Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nguyễn Văn Nghệ
Bài Viết Của
Nguyễn Văn Nghệ
VIỆC SỬ DỤNG LỌNG – TÀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN NAY
SẮC CHỈ LÀ GÌ VÀ AI CÓ QUYỀN BAN HÀNH SẮC CHỈ?
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
LINH MỤC GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN LÀ TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM “TRỌN NIỀM KÍNH CHÚA, TRỌN NIỀM NGAY VUA”
GIÁM MỤC LAMBERT DE LA MOTTE ĐẾN THĂM HỌ ĐẠO CÓ TÊN LÂM THUYỀN HOẶC LÀM THUYỀN?
MYRRHA TRONG TIẾNG LATIN ĐƯỢC DỊCH LÀ MỘC DƯỢC HAY MỘT DƯỢC?
TỪ NGỮ “ĐẦU THAI” CÓ VẺ CÓ ÂM HƯỞNG NHÀ PHẬT
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI
MỘT SỐ TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TANG LỄ
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “LƯƠNG DÂN & GIÁO DÂN”
QUÁ KHÓA: MỘT TRONG CÁC BIỆN PHÁP TRIỀU ĐÌNH HUẾ ÉP BUỘC NGƯỜI THEO ĐẠO DA TÔ PHẢI BỎ ĐẠO
PHONG TRÀO “SÁT TẢ” NĂM 1885 TỪ QUẢNG NAM VÀO ĐẾN BÌNH THUẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA MỘT GIÁO DÂN CÒN SỐNG SÓT
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!
MÙA CHAY VÀ VIỆC BÀI TRỪ HÚT THUỐC LÁ
CHỮ KHIÊM TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Mừng Chúa Giáng Sinh đọc “Như Tây ký” của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ CHO NGƯỜI CHẾT SAU KHI CHẾT ĐƯỢC 49 NGÀY
CẦN XÓA BỎ THÀNH KIẾN: “THEO ĐẠO LÀ THEO TÂY”!
KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM (24/11/1960)
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ CHO NGƯỜI CHẾT SAU KHI CHẾT ĐƯỢC 49 NGÀY

 

 

 Có nhiều gia đình Công giáo có người thân trong gia đình qua đời đúng 49 ngày thì xin lễ cầu cho linh hồn ấy, gọi là xin lễ giáp 49 ngày. Thấy vậy tôi mới hỏi: Tại sao không xin lễ vào ngày thứ 48 hoặc ngày thứ 50 sau khi mất mà lại phải nhất định là phải vào ngày thứ 49 sau khi mất? Họ ấp a ấp úng rồi mới trả lời: Thấy bên Phật giáo họ cúng lớn vào ngày thứ 49 sau khi mất gọi là “chung thất” nên tôi cũng xin lễ vào ngày thứ 49 sau khi người thân mất.

   Tôi đã đem vấn đề này hỏi nhiều linh mục về ý nghĩa việc xin lễ 49 ngày sau khi mất và chỉ nhận được câu trả lời là : Giáo dân xin lễ thì tôi dâng lễ thôi, còn vì sao xin đúng vào ngày thứ 49 sau khi mất thì tôi chịu thua!

   Theo tinh thần kinh Địa Tạng và quan điểm của Phật giáo Bắc tông nói chung thì thần thức của một người sau khi chết đều phải trải qua giai đoạn trung gian gọi là “thọ thân trung ấm”. Giai đoạn thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã tạo ra. Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục). Như vậy, trong vòng 49 ngày sau khi mất, nhiều linh hồn chưa tìm được cảnh tái sanh và những linh hồn đó ở giai đoạn gọi là thọ thân trung ấm. Ngày thứ 49 là ngày cuối cùng để những linh hồn còn ở giai đoạn thọ thân trung ấm tái sanh vào một trong sáu cõi của lục đạo. Chính vì vậy vào ngày thứ 49 sau khi người thân mất, gia đình tổ chức cúng trai chay, mời các tăng, ni, Phật tử đến tụng niệm để linh hồn người thân không phải tái sanh vào cõi súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

   Người Công giáo thì khác, họ tin rằng, khi con người vừa tắt thở là Chúa sẽ phán xét ngay người ấy để thưởng phạt một cách công minh chứ không phải đợi đến 49 ngày sau khi mất. Nếu chúng ta xin lễ cầu cho người thân sau khi chết được 49 ngày thì không hợp với tín điều của người Công giáo.

Trong nghi lễ tang tế của người lương (đạo Thờ cúng ông bà) họ không có lễ cúng 49 ngày sau khi mất. Sau khi chôn cất xong thì gia đình sẽ Tế ngu trong ba ngày gọi là Tam ngu (ngu có nghĩa là yên vui hồn người chết). Trong vài thập niên gần đây, các gia đình Công giáo sau khi chôn cất xong cũng có lệ đọc kinh  ba đêm cầu cho người chết mới chôn để khẩn xin Chúa tha bớt phần phạt để sớm hưởng nhan thánh Chúa hoặc giáp 100 ngày, người lương họ làm lễ Tốt khốc (dừng khóc, bớt buồn), người Công giáo cũng xin lễ giáp 100 ngày. Những nghi lễ như vậy chúng ta cần hội nhập mà không thấy trái với giáo lý đức tin.

   Riêng với lễ cầu cho người chết giáp 49 ngày sau khi chết, thì các linh mục nên giải thích rõ ràng cho giáo dân hiểu là chúng ta hội nhập ngày ấy vào nghi lễ đạo Công giáo thì không hợp với giáo lý đức tin cho lắm! Cần phải loại bỏ, nếu không, người Phật giáo  Bắc tông nhìn vào sẽ sinh ra hiểu nhầm.

 

                                  Nguyễn Văn Nghệ

                         Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!