Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà Văn Hương Vĩnh
Bài Viết Của
Nhà Văn Hương Vĩnh
HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT HỨA
LỄ HIỆN XUỐNG
LỄ THĂNG THIÊN
CHÚA LÀM GÌ Ở HỎA NGỤC
NHỮNG NGƯỜI XA LẠ
THANH LIÊM TRÍ THỨC
RỬA CHÂN
MỘT CÕI ĐI VỀ
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
HÀNH TRÌNH CUỐI ĐỜI
TUỔI GIÀ
ƠN GỌI CỦA SONG THÂN NỮ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
NGHỊCH TỬ VÀ HIẾU TỬ
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
NGƯỜI MẸ GIO LINH
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ
VỢ HIỀN
VIỄN KIẾN
BÌNH TĨNH VÀ THÔNG CẢM
SỰ THÀNH THẬT
ẢNH HƯỞNG MÔI TRUỜNG TRÊN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
TÓM LƯỢC PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ XIV VỀ GIA ĐÌNH
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC KẾT THÚC ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII TẠI PHILADELPHIA
LỊCH TRÌNH ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015 - TẠI PHILADELPHIA - USA
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015
XUÂN GIA ĐÌNH
ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA
SAU BỐN THẬP NIÊN
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP - “MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”
SAU BA THẬP NIÊN
AI LÊN NÚI CHÚA
ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO! - “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (TỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II)
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
NẮNG CHIỀU
Tác phẩm Đồng Hành Với Chúa - Bài suy niệm 25
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ!
TÂM TÌNH CẢM TẠ
SAU BA THẬP NIÊN
XUÂN GIA ĐÌNH

  

HƯƠNG VĨNH


 

Tết đến Xuân về

Đối với mỗi người xa quê, “Tết đến Xuân về” là dịp mọi người trở về cố hương, sau một năm bận rộn làm ăn sinh sống nơi phương xa, để chào đón cái Tết ấm áp bên chính gia đình thân yêu của mình.


 

Với người Việt sống tha hương nơi hãi ngoại, “Tết đến Xuân về” là cơ hội làm sống lại bao nỗi thương nhớ đối với quê hương xa xôi diệu vợi!

Tết Ly Hương (1)

Đêm mơ nghe tiếng pháo,
Tưởng đón xuân quê nhà.
Chợ Bến Thành đông đảo,
Phố Nguyễn Huệ đầy hoa.

Đêm giao thừa rộn rã,
Đi hái lộc đầu năm,

Kẻ đến chùa lạy Phật,
Người vào Lăng
(2) xin xăm.

Mai vàng tươi hương sắc,
Chào mùa Xuân thiêng liêng,
Người người vui mở hội,
Cùng đón Xuân mọi miền.

Trên bàn thờ ngày Tết:
Đủ bánh, mứt, rượu, trà;
Thịt kho tàu dưa giá,
Hoa trái cúng ông bà.

Chợt giật mình tỉnh mộng,
Giữa đêm trường quạnh hiu:
Tết về trên Bắc Mỹ,
Trời lạnh giá tịch liêu!

Đại Hội Thế Giới các Gia Đình lần thứ VIII – 2015

Liên quan đến GIA ĐÌNH, trong năm 2015, đã diễn ra một biến cố lớn lao đối với Giáo Hội Công Giáo và cả thế giới nữa: đó là Đại Hội Thế Giới các Gia Đình lần thứ VIII.

Vào các ngày 22-27/9/2015, tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ, đã khai diễn Đại Hội nói trên, do Tổng Giáo Phận Philadelphia phụ trách tổ chức với sự phối hợp của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, dưới sự chủ sự của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chủ đề của Đại Hội năm 2015: Tình yêu là sứ mạng của chúng ta – để gia đình được sống dồi dào. Hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo khắp nơi đã đến tham dự, từ 100 quốc gia – trong đó có VN.

Theo CNN, trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội thứ VIII nầy ở Philadelphia do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, trên một triệu người đã hiện diện.

Lịch Trình Đại Hội Thế  Giới các Gia Đình lần thứ VIII - 2015  

Chủ đềTình yêu là sứ mệnh của chúng ta – để gia đình được sống dồi dàocủa Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ VIII đưọc thuyết trình dưới nhiều đề tài khác nhau do các thuyết trình viên danh tiếng, gồm giáo sĩ (các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và một Mục Sư) hay giáo dân (các giáo sư tiến sĩ hay những chuyên viên).

THỨ BA – 22.09.2015, đề tài đầu tiên: “Sống Như Hình Ảnh Của Thiên Chúa”.

THỨ TƯ –  23.09.2015, các đề tài: “Ánh Sáng Của Gia Đình Trong Một Thế Giới Tối Tăm”, “Những Đôi Vợ Chồng Thánh Thiện”, Tính Phong Nhiêu Của Tình Yêu Kitô-giáo”, “Xây Lại Hội Thánh Của Thầy Từ Nền Tảng Sống Đời ‘Hội Thánh Tại Gia’”.

THỨ NĂM – 24.09.2015, các đề tài: “Ý Nghĩa Của Tính Dục Con Người”, “Yêu Thương Qua Các Thế Hệ: Ông Bà và Các Cụ”, “Gia Đình: Một Mái Ấm Cho Con Tim Mang Thương TíchSức Mạnh Của Gia Đình Trong Những Thời Điểm Xa Cách Nhau”.

THỨ SÁU 25.09.2015 – ngày cuối của Đại Hội –  các đề tài: “Niềm Vui Của Tin Mừng về Đời SốngĐến Với Tha Nhân Qua Những Phương Cách Chân Tình Và Hữu Hiệu”.

Bài Giảng của ĐTC Phanxicô  kết thúc Đại Hội Thế Giới các Gia Đình lần thứ VIII


 

Trong bài giảng, ĐTC cho biết ông Môisê và Chúa Giêsu trách cứ những cộng tác viên có tinh thần khép kín và cảm thấy bị vấp phạm vì tự do của Thiên Chúa.


 

ĐTC cũng cho biết những cử chỉ gia đình rất bé nhỏ nhưng dịu dàng, thương mến, cảm thông… làm cho cuộc sống luôn có hương vị của mái ấm gia đình. Các gia đình là những Giáo Hội tại gia đích thực!


 

ĐTC nhắn nhủ: vào cuối Đại Lễ nầy, thách đố cấp thiết phải bảo vệ căn nhà chung của chúng ta, đòi hỏi phải cố gắng liên kết toàn thể nhân loại trong sự tìm kiếm một sự phát triển lâu dài và toàn diện.


 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa dẫn những người tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới và toàn thể thế giới Công Giáo hướng về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thứ  XIV vào tháng mười  ở Vatican, bàn về gia đình.


 

Tóm Lược Phúc Trình Chung Kết Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Thứ XIV Về Gia Đình  


 

THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI LẦN THỨ XIV – trong phiên họp khoáng đại cuối cùng là phiên thứ 18 ngày 24/10/2015 – đã kết thúc với bản PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT, sau khi đã thông qua với đa số 2 phần 3, tức tối thiểu 177 phiếu trên 265 nghị phụ hiện diên, nhằm hướng đi tích cực cho việc MỤC VỤ GIA ĐÌNH trong hoàn cảnh xã hội ngày nay. Phúc Trình Chung Kết nầy đã được ĐTC Phanxicô cho phổ biến.


 

Gia đình làánh sáng trong bóng đencủa thế giới. Tuy nhiên có những gia đình  ở trong những hoàn cảnh khó khăn, cần những cách thức mục vụ đặc biệt. Đó là những cặp sống chung không kết hôn, những cặp chỉ kết hôn dân sự, những người ly dị tái hôn dân sự, những người đồng tính luyến ái. Văn kiện chung kết tái khẳng định sự “bất khả phân ly của bí tích hôn phối”.


 

Ngoài ra bản Phúc Trình Chung Kết cũng đề cập đến những người tị nạn di dân và đề cao  giá trị phụ nữ, bảo vệ trẻ em và người già cũng như không quên những người góa bụa, người khuyết tật, người già, các ông bà nội ngoại, kể cả những người không kết hôn. Bản Phúc Trình cũng bàn đến việc cuồng tín, cá nhân chủ nghĩa, nghèo đói và kêu gọi tăng cường việc chuẩn bị hôn phối.


 

Ngoài ra, Bản Phúc Trình cũng kêu gọi bảo vệ sự sống từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, chống lại nạn phá thai và làm cho chết êm dịu. Sau cùng vẻ đẹp về gia đình được nhấn mạnh dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.


 

GIA ĐÌNH LÀ GÌ?


 

Đứng trên bình diện nhân sinh, Gia Đình là sự nối kết thiêng liêng và thân tình giữa CHA, MẸ và CON CÁI lúc còn sống.


 

Theo Anh ngữ, FAMILY có nghĩa là “Father And Mother, I Love You”. (GIA ĐÌNH = Ba và Mẹ ơi, con yêu Ba Mẹ.)


 

Nếu không biết trân quý thực tại nầy, nhiều điều hối tiếc có thể xảy ra và không bao giờ phục hồi nguyên trạng.


 

Những cảm tính giận dữ và yêu thương không có giới hạn: hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. GIẬN DỮ đôi khi mang lại những tai hoạ không lường trước được.


 

Cuộc đời rất ngắn ngủi. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà mình quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng.


 

Ảnh Hưởng Môi Trường trên Đời Sống Gia Đình  


 

Trong cuộc sống đời thường của mọi gia đình, một người bạn chân thành hay người bạn đời cũng giống như một con mắt của đôi mắt: chúng sống cùng nhau, nhưng không bao giờ thấy nhau.


 

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, một người sống “gần Tỷ phú sẽ có cơ hội trở thành Triệu phú” là chuyện thường tình. Cũng thế, người ta dễ có lòng tha thứ, nếu đã trải nghiệm sự tha thứ trong cuộc sống hằng ngày.


 

Em bé Tiana, 6 tuổi, đã khuyên cha mẹ như sau, rất đáng để chúng ta suy nghĩ: “Mẹ ơi, mẹ đã sẵn sàng để trở thành bạn của bố chưa? Con chỉ muốn tất cả chúng ta đều là bạn. Nếu con được vui thì bố mẹ cũng sẽ vui.


 

Sự Thành Thật    


 

Trong đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội, sự THÀNH THẬT” là chìa khoá để được sự tín nhiệm của người khác. Trong các doanh nghiệp, các Giám Đốc thường tín nhiệm các phụ tá thành thật, không xảo trá.


 

Bình Tĩnh và Thông Cảm   


 

Trong cuộc sống gia đình, sự thấu hiểu và biết chấp nhận những lỗi lầm của nhau, sẽ đem lại sự hài hoà êm đẹp. Đứng trước một hoàn cảnh oái oăm, đừng bao giờ hành động nông nổi, có khi phải biết dằn cơn giận dữ để tránh những tai hoạ lớn lao có thể xảy ra.

Viễn Kiến    

Để hướng đến một tương lai đầy hứa hẹn, giới trẻ trong gia đình phải có những hoài bão – tức biết ấp ủ những “VIỄN KIẾN” – làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình.

Trong cuộc gặp gỡ giới trẻ Cuba ngày 20/9/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích họ vượt thắng bi quan, phải mơ ước và dấn thân để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và cho đất nước, như Vị Tôi Tớ Chúa  là LM Félix Varela.

Vợ Hiền  


 

Ngày nay, hằng năm giới trẻ đón mầng lễ Valentine – tức ngày tình nhân hay ngày lễ hội tình yêu. Đó là ngày những đôi tình nhân đến với nhau, khởi đầu cho cuộc tình kéo dài đến những ngày đầu bạc răng long. Trong cuộc gặp gỡ khởi đầu đầy lãng mạn đó, đôi khi về sau xảy ra nhiều thử thách khá cam go, nhưng nếu biết vượt qua, sẽ mang lại hậu vận đầy ngạc nhiên.


 

Tác giả Phúc An cho biết, sau khi mê mẩn trước những bàn tay mũm mĩn nõn nà của các phụ nữ đồng nghiệp trong sở làm – nhân ngày lễ “quốc tế phụ nữ” – khi về nhà, đã sửng sờ trước đôi “bàn tay của vợ” rám nắng và lấm chấm đồi mồi và anh nhận ra đó là “đôi bàn tay vàng”.


 

Tình Mẫu Tử và Phụ Tử  


 

Trong cuộc sống gia đình, Mẹ hay Cha đều yêu thương con cái, nhưng mỗi người yêu con cái một cách, theo bản tính thiên phú: “từ mẫu” hay “nghiêm phụ”. Con cái thường cảm nhận mình yêu mẹ nhất trên đời, nhưng chính Cha là người yêu thương con cái nhất.    


 

Sự hy sinh của người Mẹ thường cảm hoá những đứa con hoang đàng để họ cải tà qui chánh.


 

Nghịch tử và Hiếu tử

 

Con cái phải sống hiếu thảo với cha mẹ: đó là đạo lý ở đời. Tuy nhiên, xen lẫn giữa những người con hiếu thảo, vẫn xuất hiện những đứa con nghịch ngợm! Điều nầy thường xuyên xảy ra trong các gia đình.  


 

Một gương hiếu tử được phổ biến trên cộng đồng mạng là cô Mint Kanistha – sau khi đăng quang trong một cuộc thi hoa hậu tại Thái Lan – đã trở về quê nhà và quỳ gối dưới chân mẹ để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.


 

Ơn Gọi Sống Đời Gia Đình


 

“Sống đời thánh hiến” hay “sống đời gia đình” đều là ƠN GỌI theo đường hướng của Chúa Quan Phòng.


 

Thánh Louis MartinNữ Thánh Marie Guérin – song thân của nữ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu – vốn là một thanh niên và một thiếu nữ  muốn dâng mình cho Chúa để sống đời thánh hiến. Nhưng Chúa Quan Phòng đã muốn họ lập gia đình để sinh con đẻ cái. Những người con còn sống của hai vị Thánh đó đã dâng mình cho Chúa, sống đời thánh hiến, trong đó người con gái út – Têrêsa Hài Đồng Giêsu – đã trở thành vị Thánh lớn.


 

Tuôi Già


 

Sinh, lão” là điều tất yếu phải xảy ra trong các Gia Đình! Đến tuổi 60, mọi cơ phận đều thoái hoá. Đó là điều tự nhiên! Nhưng với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “được sống đến tuổi già là một ân huệ”.


 

Tiến trình “lão hoá” trở nên tồi tệ ở tuổi 70. Đó là một thực tế mà các vị cao niên 6, 7 bó phải biết để chấp nhận.


 

Người già phải biết trân quý những cái mình đang có. Đó là tổ ấm, người bạn đời, thân thể của mình – phải lo cho sức khoẻ tốt qua các giai đoạn tuổi. Từ 60 đến 70 tuổi: biết sống thoải mái. Ở tuổi bát tuần: thể lực và tinh lực đã yếu, phải cẩn thận để tránh tai hoạ. Tới giai đoạn suy yếu: phải cần người giúp đỡ và đang đối mặt với tử thần. Giai đoạn cuối của cuộc đời: phẩm chất sinh mệnh trở nên tệ hại nhất và thực sự già rồi, chỉ biết trông cậy vào chính mình thôi!  


 

Đã đến thời điểm biết “buông bỏ” để chuẩn bị ra đi…


 

Hảnh Trình Cuối Đời


 

SINH KÝ TỬ QUY” (“sống gởi thác về”), nhưng cuộc trở về nầy không dễ dàng chút nào!


 

Ôi! Cát bụi phận này!

Vết mực nào xóa bỏ không hay...” (Trịnh Công Sơn)


 

Theo L.M. Nguyễn Thanh Sơn – Linh Mục Trưởng Phòng Tuyên Úy Bệnh Viện UCI: mọi người đều sợ chết, nhưng cái chết phải đến, không ai tránh khỏi.


 

Hiện nay, người ta cố làm cho tiến trình sự chết đến chậm lại vì tình trạng y tế tốt hơn. Do đó, phần lớn người ta ra đi dần mòn lở loét ở viện dưỡng lão với các thứ bệnh mãn tính hay trong khu đặc biệt ICU (Intensive Care Unit) của bệnh viện.


 

Người ta sai lầm, khi muốn làm hết sức để kéo dài cuộc sống. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từ chối những phương pháp hô hấp và trợ sinh ở bệnh viện và Ngài đã qua đời an bình tại nhà.


 

Khi tim ngừng đập, con người đối diện với cái chết bằng ba cách: đi tự nhiên, lệnh không hô hấp hay lệnh hô hấp mhân tạo.


 

Gian đoạn cuối đời, cần dùng chuyên khoa An Trị và Cư Trị. “Di Chúc Y Tế” tối cần nên phải chuẩn bị trước.


 

Một Cõi Đi Về   


 

Bài hátMột cõi đi vềcủa Trịnh Công Sơn bắt đầu bằng bốn câu sau đây:

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi,

 Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

 Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

 Rọi suốt trăm năm một cõi đi về!”


 

Khi “đi về”, cần để lại một “di chúc” nhằm trao tặng các bộ phận cơ thể để giúp ích người đời, rồi hoả táng những phần còn lại, chôn cất những khuyết điểm, trao lại cho ma quỷ những tội lỗi và dâng linh hồn lên Thiên Chúa.


 

Trên hành trình về cõi vĩnh hằng, hành giả chỉ mang theo mìnhmột cái va-li” trống rỗng mà thôi!


 

Sách Giảng Viên đã viết: Thế rồi tôi quay lại nhìn tất cả các việc tay tôi đã làm và công lao tôi đã phải lao nhọc gầy nên. Thì này: Thảy là phù vân và mộng hão! Không có lợi lộc gì ở dưới ánh dương.” (Giảng Viên 2: 11)


 

Huấn Ca (3)

Lời Chúa trong sách Huấn Ca đã dạy bảo con cái phải hiếu thảo với Cha Mẹ:


1
Hỡi các con, hãy nghe cha đây,

và làm thế nào để các con được cứu độ.

2 Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái,

cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.

3 Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,

4 Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.

5 Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái,

khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe.

6 Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ,

ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.

7 Người đó phục vụ các bậc sinh thành

như phục vụ chủ nhân.

8 Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,

để nhờ người mà con được chúc phúc.

9 Vì phúc lành của người cha

làm cho cửa nhà con cái bền vững,

lời nguyền rủa của người mẹ

làm cho trốc rễ bật nền.

10 Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục,

vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.

11 Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang

lúc cha mình được tôn kính;

và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.

12 Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già;

bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.

13 Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,

chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.

14 Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng,

và sẽ đền bù tội lỗi cho con.

15 Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó,

và các tội con sẽ biến tan

như sương muối biến tan lúc đẹp trời.

16 Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,

ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.




 

GHI CHÚ

(1) Tác giả: Hoàng Trùng Dương

(2) Lăng Ông Bà Chiểu

(3) Chương 3


 

NGUỒN

XUÂN GIA ĐÌNH

Tết Bính Thân 2016

Giáo Xứ Thánh Giuse

Vancouver BC Canada

Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!