Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà Văn Hương Vĩnh
Bài Viết Của
Nhà Văn Hương Vĩnh
HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT HỨA
LỄ HIỆN XUỐNG
LỄ THĂNG THIÊN
CHÚA LÀM GÌ Ở HỎA NGỤC
NHỮNG NGƯỜI XA LẠ
THANH LIÊM TRÍ THỨC
RỬA CHÂN
MỘT CÕI ĐI VỀ
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
HÀNH TRÌNH CUỐI ĐỜI
TUỔI GIÀ
ƠN GỌI CỦA SONG THÂN NỮ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
NGHỊCH TỬ VÀ HIẾU TỬ
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
NGƯỜI MẸ GIO LINH
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ
VỢ HIỀN
VIỄN KIẾN
BÌNH TĨNH VÀ THÔNG CẢM
SỰ THÀNH THẬT
ẢNH HƯỞNG MÔI TRUỜNG TRÊN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
TÓM LƯỢC PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ XIV VỀ GIA ĐÌNH
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC KẾT THÚC ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII TẠI PHILADELPHIA
LỊCH TRÌNH ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015 - TẠI PHILADELPHIA - USA
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015
XUÂN GIA ĐÌNH
ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA
SAU BỐN THẬP NIÊN
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP - “MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”
SAU BA THẬP NIÊN
AI LÊN NÚI CHÚA
ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO! - “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (TỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II)
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
NẮNG CHIỀU
Tác phẩm Đồng Hành Với Chúa - Bài suy niệm 25
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ!
TÂM TÌNH CẢM TẠ
SAU BA THẬP NIÊN
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH

Câu chuyện người con hoang đàng ghi lại trong Phúc Âm Thánh Luca (15, 11-32) như sau:

“Rồi Chúa Giêsu nói tiếp: Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.

Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’ Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Anh ta còn ở đằng xa thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…’

Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng.

Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về đến gần nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.’

Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’

Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.’”

* * * * *

Một số đông trong chúng ta đã có những đứa con trai con gái hoang đàng. Tôi đã gặp gỡ nhiều đứa con hoang đàng trong hai năm phục vụ tại một trung tâm tạm trú cho những trẻ bụi đời đang gặp khủng hoảng, ở lứa tuổi hai mươi mốt trở xuống, tại Thành Phố Nữu-Ước. Cho phép tôi kể chuyện em Helen Mary.

Có ai thấy cô bé gái này không?

Helen Mary đến từ tiểu bang Minnesota. Cô mô tả cha mẹ cô như là những người lỗi thời và thủ cựu:

“Ông bà chống đối tôi kịch liệt vì mũi tôi xỏ một chiếc vòng, phản đối tôi khi nghe nhạc rock, than phiền vì xiêm y của tôi quá dài và đám bạn bè mà tôi giao du. Mỗi khi ông bà quở trách – điều đó xảy ra thường xuyên – mặt tôi tím ngắt. Tôi muốn hét lên với ông bà là 'tôi ghét các người lắm'.

Giọt nước cuối cùng đã làm cho ly nước tràn ra là sau cuộc cãi vã nặng lời giữa bố tôi và tôi, rồi bố tôi cho biết là tiền túi hằng tuần của tôi sẽ bị cúp luôn. Đêm hôm đó tôi đã thực thi kế hoạch mà tôi đã tập dợt nhiều lần. Tôi đã bỏ nhà ra đi. Tôi mười sáu tuổi và sắp sửa được mười bảy.

Tôi đi xe buýt Greyhound để tới Nữu-Ước. Vào ngày thứ nhì, khi tôi ở trong thành phố đó, tôi đã gặp một người đàn ông lái một chiếc xe bự mà tôi chưa bao giờ thấy. Ông mời tôi lên xe để ông chở đi cho. Tôi cảm thấy hứng khởi khi nhìn xem những điều mới lạ.

Ông đã mua thức ăn trưa cho tôi và sắp xếp chỗ ở cho tôi. Ông cho tôi vài viên thuốc uống khiến tôi cảm thấy dễ chịu như chưa từng bao giờ cảm được như thế trong cuộc đời tôi. Tôi có cảm tưởng là mình đã quyết định đúng. Cha mẹ tôi giờ đây không còn chơi trò bắt chẹt tôi trong việc tôi muốn sống một cách thoả thích. Tôi gọi người đàn ông lái chiếc xe bự đó là 'Ông Chủ'.

Ông bắt đầu chỉ bảo tôi đôi điều mà giới đàn ông nào cũng ưa thích. Ông đưa tôi lên ở căn nhà cao nhất trong cao ốc mà ông thanh toán mọi chi phí và tôi bắt đầu thi hành mọi mưu kế để moi tiền thật nhiều của khách hàng. Khi tôi nghĩ tới cha mẹ tôi và muốn trở về lại ngôi nhà ở Minnesota để sinh sống thì những điều đó xem ra buồn tẻ chán ngấy đối với tôi. Thật khó mà tin được rằng đó là nơi tôi đã lớn lên.

Tôi hơi e sợ một chút khi thấy hình ảnh của tôi được in sau tấm cạc-tông đựng sữa với hàng chữ: 'Có ai thấy cô bé gái này không?' Đó chỉ là một chút lo sợ mà thôi, bởi vì tôi đã nhuộm tóc vàng, đã môi son má phấn dày đặc và mang những đồ trang sức xỏ xiên cùng mình. Không ai có thể nhầm tưởng tôi là một cô gái mới mười sáu tuổi.

Hơn nữa, chung quanh tôi bạn bè phần đông là những đứa trẻ bỏ nhà ra đi. Luật lệ cho đám trẻ bụi đời rất chặt chẽ và rõ ràng: Ở Nữu-Ước không ai có thể phản bội được hết.”

Bị sưng phổi

“Sau hơn một năm, tôi trở nên bệnh hoạn. Tôi rất ngạc nhiên tại sao bệnh hoạn phát nhanh như thế. Ông chủ đã trở mặt với tôi. Sức khoẻ tôi càng trở nên tồi tệ hơn. Khi thấy tôi quá bết bát, ông đã tống khứ tôi ra đường không một đồng xu dính túi. Lúc đó là trời mùa đông ở Nữu-Ước và tôi nằm ngủ ở vỉa hè những cao ốc.”

Em dùng chữ 'ngủ' không đúng lắm bởi vì một cô gái vị thành niên ở giữa đêm khuya tại trung tâm thành phố Nữu-Ước làm sao ngủ được mà không lo lắng đề phòng tự vệ.  Em kể tiếp:

“Một trong các bé gái nói với tôi là tôi bị sưng phổi. Một đêm kia, khi tôi đang nằm nhưng vẫn thao thức, ho hen và nghe tiếng chân người qua lại, bỗng chốc cuộc đời xem ra khác lạ đối với tôi. Tôi không còn cảm thấy mình là một người đàn bà trong thế giới này nữa. Tôi cảm thấy mình là một đứa con gái nhỏ bị lạc lõng trong thành phố lạnh lẽo và ghê rợn này.

Tôi trở nên chán nản thất vọng tột độ và một trong các trẻ gái bảo tôi câm nín đi, đừng khóc thút thít nữa. Tôi đói bụng quá. Tôi không có lấy một đồng xu trong túi. Làm sao thoát khỏi cảnh bi đát này! Tôi bắt đầu nhớ nhà, nhớ những cây anh đào bông hoa nặng trĩu và nhớ con chó Max của tôi, đang tung tăng chạy nhảy quanh vườn, đuổi bắt trái banh quần vợt mà tôi ném vào nó.

Và tôi tự hỏi: 'Chúa ôi! Tại sao con đã bỏ nhà ra đi?' Ngay cả con chó Max còn ăn ngon hơn tôi mà! Tôi biết rằng lúc này đây, hơn bất cứ điều gì hết ở trên đời này là tôi muốn trở về nhà.”

Trông mong gì

“Sáng sớm hôm sau, tôi gọi điện thoại về nhà. Tôi đã gọi ba lần nhưng tôi chỉ nghe được lời nhắn trên máy. Khi gọi lần thứ ba, tôi đã nhắn lại như sau: 'Thưa ba má, con là Helen Mary đây. Con tự hỏi không biết con trở về nhà được không. Con đi xe buýt mà lộ trình sẽ đến bến xe Minnesota đúng mười hai giờ khuya tối mai. Nếu ba má không có đó, có thể con sẽ ngồi lại trên xe buýt cho tới khi xe lên đường đi Canada.’

Khi xe buýt tới gần bến, tôi tự hỏi có lẽ ba má tôi đã đi xa thành phố nên không nhận được lời nhắn của tôi trên máy. Nhưng, giả như ba má tôi có đó! Tôi bắt đầu tập thử những gì mà tôi sẽ nói với ba má tôi. Tôi quyết định nói như sau: 'Con xin lỗi ba má. Con biết con đã lỡ dại. Đó không phải là lỗi của ba má. Tất cả đều là lỗi của con. Xin ba má tha lỗi cho con.' Tôi lặp đi lặp lại mãi những lời nói đó. Tôi chưa bao giờ xin lỗi một ai trong nhiều năm qua.

Cuối cùng khi xe buýt từ từ lăn bánh vào trong bến xe, tài xế đã thông báo qua hệ thống âm thanh: 'Xe dừng mười lăm phút thôi, bà con ơi! Không ai được trễ giờ.' Bỗng chốc, tôi biết rõ mười lăm phút đó sẽ quyết định cuộc đời còn lại của tôi. Tôi soi mình trong kiếng. Tôi vuốt tóc cho ngay ngắn và liếm hết những vết son ở trên đôi môi. Tôi cảm thấy bồn chồn, không biết ba má tôi có mặt ở đó hay không.

Tôi bước vào trạm xe buýt, nhưng không biết điều gì đang chờ mình. Những cảnh tượng mà tôi đã tập dợt nhiều lần trong trí nhớ chẳng giúp được gì cho những gì tôi mắt thấy tai nghe lúc đó.

Tôi không thể ngờ được tôi đã bước vào giữa một nhóm người đông đảo gồm có anh chị em tôi, chú bác cô dì cậu mợ, những ông chú ông bác, bà dì bà cô, cả bà nội và bà cố nữa, cùng với tất cả những bạn bè xưa cũ của tôi. Họ đội nón làm hề, thổi kèn inh ỏi và kìa trên bức tường của trạm xe buýt đang bày ra tấm biểu ngữ với hàng chữ: ‘Vui mừng đón tiếp Helen Mary trở về nhà!’

Kế đó tôi thấy ba tôi đi qua giữa đám đông. Tôi chăm chăm nhìn ba tôi qua dòng nước mắt và tôi bắt đầu ôn lại bài diễn văn của tôi: 'Ba ơi! Con xin lỗi ba. Con biết…' Nhưng ba tôi đã ngắt lời tôi mà nói: 'Suỵt! Con ơi! Chúng ta không có thời giờ để xin lỗi nữa.' Ba tôi đã ôm tôi vào lòng và càng ôm chặt hơn nữa mà nói: 'Chúng ta hãy về nhà mau đi kẻo trễ bữa tiệc'.

Không cố chấp

Helen Mary đã không cố chấp. Ba cô cũng không trách cứ hoặc lên lớp đại loại như: 'Ba hy vọng con đã học được bài học đích đáng của con'. Ông chỉ tràn trề niềm vui vì con gái mình đã trở về nhà, nơi mà cô không thể nào đoạn tuyệt được.

Không nổi giận chính đáng

Câu chuyện Thánh Luca thuật lại trong đoạn 15, câu 11-32 trên đây cũng giống như vậy. Trong câu chuyện của Chúa Giêsu, đứa con hoang đàng cũng không cố chấp. Còn nữa, khi cha cậu thấy cậu ở xa xa, trên đường lủi thủi về nhà, ông không thể ngồi yên. Ông không thể chờ đợi cậu từ từ lê bước vô nhà. Ông đã băng ra khỏi cửa và chạy xuống đường với đôi tay rộng mở để tiếp đón con mình. Không chút nghi lễ thủ tục. Không có việc đứng lên theo nghi thức.

Trong hết mọi nền văn học, không có ngôn từ nào cảm động hơn là những lời nói của người cha này khi đón con mình trở về nhà. Không có việc quở trách, mắng mỏ, kết án, không có việc nổi giận chính đáng, không có gì hết chỉ trừ yêu thương và vui sướng, đàn hát và nhảy múa, bởi vì con ông đã chết nay được sống lại.

Thiên Chúa vui sướng. Thiên Chúa là thế đó. Thiên Chúa vui sướng không phải vì những vấn đề của thế giới đã được giải quyết, không phải vì mọi khổ đau của nhân loại đã chấm dứt, không phải vì hằng ngàn người đã trở lại đạo và đang ca ngợi danh Ngài.

Không, không phải đâu! Thiên Chúa vui mừng bởi vì một trong các con cái của Ngài đã lạc mất nay tìm lại được. Theo ngôn ngữ Thánh kinh, tất cả chúng ta đều bị lạc mất. Nếu chúng ta không nhận ra sự mạch lạc đó, chúng ta đánh mất tâm điểm của câu chuyện này.

Câu chuyện kết thúc

Quý bạn có biết câu chuyện kể trong đoạn 15, Phúc Âm Thánh Luca, kết thúc ra sao không? Câu chuyện đến hồi chung cục như thế nào? Người cha và hai anh em đã làm gì? Điều hấp dẫn tôi nhất là người cha đã chấm dứt câu chuyện khi nói với người con trưởng như sau: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.” (Lc 15, 31-32).

Chỉ thế thôi. Câu chuyện đã chấm dứt. Một chương mới được mở ra. Chúng ta không biết câu chuyện đã kết thúc như thế nào. Chúng ta không biết người em làm gì. Chúng ta không biết gia đình cuối cùng ra sao. Chúng ta phải kết thúc câu chuyện. Nhưng kết thúc như thế nào?

Chúng ta kết thúc câu chuyện trong hoan lạc khi thấy Thiên Chúa như là một ngươi Cha ân tình và chúng ta là những đứa con ân tình của Chúa và Thiên Chúa lẫn chúng ta đều vui sướng như nhau. Khi chúng ta có nhãn quan như thế thì câu chuyện được giả định phải kết thúc như thế và chúng ta phải bám víu vào viễn kiến đó để làm mấu chốt cho linh đạo chúng ta. Lúc đó việc thuật lại câu chuyện này đương nhiên phải được kết thúc một cách tràn trề hạnh phúc như thế.

NGUỒN
Trích bài suy niệm 23 trong Dịch Phẩm “ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA” - Chuyển ngữ: Hương Vĩnh.
Nguyên tác “IN STEP WITH GOD” – Tác giả: LM Vincent Travers, OP.

Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!