Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Bài Viết Của
Francis Assisi Lê Đình Bảng
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
Trường ca NẾP NHÀ NAZARETH
Đọc thơ tình yêu Lê Đình Bảng - Bùi Công Thuấn
KINH CẦU LỄ TRO MÙA CHAY
HIỆN TƯỢNG LỤC BÁT TRONG THI CA VIỆT NAM
TẢN MẠN CHUYỆN RỒNG… RẮN LÊN MÂY
BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
TỪ SILENT NIGHT HOLY NIGHT … ĐẾN ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG.
BÁO CHÍ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HÀNH TRÌNH THẾ KỶ - MỘT THOÁNG NHÌN
HÁT TRÊN ĐỈNH TRỪƠNG SƠN
KINH SÁCH NGUYỆN GIỖ CẦU HỒN - MỘT DI SẢN ĐỨC TIN VĂN HÓA
THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC ĐÔI QUÊ
THƯ EM TÊRÊSA GỬI CHỊ PAULINE - Kính đâng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI
TỪ KINH NHẬT MỘT “MAGNIFICAT” ĐẾN BÀI THƠ “LA VIERGE À MIDI”... VÀ...
VĂN CÔI THÁNH NGUYỆT TÁN TỤNG THI CA.
MỘT CHÚT TÌNH CỎ HOA
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Bập bềnh trên sông bao la... rằm trung thu, nhớ Lm - nhạc sĩ Phương Linh
TÔI SẼ LÀM MƯA HOA HỒNG
TÔI CÓ LÀ CHI CŨNG NHỜ ƠN CHUÁ
CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ DI SẢN HÁN NÔM
TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU
Mẹ La Vang, Mẹ Giáo Hội Việt Nam
VỀ LAVANG, VỀ NHÀ MẸ TRĂM GIAN
MỘT CHÚT TÂM TÌNH CỎ HOA
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Ở MỘT MIỀN QUÊ KHÁC
GIỮA BAO LA ĐẤT TRỜI
TỚI PHIÊN CHẦU LƯỢT NHỚ VỀ THÔNG CÔNG
NGUYỆN CẦU
BÀI NGỢI CA CHÚA TRỜI (Cảm hứng từ kinh nguyện Magnificat)
MẶT TRỜI Ở PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI DÂNG
CON VỀ XỨ MẸ MÙA HOA
ME NHƯ TRĂNG Ở ĐẦU NGUỒN
PHẦN HỒN CỦA MỘT LỄ HỘI DÂNG HOA
NỢ TRĂM NĂM BAO GIỜ TRẢ ĐƯỢC?
TỪ KINH CẦU ĐỨC BÀ ĐẾN THÁNH MẪU THI KINH
TÔI LÀM THƠ, NGHĨA LÀ TÔI CẦU NGUYỆN
PHẦN HỒN CỦA MỘT LỄ HỘI DÂNG HOA


Lê Đình Bảng

1. Ở thời điểm này, đời sống cộng đoàn xứ đạo – nhà thờ mình vừa êm ả đi qua những tháng ngày sa mạc, chay tịnh, sám hối. Vẫn còn cái cảm xúc ngất ngây vồn vã, trào dâng lên đỉnh điểm của Phụng vụ Tuần thánh – Tam nhật Vượt qua và đại lễ Phục sinh. Màu trắng thuần khiết và sang trọng nơi lễ phục của chủ tế mang ý nghĩa trọn vẹn của một cuộc thanh tẩy, của một quá trình vượt thoát tội lỗi, của một trời mới đất mới. Trong khi Tuần Bát nhật như một trạm dừng, môt bản lề khai mở tiếp diễn Mùa Phục sinh thì tháng 5 đầu hè lại là một chuyển giao thời vụ giữa lúa mùa và lúa chiêm, giữa tiết trời nắng và mưa, giữa cái cảm giác bứt rứt khó chịu và chậm rãi, thư nhàn. Phụng vụ và nhịp đời như đã cộng sinh, đã chuyển hóa thật diệu kỳ, mênh mang.

Vâng, Tháng 5 dâng hoa Kính Đức Mẹ, từ lâu lắm rồi trong nề nếp sinh hoạt của hầu hết các nhà thờ – xứ đạo Việt Nam ta, đã là một trong những lễ và hội lớn, có bài bản, kinh văn. Nó vừa chuyên chở được một nội dung thiêng thánh, lại vừa thể hiện được khá nhiều màu sắc, nét vẻ, cung cách, khả dĩ thu hút đông đảo quần chúng. Đến để xem, để nghe và để sống chan hòa những khoảnh khắc đức tin – lòng đạo: Nguyện cầu bằng văn hóa nghệ thuật. Phải tài hoa, nho nhã và đạo hạnh lắm, cha ông ta mới cưu mang, sinh thành được cái nỗ lực sáng tạo vận dụng ấy từ nguồn mạch phụng vụ, đưa nó vào đời sống. Rõ ràng, Lễ hội Dâng hoa (LHDH) đã diễn ra trong một không gian – thời gian đậm đặc mùi đạo. Rõ ràng LHDH là cách cử hành nghi thức hiếu sinh thơm thảo nhất của những người con thuần thành dâng lên Mẹ hiền. Cả đến thiên nhiên đất trời mênh mang kia cũng cưng chiều lòng người nữa là. Này nhé, ở Bắc bộ thì bấc hết, nồm lên, lác đác vài cơn mưa giao mùa. Còn ở Trung và Nam bộ – do thôi thúc của nắng hạn – đã rợp vườn nhà những hoa trái chín mọng, đưa hương. Thì ra, ngay từ thuở xa xưa tít mù, khi truyền thuyết huyền thoại còn thịnh mãn và văn minh nông nghiệp mới chớm nở, loài người đã biết ngắt những chùm hoa đẹp, hái những trái cây ngon ở bìa rừng ven suối hoặc nơi đồng nội để dâng cúng cảm tạ thần linh. Thế rồi, phú quý sinh lễ nghĩa, hoa đi vào cuộc sống từ bao giờ có ai hay.

Hoa cúng kiếng lễ tết, hiếu hỉ, giỗ chạp. Hoa mừng sinh nhật, tuổi tôi. Hoa reo vui tình yêu cưới hỏi trăng mật. Hoa đáp đền ơn nghĩa tổ tiên ông bà, cha mẹ, tôn sư trọng đạo. Hèn chi, người Trung Hoa đã đưa vào danh mục cả một bảng phong thần, gọi là “Thập đại danh hoa”. Mỗi hoa một sắc hương, một biểu tượng hàm ý. Nào thủy tiên, sen, nguyệt quế, đỗ quyên. Nào mẫu đơn, mai, lan, cúc, lý, quỳ. Trong bài vãn Dâng hoa kính Đức Mẹ, có gần đủ ngần ấy thứ hoa thơm cỏ lạ. Mượn hoa để chỉ người. Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung. Tuyệt vời thay hồn vía cổ thi. Hái hoa dâng Mẹ. Múa hát cũng là một lời nguyện cầu, nguyện cầu bằng văn hóa nghệ thuật. Hình tựơng Đavít, Lao Lai Tử cùng thiếu nữ – trẻ em thiếu gì trong Nhã ca và kinh sách thánh hiền.

2. Điều này tự nhiên thôi, bởi “có cầu có thiêng, có kiêng có lành”. Với lại, xét về mặt tự nhiên, Tháng 5 là dịp khánh hạ, dân con trong xứ họ thường có thói quen cầu mát cầu mưa. Ai đã từng sống trong khung cảnh đồng quê yên ả, trong quan hệ xóm làng chân chất, trong tâm tình sùng mộ thiêng liêng, ắt phải cảm nhận được thế nào là mang tình nhà làm nghĩa đạo, đem cuộc sống riêng tây pha quyện vào việc chung, hòa nhập việc phần xác vào việc phần hồn. Không còn nghi ngờ gì nữa, đời sống giáo dân ta đã vận hành cùng con nước, tuần trăng, mùa màng ta đan xen với lễ lạy, quấn quýt mà nhịp nhàng. Xuất phát từ những khu cầu trên, phải chăng Lễ hội Dâng hoa đã mang một tầm vóc, đã có một lịch sử, đã đi vào đời sống. Chẳng phải ngẫu nhiên đâu. Nó bắt nguồn từ một chiều sâu của đức tin – lòng đạo, từ một chiều rộng của nhịp đời gió sương, mưa nắng. Nó tập hợp được những cốt cách tinh hoa từ tình hình đặc điểm cụ thể của nhiều địa phương, của nhiều truyền thống phong tục tập quán, đặc biệt từ dòng chảy văn hóa, tư tưởng và tình cảm tốt đẹp sâu sắc của người mình. Có thể bắt gặp mối đồng cảm ấy khi ta đọc lời dạy sau đây: “Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ: cũng không hệ tại sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin ấy dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta[1].

3. Vào những ngày này, nhà thờ xứ đạo nào mà chả rộn rã dâng hoa, ít là những buổi chiều Thứ bảy hàng tuần. Thế nhưng, không hiểu vì sao LHDH có vẻ như đang nhạt nhòa đi, đang rơi rớt dần, đang vơi vạn nguồn cảm thụ, hấp dẫn?

Là người trót mang chút máu lễ hội truyền đời, bản thân kẻ viết bài này nhiều năm sống mê mải trong hương khói hội hè vang rền nền nảy đạo đời ấy. Vậy mà có đôi lúc vẫn xót xa, chạnh buồn. Cứ loay hoay ngẩn ngơ, mãi mà chẳng tìm ra câu giải đáp thỏa đáng. Nói đâu xa, mùa Thương Khó vừa rồi, lang thang đến một số nhà thờ, tôi chăm chú xem xem người ta “Ngắm 15 Sự thương khó” và “Kiệu bắt, đóng đanh, tháo danh, Dâng hạt, táng xác, than mồ Chúa Giêsu” ra làm sao. Thấy cũng đủ cả lễ bộ, cũng đường bệ bốn cái uy nghi (đi-đứng-bái-quỳ), cũng i a trầm bổng ca vãn đàng hoàng. Thế mà nghe mà xem nó cứ dài dại, vật vờ, vô hồn vô cảm làm sao ấy! Nhìn xuống những hàng ghế, rặt những ông già bà cả, những cây đa cây đề muôn năm trước! Trai thanh gái lịch đi đâu hết rồi? Tại sao và tại sao? Lòng đạo đức dân gian là vốn quý kia mà![2]

Nghĩ cho cùng, có thể, vì những tinh hoa truyền thống của LHDH không được kế thừa và phát huy đúng mức? Chuyện sao chép nguyên mẫu, thiếu động não, thiếu sáng tạo và thiếu cải biên thường dễ rơi vào đơn điệu, lạc loài, nhàm chán. Có chăng, chỉ làm sống lại một hồi ức xửa xưa rất xa lạ, rất thụ động đối với cảm thụ nhanh gọn của người đương thời. “Hát lâu và chầu mỏi” không còn phù hợp với đời sống đô thị – công nghiệp nữa. Cũng có thể, vì nôn nóng muốn cách tân triệt để, muốn pha trộn đánh đồng, dung hợp tất cả cũ mới bằng một số sáng kiến thay thế không xứng tầm mà hậu quả chỉ là những màn trình diễn tạp kỹ, chắp vá, lai căng, xôi đỗ, không hài hòa. Ở đây, tôi muốn nói tới cái hiện tượng “các liên khúc Dâng hoa” – tập hợp một vài ca khúc làm nền để múa minh họa – một loại hình khá phổ biến, dễ chấp nhận. Đơn giản, vì dễ hát, dễ múa, dễ dàn dựng, vừa mắt vừa tai của một công chúng đã quen nghe – nhìn các shows sân khấu truyền hình. Bảo nó là “Dâng hoa”, bảo nó là “Diễn nguyện”, là “Nghi thức Phụng vụ” e có khiên cưỡng và cường điệu chăng? Xin dành để rộng đường, chờ dư luận phát xét, tiếp thu.

Đành rằng tranh thủ được tài hoa, kỹ xảo, điệu nghệ của những nhà vũ đạo, tập hợp được đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại (máy móc, thiết bị)và được đầu tư bằng nhiều nguồn (dàn dựng, kịch bản, sân khấu, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng, trang phục) là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu mới, thời đại mới, con người mới. Tuy nhiên, cả hai cách làm trên vẫn để lộ ra một số tồn tại hạn chế, từ cung giọng đến cử điệu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung chuyển tải. Không đơn giản như cái thú được đọc một tờ báo, được nghe một bản nhạc, được xem một cuốn phim hay choáng ngợp trước những chùm video-clips trên màn ảnh truyền hình. Đến với LHDH, bên cạnh và bên trên những nhu cầu tự nhiên ấy, người ta còn muốn kiếm tìm và được thỏa mãn cái nhu cầu tâm linh, nhu cầu thiêng liêng nữa. Một tâm tình đạo hạnh, một va chạm thăng hoa bay bổng thông qua cảm xúc của thẩm mỹ, của văn hóa nghệ thuật. Khi ấy, đức tin đã thấm đẫm vào cảm xúc lễ hội, trở thành hơi thở dạt dào trong máu thịt của cộng đoàn. Từ chuyển dịch văn hóa đến tiếp biến văn hóa và phát triển văn hóa để phục vụ đức tin phải là một dụng công diễn ra trong một quá trình lâu dài, bền bỉ, thánh thiện. Phải thổi được cái hồn là đức tin, là cầu nguyện vào trong kịch bản ấy. Bằng không, LHDH đơn thuần chỉ dừng lại ở sàn diễn mua vui cho khách hiếu kỳ.

Nghĩ và viết đến đây, tự nhiên tôi liên tưởng tới ca trù, quan họ, hát xẩm xoan, sử thi Tây nguyên và đặc biệt nhã nhạc cung đình Huế, một loại hình biểu diễn nghệ thuật vừa được (11-20030) UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu” của toàn thể nhân loại. Phục hồi và phát huy kịch bản LHDH cho xứng tầm vóc của nó – từ truyền thống đến hiện đại – biết đâu chẳng là việc đáng quan tâm để đầu tư và chăm chút, dưỡng nuôi?

Tháng Hoa Mẹ



[1] Hiến chế Cộng đồng về Giáo hội (GH 67).

[2] Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Hướng Dẫn về Lòng đạo đức bình dân, Roma 2001.

Tác giả: Francis Assisi Lê Đình Bảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!