Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà Văn Hương Vĩnh
Bài Viết Của
Nhà Văn Hương Vĩnh
HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT HỨA
LỄ HIỆN XUỐNG
LỄ THĂNG THIÊN
CHÚA LÀM GÌ Ở HỎA NGỤC
NHỮNG NGƯỜI XA LẠ
THANH LIÊM TRÍ THỨC
RỬA CHÂN
MỘT CÕI ĐI VỀ
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
HÀNH TRÌNH CUỐI ĐỜI
TUỔI GIÀ
ƠN GỌI CỦA SONG THÂN NỮ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
NGHỊCH TỬ VÀ HIẾU TỬ
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
NGƯỜI MẸ GIO LINH
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ
VỢ HIỀN
VIỄN KIẾN
BÌNH TĨNH VÀ THÔNG CẢM
SỰ THÀNH THẬT
ẢNH HƯỞNG MÔI TRUỜNG TRÊN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
TÓM LƯỢC PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ XIV VỀ GIA ĐÌNH
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC KẾT THÚC ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII TẠI PHILADELPHIA
LỊCH TRÌNH ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015 - TẠI PHILADELPHIA - USA
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015
XUÂN GIA ĐÌNH
ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA
SAU BỐN THẬP NIÊN
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP - “MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”
SAU BA THẬP NIÊN
AI LÊN NÚI CHÚA
ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO! - “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (TỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II)
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
NẮNG CHIỀU
Tác phẩm Đồng Hành Với Chúa - Bài suy niệm 25
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ!
TÂM TÌNH CẢM TẠ
SAU BA THẬP NIÊN
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ

 

Bài học cuộc sống từ câu chuyện ngắn (1)

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, một đôi vợ chồng rất khó khăn mới bám được mũi thuyền cứu hộ: trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất một chổ ngồi. Lúc này người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân mình nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ khi sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu ….

Kể đến đây thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem người phụ nữ ấy nói câu gì?

Tất cả học sinh phẩn nộ nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn lầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh ngồi mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: nhớ chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi à?

Cậu học sinh lắc đầu: “Dạ chưa ạ! Nhưng mẹ em trước khi mất cũng nói với  ba em như vậy.”

Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng!

Người đàn ông được cứu sống đã trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau anh ta mắc bệnh và qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện cuốn nhật ký cuả bố. Hoá ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc thuyền ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y. Trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình.

  

Trong cuốn nhật ký viết rằng:

Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ một giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi!

Kể xong câu chuyện phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt. Bởi vậy, đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

 

Tình Mẫu Tử Bao La (2)

 

Trước đệ nhất thế chiến 1914-1918, các xứ đạo tại Đức mở Tuần Đại Phúc. Năm đó, một giáo xứ của giáo phận Aachen (Tây Đức), cũng mở Tuần Đại Phúc. Dịp này, Cha Sở mời Linh Mục Thừa Sai đến nói chuyện với giáo dân. Thánh đường chật ních tín hữu. Bổn đạo im lặng hướng mắt về tòa giảng. Vị Linh Mục Thừa Sai trạc ngũ tuần. Cha bắt đầu bài giảng như sau:

 

Một bà mẹ đau nặng gần chết. Tất cả con cái tề tựu quanh giường người hấp hối. Chỉ thiếu mặt người con út, đứa con trai hoang đàng. Đây là đứa con nhận lãnh nhiều tình thương nhất, nhưng gây cho mẹ nhiều sầu khổ và đổ không biết bao giọt nước mắt.

 

Giờ sau cùng đến, nhưng quí tử của bà đang bị giam tù, vì các tội ác của chàng. Bà ao ước nhìn mặt con lần cuối. Các con xin phép đặc biệt cho người em về thăm mẹ.

 

Hai tay bị còng, đứa con út được bốn quân nhân hộ tống đưa đến cạnh giường người mẹ. Bà đã quá yếu, không còn hơi để nói với con trai lời nào, dù chỉ một lời duy nhất. Bà chăm chú nhìn con yêu dấu lần cuối. Chỉ có thế. Chàng trai lại được bốn người lính đưa về nhà tù. Ánh mắt vừa sầu khổ, vừa yêu thương trìu mến của mẹ hiền có giá trị hơn ngàn lời sửa dạy trách mắng.

 

Một mình trong phòng giam chật hẹp, chàng quỳ gối nức nở khóc. Chàng hồi tâm về tất cả tội lỗi đã phạm và bắt đầu cầu nguyện, van xin THIÊN CHÚA đoái thương tha thứ cho chàng. Sau đó chàng xin gặp Cha Tuyên Úy, khiêm tốn xưng tội và thật lòng ăn năn thống hối. Từ đó cuộc đời chàng biến đổi hẳn. Ơn thánh hoạt động để rồi sinh hoa kết trái.

 

Mãn hạn tù, người con trai hoang đàng trở lại gia đình và trường học. Xong bậc trung học, chàng xin vào chủng viện. Mấy năm sau chàng được thụ phong Linh Mục và tình nguyện đi truyền giáo tại một xứ đạo nghèo bên Phi Châu…

 

Nói đến đây, vị Thừa Sai ngừng lại, đưa mắt nhìn mọi người rồi chậm rãi nói: “Anh chị em có biết chàng trai hoang đàng trở thành Linh Mục đó là ai không? Thưa chính tôi đây!

 

Câu chuyện xảy ra cách đây hơn 90 năm và vị Linh Mục đó đã là người thiên cổ.

 

Câu chuyện thứ hai của vị Linh Mục vẫn còn sống: Cha Mansour Labaky – người Liban. Cha cộng tác với hai văn phòng chuyên giúp đỡ các trẻ bụi đời ở Paris, thủ đô nước Pháp. Cha nói về hiền mẫu trong công trình đưa Cha đến thiên chức Linh Mục như sau: Năm đó tôi vừa xong bậc tiểu học. Tôi thưa với mẹ về ước muốn trở thành Linh Mục và xin phép mẹ gia nhập chủng viện.

 

Mẹ vui mừng lắng nghe tôi trình bày và cảm động nói: “Mẹ sẽ đồng hành với con trong thời gian con chuẩn bị tiến lên thiên chức Linh Mục.” Mẹ tôi chỉ nói có thế.

 

Thời gian trôi qua. Một tháng trước ngày tôi thụ phong Linh Mục, mẹ tôi chỉ cho tôi bình lúa mì và nói:

 

Con yêu dấu, kể từ giây phút con chính thức báo tin muốn trở thành Linh Mục, mẹ quyết định sẽ dâng nhiều hy sinh để cầu xin Chúa giữ gìn con trung thành với ơn gọi. Mỗi lần làm một hy sinh, mẹ bỏ vào bình một hột lúa mì. Tất cả hạt lúa mì sẽ được xay, rồi tán nhuyễn thành bột và đúc thành chiếc bánh lễ, để con thánh hiến, trong ngày con dâng lên THIÊN CHÚA Thánh Lễ đầu tay. Con hãy nhận các hạt lúa mì này, ghi dấu tình mẹ thương con và cộng tác với con. Bao lâu Chúa cho mẹ còn sống, mẹ sẽ tiếp tục hợp tác với thiên chức Linh Mục của con, bằng những hy sinh trong cuộc đời khiêm tốn thường ngày của mẹ.

 

(“IL SEME”, 12/1990, trang 21 - Radio Vatican)

 

Lạy Chúa, Chúa đã gởi con đến với đời qua đôi dòng sữa một người mẹ, xin gìn giữ mẹ lúc người còn sống, xin dủ lòng xót thương khi người đã khuất núi. Xin cho những đứa con còn mẹ hôm nay luôn biết trân quý món quà vô giá đó. Xin cho những người con mất mẹ biết tìm chỗ tựa nương ủi an bên Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Amen.”


 

Bà mẹ Việt dùng thân mình chận xe để cứu con (3)

 

15.12.2014 

 

MindyTran


 

Thử hỏi bạn sẽ phản ứng như thế nào khi thấy con nhỏ của bạn ngồi trong một chiếc xe hơi đang từ từ lăn bánh xuống dốc mà lại không có người lái? Bó tay đứng nhìn?
 

Đối với cô Mindy Phương Tôn Trần, một bà mẹ trẻ 22 tuổi người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Lawrence, Massachusetts, Mỹ quốc, câu trả lời thật dễ dàng: Cô ta đã quăng mình làm vật cản để chận chiếc xe trong đó có hai đứa con gái sinh đôi của cô đang tuột dốc.
 

Cô Mindy Tran đậu xe trong Garage, cô rời khỏi xe để đóng cửa vườn trong khi hai đứa con nhỏ hai tuổi sinh đôi còn ngồi trong xe, bổng nhiên xe bị mất thắng tay, từ từ chạy xuống dốc ra khỏi Garage lao xuống đường cái có nhiều xe qua lại trước mặt nhà. Không chần chừ, Mindy Tran tung mình lăn người làm vật cản trước bánh xe để chận xe lại.

 

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn, cô cho biết: “Hành động của tôi chẳng qua là do bản năng của người Mẹ trỗi dậy. Với tôi, hai đưa nhỏ là tất cả không gì quý hơn. Tôi không muốn thấy chúng trong bệnh viện. Tôi biết ngay tức khắc, hoặc chúng nó hoặc tôi mà thôi.”

 

Phản ứng can đảm của bà mẹ trẻ người gốc Việt thực sự mang lại kết quả như những gì cô mong muốn. Với thân mình, cô đã chận đứng được chiếc xe đang lăn bánh và chỉ ít phút sau một vài người hàng xóm đã chạy đến kéo thắng tay rồi lôi hai đứa bé ra khỏi xe an toàn. Bà mẹ được xe cứu hỏa đến kéo ra khỏi gầm xe.

 

Cái giá phải trả để cứu hai đứa con nhỏ là một đầu gối của Mindy Tran bị xe nghiến nát và phải chịu nhiều cuộc giải phẩu. Mặc dù vậy, cô vẫn cho rằng cô đã có quyết định đúng: “Tôi đã làm cho các con của tôi. Tôi rất vui khi chúng không bị gì.”


 

Tôi yêu Mẹ hay yêu Cha? (3)

 

1 tuổi, con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.

 

3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho, trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.

 

5 tuổi, con nhất định không đến nhà trẻ, Mẹ không nỡ buông tay, đứng trước cổng trường nhìn con mãi. Ba quay đầu bảo Mẹ lên xe mau.

 

6 tuổi, con vào lớp 1, Mẹ căn dặn cô giáo xem chừng con bị bắt nạt. Thế mà Ba lại nói với cô rằng con làm gì sai cứ đánh phạt thẳng tay.

 

9 tuổi, con đánh nhau với thằng bạn học đến trầy cả mặt mày. Mẹ lo lắng muốn rơi cả nước mắt. Vậy mà Ba lại la con và bắt con phải đi xin lỗi người bạn đó.

 

12 tuổi, con đòi gắn mạng trong phòng. Mẹ vui vẻ chấp nhận ngay, trong khi Ba chỉ đồng ý cho đặt máy tính ở phòng khách làm con chẳng được thức khuya cày game cùng lũ bạn.

 

15 tuổi, con xin đi phượt cùng bạn bè Mẹ đồng ý nhưng càu nhàu mãi vì lo lắng. Trong khi Ba gật đầu ngay. Suốt chuyến du lịch, Mẹ gọi điện hỏi thăm con đủ thứ, nào là vui không, ăn gì chưa, chỗ ngủ thế nào, có gì trở ngại không? Còn Ba suốt những ngày đó chỉ điện thoại cho con một lần lúc con mới xuống xe. Ba chỉ nói vỏn vẹn 3 câu, tới chưa, khi nào về và chúc con đi chơi vui vẻ.

 

16 tuổi con tụ tập bạn bè hút thuốc, Mẹ nổi giận la con. Trong khi Ba nhẹ nhàng dắt con ra ban công cho con xem bảng xét nghiệm ung thư phổi của Ba.

 

17 tuổi con dắt một cô gái về nhà. Mẹ bảo con còn rất nhỏ để nghĩ đến chuyện yêu đương. Ba mỉm cười nói rằng bị tổn thương ắt tự vứt bỏ. Cũng năm đó, con xin một chiếc tay ga. Mẹ đắn đo một hồi rồi chấp nhận vậy mà Ba lại đi mua ngay cho con một chiếc xe đạp điện hơn chục triệu. Cũng là tay ga nhưng con không được tham gia đội đua xe với lũ bạn được.
 

Năm con 18 là lúc bệnh của Ba trở nặng. Ngày con thi Đại Học, Mẹ chỉ dặn dò qua loa rồi thu xếp vào bệnh viện chăm lo cho Ba. Đến giờ nghỉ trưa, con nhận được điện thoại của Ba. Ba nói rằng Ba rất khỏe. Thi xong con không về ngay mà đi ăn mừng cùng lũ bạn vì bài làm rất tốt. Khi con về đến nhà thì Ba đã ra đi rồi. Mẹ bảo Ba nhất định không cho Mẹ điện thoại cho con. Ba muốn con thi thật tốt.

 

21 tuổi, con được một phần học bổng sang Mỹ đào tạo. Con biết nếu Ba còn sống nhất định khuyên con đi. Nhưng bây giờ con không hỏi ý kiến Mẹ mà đã từ chối phần học bổng đó. Con không muốn sau 5 năm đi đào tạo về con lại trải qua cảm giác giống ngày con đi thi đại học về.

 

Ba à, con chưa bao giờ nghĩ Ba thương con nhiều như Mẹ. Trong khi Mẹ dặn con rằng nếu làm gì không được, hãy nhờ mọi người; Ba lại dạy con nếu làm gì được thì hãy giúp mọi người.
 

Nhưng bây giờ, nếu có người hỏi con thương ai nhất trên đời, con sẽ không suy nghĩ mà trả lời ngay là Mẹ. Và nếu người ta hỏi ai là người thương con nhất, con cũng sẽ trả lời ngay là Ba.


 

GHI CHÚ

(1) Sưu tầm

(2) Ngọc Nga sưu tầm

(3) Sưu tầm trên mạng


 

NGUỒN

XUÂN GIA ĐÌNH

Tết Bính Thân 2016

Giáo Xứ Thánh Giuse

Vancouver BC Canada

Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!