Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nguyễn Văn Nghệ
Bài Viết Của
Nguyễn Văn Nghệ
VIỆC SỬ DỤNG LỌNG – TÀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN NAY
SẮC CHỈ LÀ GÌ VÀ AI CÓ QUYỀN BAN HÀNH SẮC CHỈ?
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
LINH MỤC GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN LÀ TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM “TRỌN NIỀM KÍNH CHÚA, TRỌN NIỀM NGAY VUA”
GIÁM MỤC LAMBERT DE LA MOTTE ĐẾN THĂM HỌ ĐẠO CÓ TÊN LÂM THUYỀN HOẶC LÀM THUYỀN?
MYRRHA TRONG TIẾNG LATIN ĐƯỢC DỊCH LÀ MỘC DƯỢC HAY MỘT DƯỢC?
TỪ NGỮ “ĐẦU THAI” CÓ VẺ CÓ ÂM HƯỞNG NHÀ PHẬT
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI
MỘT SỐ TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TANG LỄ
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “LƯƠNG DÂN & GIÁO DÂN”
QUÁ KHÓA: MỘT TRONG CÁC BIỆN PHÁP TRIỀU ĐÌNH HUẾ ÉP BUỘC NGƯỜI THEO ĐẠO DA TÔ PHẢI BỎ ĐẠO
PHONG TRÀO “SÁT TẢ” NĂM 1885 TỪ QUẢNG NAM VÀO ĐẾN BÌNH THUẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA MỘT GIÁO DÂN CÒN SỐNG SÓT
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!
MÙA CHAY VÀ VIỆC BÀI TRỪ HÚT THUỐC LÁ
CHỮ KHIÊM TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Mừng Chúa Giáng Sinh đọc “Như Tây ký” của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ CHO NGƯỜI CHẾT SAU KHI CHẾT ĐƯỢC 49 NGÀY
CẦN XÓA BỎ THÀNH KIẾN: “THEO ĐẠO LÀ THEO TÂY”!
KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM (24/11/1960)
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH ĐỌC “NHƯ TÂY KÝ” CỦA BỒI SỨ NGỤY KHẮC ĐẢN


 

   Cụ Ngụy Khắc Đản (1817- 1873) người xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh. Thi đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (1841) và đỗ Thám hoa khoa Bính Dần (1856). Sau đó được bổ làm Tri phủ phủ Thăng Bình (Quảng Nam), rồi thăng Án sát tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian làm Án sát Quảng Nam, cụ nhận thấy việc dùng uy vũ bắt ép những giáo dân theo đạo Da tô bỏ đạo không có kết quả. Đối với những giáo dân trung kiên cho dù dùng hình phạt gì đi nữa họ vẫn không sờn lòng: “Liều mình trấn nước cớ chi/ Gông cùm lòi tói đeo trì cũng mang”. Nên cụ Ngụy Khắc Đản đã làm bài “Hoán mê khúc” kêu những người theo đạo Da tô: “Tin chi Tây giáo truyền qua/ Can vào quốc pháp, can ra tội người”. Trong bài Hoán mê khúc, cụ Ngụy Khắc Đản dẫn chứng một số chuyện mà theo cụ cho là hoang đường trong đạo Da tô: “Ai nấy thử nghe lời giải thích/ Đạo Tây kia đích đáng vào đâu?/ Phép truyền ba sự nhiệm mầu/ Nghĩ ra nào có thông đầu suốt đuôi?/ Một rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi/ Trời sao mà lại một Trời chia ba?/ Hai rằng: sự tích Đức Bà/Đồng trinh mà đẻ ấy là có mô?/ Ba rằng: sự Chúa Da tô/ Tội mình chưa khỏi mà mua tội người!/ Điều chi điều chẳng nực cười/ Thế mà thiên hạ dưới đời cũng tin”.

   Xem ra cụ Ngụy Khắc Đản có tư tưởng tiến bộ hơn các quan lại cùng thời. Những quan lại bất tài chỉ biết khuyên giáo dân theo đạo Da tô bỏ đạo bằng cái thứ lý luận của bọn vũ phu thất học: “Đứa nào cứng cổ cượng co/Dây roi có đó, nọc vồ có đây”. Cụ Ngụy Khắc Đản đã dùng lý luận đạo đức, văn hóa để khuyên nhủ giáo dân theo đạo Da tô mau tỉnh ngộ lại. Bởi cụ Ngụy Khắc Đản hiểu rõ: uy vũ không thắng nỗi đạo giáo bao giờ! Đó là lý do thúc đẩy cụ Ngụy Khắc Đản sáng tác bài “Hoán mê khúc”[1].

   Tháng 5 năm Quý Hợi (1863) “Sai Hiệp biện Đại học sĩ là Phan Thanh Giản, Lại bộ Tả Tham tri Phạm Phú Thứ, Án sát Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản đi sang sứ Tây dương (Thanh Giản sung làm Chánh sứ,Phú Thứ sung làm Phó sứ, Khắc Đản sung làm Bồi sứ)”[2] để thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường). Phái đoàn đi sứ sang Pháp và Y pha nho đến tháng 2 năm Giáp Tý (1864) thì về đến Huế: “Sứ bộ sang Tây về tới Kinh, vua cho Phan Thanh Giản lãnh Thượng thư bộ Lại, Phạm Phú Thứ làm Tả Tham tri bộ Lại, Ngụy Khắc Đản lấy hàm Quang lộc tự khanh Biện lý bộ Binh”[3]. Trong chuyến hành trình đi sứ sang Tây, cụ Phạm Phú Thứ thuật lại trong “Tây hành nhật ký”. Riêng cụ Bồi sứ Ngụy Khắc Đản cũng viết về chuyến đi trong tập “Như Tây ký”[4]. Như Tây ký của cụ tường thuật những điều mắt thấy tai nghe về tôn giáo, văn hóa, chính trị, quân sự, thương nghiệp, y tế, âm nhạc…của nước Pháp và các vùng lân cận.

   Riêng lãnh vực tôn giáo, cụ Bồi sứ Ngụy Khắc Đản viết về Do Thái giáo, Da tô giáo (Công giáo), Tin lành, Hồi giáo. Cụ Bồi sứ Ngụy Khắc Đản sau khi nghe kể về cuộc đời của Chúa Giêsu, cụ thuật lại trong Như Tây ký (trong sách xuất bản chỉ có nguyên văn chữ Hán và bản dịch không có bản phiên âm): “Da tô[5] tắc Xu diêu quốc[6] nhân dã. Xu diêu nguyên tại hải trung đông ngạn, kim thuộc Tu du ki quốc[7], nhi kỳ di tán xứ Tây phương chư quốc” (Da tô [Jésus] là người nước Xu [Judea]. Xu diêu [Judea] nằm ở bờ đông của biển, nay thuộc nước Tu du ky [Turquie/ Thổ Nhĩ Kỳ]. Dân xứ này sống tản mác trong các nước phương Tây”[8]

   Viết về Đức Maria: “Da tô chi mẫu Ma di a giả, Biết lê hem hương nhân[9]. Sơ dĩ xử nữ thỉ nguyện vi đồng trinh, mộng thần nhân cáo chi viết: Cứu Thế Chúa đang thác kỳ hoài dĩ sinh, nãi hữu thần (thử ngữ Anh cát lợi nhân bất chi tín). Hương trung hữu mộc tượng nhân, danh Du de lão nhi bần, diệc mộng thần nhân cáo chi viết: Cứu Thế Chúa đang thác Ma di a dĩ sinh, nghi hộ dưỡng chi. Ký nhi Da tô sinh ư kỳ hương chi lư cứu trung. Cái vị giai Da tô tự trạch kỳ tân khổ xứ dã” (Mẹ của Da tô[Jésus] là Ma di a [Maria] người làng Biết lê hem [Bethlehem]. Thuở ban đầu giữ phận xử nữ phát nguyện làm đồng trinh, trong mộng được thần nhân cho hay rằng: vị Chúa Cứu Thế đang thác trong bào thai để chào đời, thế là bà có thai (câu chuyện này người Anh cát lợi nay không cho là đáng tin[10]). Trong làng có người thợ mộc tên là Du de [Giuse/Joseph], già lại nghèo, cũng được thần báo mộng rằng: Chúa Cứu Thế đương thác sinh bởi Ma di a[ Maria], hãy nên che chở nuôi dưỡng đứa bé ấy. Đến khi Da tô [Jésus] được sinh ra trong chuồng lừa ở trong làng, thiên hạ đều bảo Da tô [Jésus] tự chọn nơi gian khó).

   Đặt tên cho hài nhi: “Thời Du de tựu dĩ mộng cáo Ma di a, huề Da tô giai quy, nhi danh chi viết: Du nhi Cơ di si tô (Du nhi vị Cứu Thế dã, Cơ di si tô vị tằng thụ pháp du dã danh chi viết: Da tô viết Cơ đốc giai kỳ cận âm dã” (Thuở ấy Du de[Giuse] đem lời mộng triệu ấy kể cho Ma di a[Maria] biết, rồi mang Da tô[ Jésus] về cùng chăm nuôi, đặt tên là Du nhi Cơ di si tô [Jésus Christus/ Giêsu Kitô] (Du nhi [Jésus] là vị Cứu Thế; Cơ di si tô[Christus/Kitô] đã từng chịu phép xức dầu. Các tên gọi Da tô, Cơ Đốc đều gần âm này[11]).

    Ba vị đạo sĩ đến chiêm bái hài nhi Giêsu: “ Ư thị dạ hữu dị tinh, hiện Xu diêu chi đông, hữu Phê dơ xe quốc giả, kỳ nhân tinh ư chiêm hậu chi thuật, nhi bất năng đoán. Thời hữu tù trưởng tam nhân phương kỳ nghị chi, hữu thần nhân ngữ chi viết: Cứu Thế Chúa ư sanh hỹ? Thị dĩ thử tinh báo ứng, nghi cầu nhi sự chi, ư thị tam nhân, cụ hương hoa thứ phẩm, hướng tinh dĩ hành, tinh diệc tùy chi. Nhược đạo dẫn nhiên, cập chí Da tô xứ, nhi dị tinh hốt ẩn. tam nhân giả kiến Da tô dĩ quy. Quá Xu diêu tù ngôn kỳ dị. Xu diêu tù nghi chi. Nhiên bất tri kỳ nhân. Lệnh Xu diêu dân, phàm ư thị thời sơ sanh trưởng nam vô đắc cử giả”(Đêm hôm ấy có sao lạ hiện ở phía đông xứ Xu diêu [Judea]. Có người nước Phê dơ xe [Perse, Ba Tư, tức Iran] tinh thông thuật chiêm tinh nhưng cũng không đoán được. Khi ấy ba vị tộc trưởng[12] đang cùng nghị luận thì có thần nhân nói rằng: Chúa Cứu Thế đã chào đời, vậy vì sao này là báo ứng, hãy nên cầu [kiến] mà phụng sự Chúa. Thế là ba vị tộc trưởng soạn đầy đủ lễ nghi vật phẩm, theo hướng vì sao mà đi theo. Vì sao cũng thuận theo tựa như dẫn lối, cho đến nơi ở của Da tô [Jésus] thì sao lạ bỗng nhiên ẩn đi. Ba vị tộc trưởng gặp được Da tô [Jésus] rồi mới trở về, qua xứ Xu diêu[Judea] gặp tộc trưởng thuật lại sự kỳ lạ[13]. Tộc trưởng Xu diêu [Judea] ngờ vực nhưng không biết người, bèn lệnh cho dân Xu diêu [Judea], hết thảy trẻ sơ sinh nào vào thời điểm ấy khi trưởng thành đều không được tiến cử[14])

   Gia đình Thánh gia trốn sang nước Ai Cập: “Thần hựu dĩ cáo Du de noa chi dĩ đào, vãng cư ư Ê dịch quốc[15] (kim Kê thành ngoại đích sổ lý hứa sở hữu cổ thụ vân Da tô mẫu tử hành gian sở khế dã. Kim Tây phương giáo nhân đa nhân chi quảng vi ba viên lai quan giả, đa chí kỳ danh dĩ vi vận sự). Thập dư niên phục hồi Xu diêu” (Thần lại báo cho Du de [Giuse] biết mà bế Da tô [Jésus], chạy tới cư ngụ ở nước Ê dịch [Egypte/Ai Cập]( nay ngoài thành Kê [Caire, tức Cairo] khoảng vài dặm có gốc cổ thụ là nơi mẹ con Da tô [Jésus] nghỉ chân. Ngày nay giáo dân phương Tây tới tham quan vườn chuối, ghi lại tên tuổi để làm kỷ niệm đẹp[16]). Mười mấy năm sau trở lại Xu diêu [Judea]).

   Trước khi đi sứ sang Tây, cụ Ngụy Khắc Đản đã mang nặng thành kiến không tốt về đạo Da tô: “Âu hẳn bởi mê man Tả đạo/Nghe Tây dương dạy bảo lẽ sai”. Khi sang Tây, cụ đã tiếp cận với lịch sử của đạo Da tô, nên cụ cố gắng thuật lại một cách rõ ràng về đạo Da tô. Do hành trình đi sứ cả đi lẫn về chỉ có 7 tháng và bận rộn với nhiều công việc của sứ bộ và chỉ nghe qua một đôi lần cho nên việc ghi chép của cụ không thể tránh nhầm lẫn, sai sót. Tuy vậy Như Tây ký là văn bản để vua Tự Đức và các quan trong triều đình Huế tiếp cận về đạo Da tô một cách thấu đáo bởi một vị quan trong triều ghi chép lại..

                                              Nguyễn Văn Nghệ

                                  Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Chú thích:

[1]-   Lam Giang& Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam, In lần thứ nhất. Tác giả tự xuất bản, 1970, tr.271- 272, 274-275, 278, 280.

[2]-   Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 812

[3]-   Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 839

[4]-   Như Tây ký là văn bản viết tay, dày 180 trang, khổ sách 29x30cm. Có tất cả 2239 từ (chủ yếu là chữ Hán có xen lẫn đôi chữ Nôm) mang ký hiệu A.764, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

[5]-   Da tô là âm Hán Việt tên Jésus được phiên âm sang chữ Hán. Lâu nay nhầm lẫn được viết là “Gia tô”.

[6]-   Xu diêu quốc: Nước Xu diêu tức là xứ Judea. Sách Kinh Mục lục của Địa phận Qui Nhơn ghi là “nước Giu dêu”. Cụ Ngụy Khắc Đản khi phiên âm các địa danh, nhân danh của phương Tây, không tuân theo một quy tắc nào cả, Chỉ nghe âm đọc lên rồi phiên âm sang chữ Hán Nôm theo ý riêng của cụ.

[7]-  Thời điểm cụ Ngụy Khắc Đản đi sứ Tây dương năm 1863-1864, thì vùng Palestine (bao gồm xứ Judea) bị Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) xâm chiếm

[8]-   Ngụy Khắc Đản, Như Tây ký (1863-1864) (Phiên dịch và khảo cứu: Cao Việt Anh), Nxb Đại học Sư phạm (bài viết sử dụng bản dịch của Cao Việt Anh).

[9]-  Maria và Giuse không phải người làng Bethlehem, mà là Nazareth. Bethlehem là tổ quán (quê quán của tổ tiên) của Giuse. Giuse đã đem Maria về thành Bethlehem để khai dân số và sinh hạ Đức Giêsu tại Bethlehem.

[10]-   Chi tiết này, cụ Ngụy Khắc Đản chú thích sai. Tín điều Đức Maria sinh con mà vẫn còn đồng trinh chỉ có tín hữu Tin lành không công nhận mà thôi. Dân Anh cát lợi theo Anh giáo vẫn tin Đức Maria đồng trinh.

[11]-   Du nhi Cơ di si tô: phiên âm tên Jesus Christus. Trước đây người Công giáo Việt Nam đọc “Giêsu Ki ri xi tô”, nay đọc là Giêsu Kitô. Chỗ này cụ Ngụy Khắc Đản không phiên âm Jesus thành Da tô mà lại phiên âm thành “Du nhi”. Thế kỷ XIX người Việt Nam phiên âm tên Jesus bằng nhiều cách. Trong bài Sát Tả bình Tây hịch bằng chữ Hán phiên âm là “Chi thu”: “Chúa Trời, Chi thu chi thuyết, phục uế thính văn” (Tin nhảm, tin xằng, bịa đặt Chúa Trời, Giêsu). Trong bài “Vè đánh đạo” cụ Tú Quỳ(1828- 1926) lại phiên âm là “Du di”: “Bắt Chúa Du di/Nhà phước đá đi/Nhà chung quét sạch”.

[12]-   Bản chữ Hán ghi: “Tù trưởng tam nhân”, dịch giả Cao Việt Anh dịch là “ba vị tộc trưởng”. Trước đây người Công giáo Việt Nam gọi là “Ba ông vua” và gọi tắt là Ba Vua. Nay gọi là Ba nhà Đạo sĩ.

[13]-  Chi tiết này cụ Ngụy Khắc Đản thuật lại sai. Ba vị “tộc trưởng” ấy gặp vua Herode trước rồi mới đến chiêm bái hài nhi Giêsu(xem Kinh Thánh Tân ước Mattheo chương 2, câu 1-12).

[14]-   Chi tiết này cùng thuật lại sai. Sau khi ba vị “tộc trưởng” đi đường khác mà về, thì vua Herode tức giận giết tất cả trẻ em nam thành Bê lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống “tính theo thời gian ông đã hỏi kỹ nơi các đạo sĩ” (xem Kinh Thánh Tân ước Mattheo chương 2, câu 16-18)

[15]-   Ê dịch quốc nay gọi là Ai Cập. Người Công Giáo Việt Nam xưa gọi là nước Ê giếp tô.

[16]-   Đoạn nói đến vườn chuối không thấy ghi trong Kinh Thánh.

 

   

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!