Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Bài Viết Của
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
TẠI SAO THINH LẶNG LẠI CẦN THIẾT?
BẢN CHẤT CỦA HAM MUỐN
BỐN CÁM DỖ TRÊN ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG
LÀM SAO ĐỂ VIỆC SUY NIỆM LỜI CHÚA TRỞ NÊN THÚ VỊ?
LÀM SAO ĐỂ LỜI CHÚA SỐNG ĐỘNG VÀ HỮU HIỆU?
BA CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT CHÚA
NHỮNG CẠM BẪY KHI CẦU NGUYỆN
CÙNG VỚI MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ
NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH MÙA CHAY
TRẢI LÒNG ĐÓN CHÚA
TAM NHẬT THÁNH LÀ GÌ?
ĐÀNG THÁNH GIÁ (Những người hành hương đầy tràn hy vọng)
LÀM SAO ĐỂ LỜI CHÚA KHÔNG BỊ NHÀM CHÁN?
CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY – BỐ THÍ
LÀM SAO ĐỂ LỜI CHÚA LUÔN TƯƠI MỚI?
LÀM SAO ĐỂ ĐỌC LỜI CHÚA NHƯ ĐỌC THƯ TÌNH?
NĂM ẤT TỴ - TẢN MẠN VỀ CON RẮN ĐỒNG
NIỀM VUI GIÁNG SINH LÀ NIỀM VUI NÀO?
THIÊN CHÚA KHÔNG THỂ KHÔNG BA NGÔI
MỘT NGỘ NHẬN VỀ ƠN CHÚA THÁNH THẦN
NGHỈ HÈ VỚI CHÚA
CÔNG TRÌNH CỦA CHÚA (LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG)
LÀM CHO CHÚNG TA ĐƯỢC ĐỔI MỚI (CHÚA NHẬT TUẦN 6 PHỤC SINH)
HƯỞNG GIA NGHIỆP MUÔN ĐỜI (CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH)
CHUNG HƯỞNG HẠNH PHÚC VÔ BIÊN (CHÚA NHẬT TUẦN 4 PHỤC SINH)
NẮM CHẮC HY VỌNG ĐƯỢC PHỤC SINH (CHÚA NHẬT TUẦN 3 PHỤC SINH)
MÙA CHAY và BIẾN CỐ BIẾN HÌNH
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 và BIẾN CỐ XUẤT HÀNH
SUY NIỆM LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI (ngày 25 tháng 01)
SUY NIỆM LỄ CHÚA HIỂN LINH
SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA THẤT NĂM B
XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI
HƯỚNG NIỀM VUI VỀ NGUỒN HOAN LẠC CỦA MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
NGÔN SỨ ISAIA – NGÔN SỨ CỦA MÙA VỌNG
MÙA VỌNG VỚI KINH MAGNIFICAT
DO BỞI MỘT NGƯỜI, MÀ MỌI NGƯỜI SẼ…
PHẢI HIỂU ƠN “VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI” CỦA MẸ NHƯ THẾ NÀO?
QUYẾT TÂM LÀM VIỆC THIỆN MÀ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?
SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
BA CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT CHÚA


 

Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô (Ga 17,3). Chúa mặc khải những mầu nhiệm cao cả cho những kẻ bé mọn. Không phải xác thịt hay máu huyết, nhưng là, chính Chúa mới mặc khải cho ta biết về Chúa. Vì thế, nếu chúng ta cậy vào sức mình, để rồi tự mãn với những hiểu biết của mình về Chúa, thì chúng ta đang tự ru ngủ mình trong những sai lầm giả dối.

 

Cấp độ 1 – nhận biết từ ngoài: Ta vay mượn từ những gì người khác đã nói, đã viết, đã dạy về Chúa. Những hiểu biết này không đến từ kinh nghiệm sống của ta, mà chỉ đến từ việc ghi nhớ, sao chép và lặp lại. Ta biết rất nhiều điều về Giáo Lý, Thánh Kinh, nhưng chưa từng sống. Ta luôn có nhu cầu chứng minh mình đúng, bằng cách bám vào các thần học gia có danh tiếng và những trích dẫn từ những cuốn sách thần học nổi tiếng. Ta nói được những điều sâu sắc, được người khác ngưỡng mộ, nên, ta cứ tưởng: mình đã đạt đến một trình độ thiêng liêng, thần bí nào đó, nhưng thật ra, ta chỉ đang lạc lối trong mê cung của ngôn ngữ, của kiến thức mà thôi. Nếu ta chỉ dừng lại ở sự vay mượn này, thì những hiểu biết đó sẽ trở thành nhà tù: giam hãm ta trong thói đạo đức giả, vì tưởng mình đã thánh thiện.

 

Cấp độ 2 – nhận biết từ trong: Ta không còn tích lũy kiến thức từ bên ngoài, mà là từ nơi nội tâm của mình, ở đây, ta không còn dễ dãi với chính mình, ta bắt đầu xét lại những động cơ ẩn sau hành động. Đây là ánh sáng đầu tiên, dù còn yếu ớt, nhưng, đã bắt đầu chiếu dọi vào trong những gốc khuất của tâm hồn ta, khơi dậy trong ta một loại trung thực nội tâm, và chính sự trung thực này là cái mầm đầu tiên của tự do: những điều ta từng nghe, từng đọc, giờ đây, đã được chứng nghiệm bằng chính trải nghiệm sâu sắc của đời sống thực. Ta không còn vội vã chia sẻ điều mình biết, không phải vì ích kỷ, nhưng, vì ta đã hiểu: có những thứ không thể diễn đạt bằng lời nói. Nhận biết Chúa từ nơi bản thân hèn yếu mỏng dòn của mình là ngọn lửa âm ỉ cháy từ bên trong, đủ sức thiêu rụi mớ giả tạo còn sót lại trong ta, đây là lúc mà, lời nói và đời sống của ta bắt đầu hòa thành một, nơi không còn khoảng cách giữa điều ta biết và điều ta sống, và chính điều này khiến ta trở nên đáng tin, dù ta chẳng cần cố gắng để thuyết phục ai.

 

Cấp độ 3 – nhận biết từ Chúa: Ta không còn coi bản thân là trung tâm, ta có thể im lặng nghe một cuộc tranh luận thần học mà không cần chen vào, không phải vì ta không có gì để nói, mà vì ta đã thấy rõ điều gì đang vận hành bên dưới. Ta không còn nhu cầu phô diễn những hiểu biết của mình. Ta không thuyết phục ai, nhưng, sự hiện diện của ta đã soi sáng một cách không lời. Ta không còn bắt người khác phải nghe mình, nếu có nói, lời của ta sẽ mang một sự chính xác nhẹ nhàng, không phải kiểu nói hay, mà là nói đúng vào cốt lõi đang bị che lấp. Chính tại nơi đây, mọi khái niệm đều tan rã, mọi nỗ lực diễn giải, mô tả hay phân tích đều trở nên thừa thãi, bởi vì, Thiên Chúa không cần được đặt tên mới hiện hữu. Nhận biết từ Chúa giống như ánh sáng mặt trời, nó không lựa chọn chiếu vào đâu, không cần được ai công nhận là đang chiếu sáng, nó chỉ đơn giản có mặt và chính sự có mặt ấy là ánh sáng.

 

Khao khát học hỏi, tìm hiểu, để ngày càng nhận biết Chúa hơn, đó là một việc làm tốt, rất đáng hoan nghênh. Mỗi cấp độ nhận biết đều có lý do để tồn tại, vấn đề là, chúng ta phải ý thức rằng: tự sức mình, chúng ta không thể nhận biết Thiên Chúa, tất cả đều do bởi tình yêu và ân sủng Chúa, việc của chúng ta là khiêm nhường: dám buông bỏ những hiểu biết từng làm chỗ dựa cho ta, và can đảm từ bỏ tham vọng trở nên thông thái để thống trị người khác. Những hiểu biết về Chúa không phải để phô diễn, không phải để tranh luận hơn thua. Ước gì ta thật sự nhận biết Chúa, để ta sống đơn giản hơn, chân thật hơn, ít lý luận hơn, và ta sẽ sống trong sự hiện diện của Chúa nhiều hơn, rời xa khỏi những ồn ào của những hơn thua về kiến thức, mà bước vào sự tĩnh lặng của sự nhận biết chiêm niệm sâu xa. Ước gì được như thế!

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!