Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà Văn Hương Vĩnh
Bài Viết Của
Nhà Văn Hương Vĩnh
HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT HỨA
LỄ HIỆN XUỐNG
LỄ THĂNG THIÊN
CHÚA LÀM GÌ Ở HỎA NGỤC
NHỮNG NGƯỜI XA LẠ
THANH LIÊM TRÍ THỨC
RỬA CHÂN
MỘT CÕI ĐI VỀ
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
HÀNH TRÌNH CUỐI ĐỜI
TUỔI GIÀ
ƠN GỌI CỦA SONG THÂN NỮ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
NGHỊCH TỬ VÀ HIẾU TỬ
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
NGƯỜI MẸ GIO LINH
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ
VỢ HIỀN
VIỄN KIẾN
BÌNH TĨNH VÀ THÔNG CẢM
SỰ THÀNH THẬT
ẢNH HƯỞNG MÔI TRUỜNG TRÊN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
TÓM LƯỢC PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ XIV VỀ GIA ĐÌNH
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC KẾT THÚC ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII TẠI PHILADELPHIA
LỊCH TRÌNH ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015 - TẠI PHILADELPHIA - USA
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015
XUÂN GIA ĐÌNH
ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA
SAU BỐN THẬP NIÊN
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP - “MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”
SAU BA THẬP NIÊN
AI LÊN NÚI CHÚA
ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO! - “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (TỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II)
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
NẮNG CHIỀU
Tác phẩm Đồng Hành Với Chúa - Bài suy niệm 25
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ!
TÂM TÌNH CẢM TẠ
SAU BA THẬP NIÊN
LỄ HIỆN XUỐNG

“Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ tập. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho.

Lúc đó tại Giêrusalem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình.

Họ sửng sốt thán phục và nói: ‘Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?...nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Crêta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!’

Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: ‘Thế nghĩa là gì? Những người khác lại chế nhạo: ‘Mấy ông này say mèm rồi!’” (Cv 2, 1-13)

* * * * *

Điều đã xảy ra vào ngày Lễ Hiện Xuống lần thứ nhất có thể nói được là đoạn cuối của một câu chuyện mà thật ra đã bắt đầu vào ngày lễ Giáng Sinh lần đầu. Giáng Sinh là câu chuyện Chúa sinh xuống trần với loài người chúng ta để giúp đỡ chúng ta sống như Ngài mong muốn. Giáng Sinh là lễ Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Hiện Xuống là lễ Thiên Chúa ở trong chúng ta.

Trước khi Chúa Giêsu trở về trời vào ngày Thăng Thiên, Ngài đã nói với bạn hữu của Ngài nên trở lại Giêrusalem chờ đợi cho tới khi một việc quan trọng sẽ xảy đến. Và họ đã chờ đợi như thế. Họ đã trải qua hầu hết ngày giờ ở nơi căn phòng nào đó trong kinh thành Giêrusalem.

Chúng ta có thể phác hoạ cảnh tượng họ bàn tán với nhau về những biến cố thích thú xảy ra trong ít tuần lễ trước đó, họ đọc kinh cầu nguyện, vui sướng hợp quần với nhau và dùng hết ngày giờ để chờ đợi – chờ đợi biến cố đó, cho dù thế nào – như Chúa Giêsu đã hứa sẽ xảy ra ngày sắp tới và biến đổi cuộc đời của họ.

Ngày trọng đại

Và rồi cuối cùng, mười ngày sau lễ Thăng Thiên, ngày trọng đại đã đến như Chúa Giêsu đã giữ lời hứa. Khi họ đang cùng nhau cầu nguyện, một việc kinh hoàng xảy ra. Thánh Luca, người thuật lại câu chuyện đó, cố gắng tìm những ngôn từ để diễn tả sự việc lạ lùng đó. Giống như cơn bão dữ dội thổi qua, giống như toàn bộ căn nhà bốc cháy.

Họ như bị cướp đi và như ở trên lửa bỏng chẳng khác nào những đôi tình nhân trẻ tuổi. Sự nhiệt tình của mối tình đầu thật kỳ diệu nếu được trường tồn, nhưng thường giảm bớt cường độ và hy vọng thay thế vào đó bằng một điều gì sâu lắng và mãnh liệt hơn.

Vào ngày Hiện Xuống, các tông đồ cảm thấy mình tràn đầy một năng lực phi thường và lập tức họ nhận biết chính là Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa. Họ chứng nghiệm việc Chúa Thánh Linh đến như điều gì nóng sốt, âm vang và dữ dội. Đối với một số người điều đó xem ra bối rối, ngay cả làm cho họ hoảng hốt.

Điều nên ghi nhớ là sự hăng say cảm nhận được vào giai đoạn nhất thời đó không duy trì được lâu, nhưng đã có thật. Điều đó giúp các tông đồ tiếp tục và bắt đầu một điều gì vĩ đại hơn. Không thể bỏ qua sự kiện là đã xảy ra một điều gì đó rất sảng khoái và tăng sinh lực. Kết quả là các tông đồ và thế giới xưa cũ sẽ không bao giờ như thế nữa. Điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay?

Lời kêu gọi tỉnh thức

Vào một sáng Chúa nhật, một người mẹ vội vàng chạy vào phòng ngủ của người con trai. Anh ta còn ngủ. Bà đánh thức dậy và nói: “Hôm nay Chúa nhật. Đây là lúc thức dậy và đi nhà thờ.” Từ dưới chăn đắp anh ta lầu bầu nói: “Con không muốn đi nhà thờ.” Bà mẹ nói: “Con nói gì? Con không muốn đi nhà thờ? Thật là vớ vẩn. Con phải đi nhà thờ!”

Anh ta đáp lại: “Con nói cho mẹ biết hai lý do tại sao con không muốn đi nhà thờ. Trước hết, con không thích những người ở nơi nhà thờ và thứ đến, họ không thích con.” Bà mẹ trả lời lại: “Rõ ràng thật ngớ ngẩn. Con phải đi nhà thờ và mẹ nói cho con hai lý do tại sao con phải đi. Trước hết, con đã năm mươi mốt tuổi rồi. Thứ đến, con là cha xứ.”

Sau khi Chúa Thánh Linh hiện đến, giống như Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ: “Hãy ra khỏi nơi đây. Các con đã ba mươi hay bốn mươi tuổi rồi. Các con là những tông đồ và là những kẻ loan báo Tin Mừng. Hãy đi loan truyền tin mừng về tình yêu và lòng lân tuất của Chúa. Sứ vụ của các con là tiếp nối công việc mà Thầy đã khởi xướng.”

Và Thánh Luca nói với chúng ta rằng họ đã lập tức cầm lên cây gậy mà Chúa Giêsu đã trao phó. Họ đã mở toang cửa ra và tuôn tràn xuống những nẻo đường đông đúc ở Giêrusalem với một mùa xuân trên những bước đi mà trước đó chưa có. Họ đi từ chỗ này đến chỗ khác và nhìn vào mặt đám đông.

Khi người ta hỏi nhà thám hiểm David Livingstone chuẩn bị đi tới đâu, ông trả lời: “Tôi chuẩn bị đi bất cứ nơi đâu, bao lâu còn hướng về phía trước.” Đó là tâm trạng của các tông đồ khi họ xông ra các đường phố Giêrusalem dưới tác động và ảnh hưởng của Chúa Thánh Linh.

Lễ Hiện Xuống ngày nay

Sứ vụ của Chúa Giêsu là cho mọi thời đại và mọi lứa tuổi. Điều đã khởi đầu ở Giêrusalem có nghĩa là còn tiếp tục ngày nay. Các tông đồ đã chết và đã qua đi. Họ đã đi vào lịch sử. Họ đã làm phần việc nhỏ bé của họ. Những người khác đã thế chỗ họ qua thời gian.

Ngày nay đến lượt chúng ta tiếp tục điều mà Chúa Giêsu đã bắt đầu ở Giêrusalem. Đó là ơn gọi của chúng ta và không có ơn gọi nào cao quý hơn nữa. Thực tế, Chúa Giêsu đang nói: “Thầy nói cho các con hai lý do tại sao các con nên tiếp tục sứ vụ của Thầy: Các con đã trưởng thành đủ và Thầy đã chọn các con!”

J.R. Moehringer, một phóng viên của LA Times đã đoạt giải Pulitzer mấy năm trước đây về một bức ảnh đầy cảm hứng của một cộng đoàn sinh sống ở một ven sông hẻo lánh ở Alabama là những con cháu mà tổ tiên xưa kia là nô lệ. Ông đã bắt đầu câu chuyện như thế này: Bà Mary Lee Bendolph hy vọng phà không tới. Nhưng nếu phà tới, bà sẽ bước lên. Bà run rẩy khi từ dưới đất bước lên phà vì bà không biết lội và bà không thể quên bao nhiêu lần bà đã đi qua con sông nâu dị hợm đó để rồi chỉ gặp thêm nhiều điều dị hợm hơn ở bên kia bờ sông.

Nhưng nỗi lo sợ không bao giờ quật ngã Mary Lee Bendolph được và không dòng sông nào có thể ngăn chặn bà được. Bà sẽ lên phà đó nếu nó tới, bởi vì có điều gì đó nói với bà là bà phải leo lên và vì hết thảy những người mà bà yêu thương nhất đều lên phà với bà. Nếu có một điều mà bà đã học được trong cuộc sống khó khăn của bà, đó là: “Khi đến lúc sang sông, bạn đừng đặt câu hỏi. Bạn chỉ vượt qua sông mà thôi.”

Lễ Hiện xuống là điều thiết thực đã xảy ra trên quả địa cầu

Đôi khi người ta nói tôn giáo như thể điều gì không thực dụng, chỉ toàn trên mây gió và không chút liên hệ đến thế giới hiện thực. Đối với nhiều người, không có điều nào trong tôn giáo mơ hồ hơn, tối nghĩa hơn hay không thể nắm bắt với thế giới hiện thực hơn, cho bằng điều liên quan đến Chúa Thánh Linh.

Không gì có thể xa rời chân lý được. Thật ra Chúa Thánh Linh là điều chính xác mà ở đó tôn giáo hiện thực và thực dụng đã đâm rễ chắc chắn ở trên mặt đất. Ngôi Ba Thiên Chúa không phải là một Thiên Chúa trừu tượng, được che giấu ở nơi xa xôi nào đó trên thiên đàng. Đó là Thiên Chúa ở trong tâm tưởng chúng ta, ở trong tính khí và nhân cách chúng ta, ở trong bản năng và huyết quản chúng ta. Điều đó có nghĩa là mỗi một ý tưởng đứng đắn, độ lượng, ân cần, cao thượng và nhạy cảm xuất hiện trong đời sống chúng ta là chính Thiên Chúa đang hoạt động ở trong chúng ta.

Giờ đây chúng ta tự hỏi có điều gì có thể thực tế hơn, thực dụng hơn và có tính cách trần thế hơn? Mầu nhiệm Hiện Xuống mời gọi chúng ta hoà nhịp với Thiên Chúa hằng sống, hiện thực và linh hoạt ở trong cuộc sống chúng ta. Vấn nạn ở đây không phải là sự hiện diện của Thiên Chúa mà là sự đáp ứng của chúng ta đối với điều đó.

Một chị trẻ tuổi nghe tin bà hàng xóm ngoại bát tuần sống một mình, đang đau nặng. Chị quyết định qua ngủ đêm bên cạnh giường bà đó. Ý tưởng cao quý đó từ đâu tới? Từ Chúa Thánh Linh tới. Theo Thánh Phao-lô: “Chẳng có ai ở trong Thánh Thần Thiên Chúa mà lại nói: ‘Giêsu là đồ khốn kiếp!’; cũng không ai có thể nói rằng: ‘Chúa Giêsu là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Chúa Thánh Thần.” (1 Cr 12, 3).

Nhưng Chúa Thánh Linh không phải là một Thánh Thần hung ác và vô tri. Thánh Thần thì dịu hiền tự bản chất và sẽ không áp đặt ngược với ý muốn chúng ta. Chị trẻ tuổi đó đã đáp ứng một cách tự do bởi tác động của Chúa Thánh Linh vì chị hoà điệu với sự hiện diện dịu hiền và sống động của Thiên Chúa ở bên trong chị.

Lễ Hiện Xuống đem đến cho chúng ta linh đạo của mỗi ngày và ở bất cứ nơi đâu. Lễ Hiện Xuống có thể biến đổi đời sống chúng ta và làm cho chúng ta có thể vượt qua bất cứ con sông nào ở trước mặt chúng ta, nhìn vào mặt bất cứ đám đông nào và cứ tiến tới, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào vì lợi ích của Tin Mừng.

Ở cạnh bàn của Chúa

Một cô giáo cho học sinh xem bức tranh của Leonardo da Vinci vẽ Buổi Tiệc Ly và hỏi: “Điều cuối cùng nào Chúa Giêsu nói với các tông đồ ở căn phòng lầu trên tại Giêrusalem?” Không em nào có thể trả lời đúng ý cô giáo hết. Cô bảo Chúa Giêsu nói như thế này: “Nếu các con muốn ở trong bức tranh, các con phải ở cạnh bàn này!”

Khi còn là linh mục tuyên úy ở lao xá Mountjoy, tôi đã kể lại câu chuyện đó vào một buổi sáng Lễ Hiện Xuống. Sau Thánh lễ, một tù nhân đã theo tôi vào trong phòng thánh và xin xưng tội. Khi xưng tội xong, anh ta mỉm cười và nói: “Giờ đây con ở cạnh bàn thánh của Chúa!” Và đó là nơi thuộc về chúng ta.
 

NGUỒN

Trích Bài Suy Niệm 34 – Dịch Phẩm “ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA” – Chuyển ngữ: Hương Vĩnh.
Nguyên tác: “IN STEP WITH GOD” – Tác giả: Lm Vincent Travers, OP.

Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!