất từ ​​Ngài.

Ân sủng là gì?

Hàng triệu người được gọi là Kitô hữu đã nghe nói về ân sủng, nhưng có bao nhiêu người trong số họ thực sự hiểu nó là gì? Chính xác thì ân sủng là gì? Và ân sủng đóng vai trò gì trong sự cứu độ của con người?

Rõ ràng Kinh thánh nói rằng đây là một quà tặng từ Thiên Chúa. Quà tặng này được trao cho chúng ta, dù chúng ta không xứng đáng với quà tặng đó. Thiên Chúa tặng ban món quà đó cho chúng ta; Đó là một ân huệ mà Đấng Tạo Hóa dành cho chúng ta, trong sự nhân từ và lòng thương xót vô hạn của Ngài.

Thiên Chúa bày tỏ ân sủng và lòng thương xót của Ngài, nhưng hai khái niệm này khác nhau: lòng thương xót không trừng phạt chúng ta như chúng ta đáng bị phạt, trong khi ân sủng ban cho chúng ta một phúc lành mà chúng ta không đáng được hưởng. Trong lòng thương xót của mình, Thiên Chúa đã chọn để tha thứ cho món nợ tội lỗi của chúng ta bằng cách hy sinh Người Con trọn hảo của Ngài thay cho chúng ta: “Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Ngài thương xót, nên Ngài đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới” (Titô 3: 5) “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài”  (2 Côrintô 5: 21 ); nhưng Ngài còn đi xa hơn khi mở rộng ân sủng cho kẻ thù của mình: “Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy” (Rôma 5:10 ). Nếu chúng ta chấp nhận lời đề nghị của Ngài và đặt niềm tin vào sự hy sinh của Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta ơn tha thứ: “Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” ( Hípri 8:12; Êphêsô 1.7), Ngài sẽ ban cho chúng ta sự hòa giải: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Côlôsê 1,19-20 ), Ngài sẽ ban cho chúng ta một cuộc sống dồi dào: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Gioan 10,10), Ngài sẽ ban cho chúng ta các kho tàng vĩnh cửu: “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻtrộm không bén mảng, mối mọt không đục phá” ( Luca 12,33 ), Ngài sẽ ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Luca 11,13 ) và Ngài sẽ ban cho chúng ta một nơi trên trời với Ngài: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Gioan 3,16).

Ân sủng Thiên Chúa ban là kho báu lớn nhất dành cho tất cả chúng ta, là những người ít đáng được hưởng nhất. [1]

Thiên Chúa thì cảm thông và thương xót.

Đây là lời Thiên Chúa phán với Môsê: “Thiên Chúa đi qua trước mặt ông và xướn Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi” (Xuất hành 34: 6-7).

Vua Đavít đã viết rằng “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Ngài chậm giận và giàu tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên” (Thánh vịnh145: 8-9).

Sứ đồ Phêrô nói về “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Ngài trong Chúa Kitô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường” (1 Phêrô 5:10).

Làm thế nào để xác định ân sủng? Đó là tính chất của Thiên Chúa, là bản chất của Ngài. Thiên Chúa là Đấng không bao giờ mệt mỏi chăm lo đến các tạo vật của Ngài và không bao giờ ngừng quan tâm đến chúng, vì Ngài rất giàu lòng nhân hậu, từ bi, thương xót và ban phát ơn huệ không đếm xuể.

Nhưng tại sao Ngài ban cho chúng ta ân sủng của Ngài?

Chúng ta phải bắt đầu bằng sự hiểu biết rõ ràng rằng “Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rôma 3:23), và những tội lỗi này áp đặt án tử cho chúng ta, vì “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6:23). Tội lỗi là sự vi phạm luật pháp Thiên Chúa: “Phàm ai phạm tội thì cũng chống lại luật Thiên Chúa, vì tội lỗi chống lại luật Thiên Chúa” (1Gioan 3: 4), và cũng đồng nghĩa với việc bất tuân lề luật, gây ra hậu quả - là một “tiền công – giá phải trả” cụ thể, trong trường hợp này là cái chết. Giờ đây, Chúa Kitô đã thay mặt chúng ta trả tiền phạt cho những tội lỗi này qua sự hy sinh của Ngài, qua cái chết của Ngài bằng cách bị đóng đinh trên thập giá.

Và chính vì Chúa Kitô đã đổ máu Ngài cho chúng ta, nên Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài. Cũng nên lưu ý: chúng ta “được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Chúa Kitô Giêsu” (Rôma 3:24). Chính nhờ Chúa Kitô mà chúng ta nhận được ân sủng thiêng liêng; và nếu ân sủng này không được ban cho chúng ta, chúng ta sẽ chết vĩnh viễn trong tội lỗi của mình và sẽ không bao giờ có cơ hội được sống đời đời.

Êphêsô 1: 5-6 cho biết rằng Thiên Chúa luôn có ý định thương xót loài người và tha thứ tội lỗi cho loài người, tiền định cho con người một ngày nào đó trở thành con cái của Ngài và đẹp lòng Ngài. Thật vậy, “Theo ý muốn và lòng nhân ái của Ngài, Ngài đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Chúa Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Ngài ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu.” 

Thiên Chúa ban ân sủng của Ngài cho ai?

Ân sủng là một quà tặng miễn phí, mà trong mọi trường hợp không ai “đáng nhận”, và không phải đương nhiên có được quà tặng ấy. Một số ví dụ về những người nhận được ân sủng này.

Những người có đức tin: “Vậy, một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Chúa Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa” (Rôma 5: 1-2).

Những người khiêm nhường: “Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Phêrô 5: 5). Thánh Giacôbê xác nhận: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng Ngài ban ân sủng  cho kẻ khiêm nhường” (Giacôbê 4: 6).

Những ai đã được tha tội: “Nhờ máu Ngài mà chúng ta được cứu chuộc, tức là sự tha tội tùy theo sự giàu có của ân sủng Ngài” (Êphêsô 1: 7).

Rõ ràng, chính Thiên Chúa luôn là người quyết định ai được hưởng ân sủng của Ngài. “Vậy phải nói sao? Chẳng lẽ Thiên Chúa bất công ư? Không phải thế! Quả vậy, Thiên Chúa đã phán với ông Môsê: Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương” (Rôma 9: 14-15).

Trách nhiệm của con người

Chúa Kitô đã chết thay cho chúng ta, chịu án tử hình mà chúng ta đáng phải chịu. Và trong lòng từ bi của Ngài, Ngài đã tha thứ cho chúng ta.

Như đã viết, “Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ” (Công vụ 15:11).

Thiên Chúa, bằng cách đối xử nhân từ với chúng ta, ban cho chúng ta phúc lành để tội lỗi của chúng ta được tha thứ và cuối cùng, nhận được sự sống đời đời. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thay đổi hướng đi của cuộc đời mình, từ bỏ cách sống cũ - tội lỗi - của mình.

Chúng ta không bao giờ có thể “kiếm được” ân sủng của Thiên Chúa, như đã nói trong Êphêsô 2: 8-9: “Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể kiêu hãnh.

Hãy lưu ý đến điều này, trong câu 10: “Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Chúa Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.” 

Sau khi một người ăn năn tội lỗi của mình, chịu phép thánh tẩy và nhận được ân sủng của Thánh Thần, người đó phải bắt đầu sống bằng cách thực hành các công việc tốt lành này, như một tạo vật mới, và từ đó cố gắng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ mọi người như anh chị em của mình. Cái nhìn của người ấy về cuộc sống và lối sống của người ấy phải khác với những gì họ đã sống trước đây. 

Lề luật liên quan đến ân sủng

Nói chung chúng ta dễ hiểu sai ý nghĩa của hai cụm từ này, lề luật và ân sủng. Trên thực tế, hai thuật ngữ này có quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề không phải là chọn lựa một trong hai: lề luật hoặc ân sủng, mà là chọn cả hai: lề luật ân sủng.

Đây là cách sứ đồ Phaolô giải thích câu hỏi: “Vậy phải nói sao? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được?” (Rôma 6:1-2)

Và Phaolô còn nói rõ thêm: “Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. Vậy thì sao? Chúng ta cứ phạm tội ư, vì chúng ta không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng? Không đời nào!” (câu 14-15) 

Vì vậy, cũng như ân sủng của Thiên Chúa là cần thiết để chúng ta được cứu độ, thì “sống để thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.” (Êphêsô 2:10) cũng phải phù hợp với lời của Thiên Chúa.

Ơn ban và kết quả của ơn ban

Như chúng ta vừa thấy, ơn ban là một quà tặng miễn phí, mà chúng ta không đáng được hưởng, nhưng là quà tặng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong tình yêu của Ngài và lòng từ bi của Ngài. Đó là một quà tặng tuyệt vời thúc đẩy chúng ta sống làm đẹp lòng Thiên Chúa từ bi và nhân từ.

Điều gì sẽ xảy ra cho những người sống theo ơn ban của Thiên Chúa? Họ sẽ được cứu độ và được dự phần vào Vương quốc của Thiên Chúa đã gần đến. Khi đến thời gian thích hợp, Chúa Kitô sẽ trở lại và Ngài sẽ thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa tại đây trên cõi đất này. Thế giới lúc đó sẽ nhận ra được lòng thương xót và ơn ban của Thiên Chúa, và họ sẽ chấp nhận đường lối của Ngài.

Cho nên, bởi vì chúng ta được lãnh nhận một vương quốc vững bền không lay chuyển, chúng ta phải biết ơn Thiên Chúa. Với lòng biết ơn đó, chúng ta hãy kính sợ mà phụng thờ Thiên Chúa cho đẹp lòng Ngài” (Hípri 12:28) [2].

Thánh Felix  thành Nola bị quân chống đạo lùng bắt để giết Ngài vì Ngài có đạo. Ngài chạy trốn vào một kẽ hở giữa hai bức tường đổ. Ngay sau đó, một con nhện giăng lưới trước cửa hang. Những kẻ lùng bắt chạy đến nơi, thấy có lưới nhện giăng trước cửa hang, nên nghĩ rằng không ai trong kẽ hang liền bỏ đi. Nhờ thế, thánh nhân được thoát nạn.

Nhiều sự việc đối với con người thật khó, nhưng đối với Thiên Chúa Ngài giải quyết dễ dàng như trở bàn tay. Truyện chúa giúp Thánh Felix là một bằng chứng rõ ràng rằng Thiên Chúa là Đấng quyền năng và giàu ân sủng. Ngài trợ giúp con người mọi nơi, mọi lúc. Thánh nhân kể lại câu chuyện này rồi kết luận: ở đâu có ơn Chúa giúp thì một màng nhện cũng trở thành một bức tường. Ở đâu không có ơn Chúa giúp thì một bức tường thì cũng mỏng  giòn như cái màng nhện.

Nếu Chúa không xây thành thì những người thợ nề luống công vô ích.

Nếu Chúa không giữ thành thì lính gác cũng là uổng công

(Tv 126, 1).

Tất cả đều do ơn Chúa.

 

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập.

Chú thích:

[1] gotquestions.org.  [2] vieespoiretverite.org.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!