Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
THAM LAM - QUẢNG ĐẠI (BÀI 3)

Quảng đại

Theo tiếng Latin, “Liberality” (quảng đại), từ đó tiếng Anh ta có “liberty,” nghĩa là tự do (freedom). Quảng đại ngược nghĩa với tham lam, hà tiện. Trong tiếng Anh, “liberty” nghĩa là “tự do” (freedom), như thế, từ đây ta có thể suy diễn rằng, người quảng đại là người sống tự do đúng nghĩa vì họ không bị chi phối hay dín bén tới của cải quá mức.

Lòng quảng đại không được và không nên đo bằng số lượng mình bố thí hay trao tặng, nhưng là cách cho và thái độ cho. Cổ nhân dạy rằng, “Của cho không bằng cách cho” là như thế. Tin Mừng Luca (21: 1-4), miêu tả bà góa bỏ 2 đồng xu vào hòm cúng và bà được Chúa Giêsu khen tặng lòng quảng đại của bà. Bà đã biểu tỏ lòng quảng đại, sự tự do và làm chủ tiền của của mình một cách đắng khen. Đúng như thánh Ambrose nói, “Chính trái tim làm cho quà tặng trở nên [giá trị] giàu hay nghèo.”#

* * *

Câu chuyện hài sau đây minh họa cho ta thấy rằng việc cỗ võ cho việc thiện, kêu gọi giúp đở người nghèo chưa hẳn luôn luôn là đúng theo tiêu chuẩn Tin Mừng. Đúng và hay chính là sự dấn thân bỏ mình bằng hành động hy sinh như bà góa trong Tin Mừng.

Một người đàn ông đến gặp cha sở và kể lễ rằng. “Con cảm thất áy náy và lo buồn cho những người nghèo trong giáo xứ chúng ta. Ví dụ như cách nhà thờ không xa, có một bà góa rất nghèo có bốn đứa con. Bà ấy đang bị bệnh, không có tiền đi bác sĩ, nợ tiền thuê nhà cả sáu tháng nay. Nếu không có tiền, tháng tới bà ấy sẽ bị đuổi đi và không biết sống ở đâu. Thưa cha, con đến đây để xin cha và giáo dân giúp cho bà ấy trả tiền thuê nhà.” Được thôi, nếu ông đã có lòng tốt như thế thì tôi sẵn sàng.” Cha sở đáp. Cha sở tiếp, “Nhưng xin hỏi ông, ai là chủ căn nhà ấy?” Người đàn ông trả lời, “Thưa, chính con.”

* * *

Theo Thánh Thomas Aquinas#, có hai điều làm ta khó có thể cho đi. (1) Khó cho những gì mà tự công ta tìm ra hoặc kiếm được. Thực vậy, một đứa trẻ cảm thấy dễ dàng khi lấy tiền của ba má hơn là lấy tiền của chúng (nếu chúng làm ra tiền) để giúp người nghèo. Chúng chỉ cho sau khi đã tính toán những nhu cầu riêng tư của chúng. Nói cách khác, sau khi đã tìm đủ những bảo đảm cho riêng mình, rồi mình mới tính đến chuyện bố thí người khác. Việc cho này, dù đã có giá trị bác ái, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn tự do trong khả năng làm chủ không dín bén của cải vật chất. Vì thế, người mắc tính tham lam thường làm cho họ tự khổ sở là bởi vì, theo thánh Aquinas, vì họ “tự cho mình như là người làm chủ của cải vật chất.”# (2) Kinh nghiệm nghèo đói cũng có thể cản trở ta trong việc quảng đại bố thí. Sự sợ hãi của đói khổ trong quá khứ cũng như hoàn cảnh hiện tại làm cho người ta nghĩ đến việc mình phải dành dụm và tích trử cho tương lai.

Theo ý nghĩa của Tin Mừng, quảng đại không có nghĩa là ta cho bao nhiêu, tới mức nào, nhưng là thái độ trao tặng với lòng tin tưởng đặt tương lai đời mình vào Thiên Chúa quan phòng; họ dám cho đi vì họ tin vào việc họ làm là thực hiện theo điều Chúa dạy. Chính lòng phó thác và tin tưởng này làm cho hành động bác ái của họ vượt lên trên những việc làm từ thiện mà nhiều người khác vẫn làm. Đúng như thế, đối lập với tích kích kỷ, tham lam, thì trong mỗi con người ai ai cũng có lòng bác ái, muốn làm việc thiện. Nhưng chỉ làm việc thiện vì theo bản tính tự nhiên, tuy đã tốt, nhưng vẫn chưa đủ để diễn tả lời mời gọi của Tin Mừng. Tin Mừng mời gọi những người tin theo Đức Kitô, khi họ làm việc thiện thì không chỉ làm là bởi lòng trắc ẩn thương hại người khác, nhưng thực sâu sa hơn, chính là làm vì mệnh lệnh của Chúa; tức là những việc của mình làm được xuất phát từ niềm tin vào Thiên Chúa chứ không phải chỉ là từ cảm xúc con người. Chính niềm tin này giúp cho ai có lòng quảng đại thấu chạm được sự tự do không vương vấn đến của cải vật chất, danh tiếng, và địa vị. Chính lòng quảng đại xuất phát từ niềm tin làm cho việc thực thi bác ái ổn định và quyết tâm hơn là việc bác ái xuất phát từ cảm tính tự nhiên. Vì đặt niềm tin và phó thác vào Thiên Chúa, nên lòng quảng đại sẽ không bao giờ bị đóng lại trong mọi hoàn cảnh dù thuận lợi hay bất lợi. Nhưng khi những việc thiện xuất phát từ cảm tính tự nhiên, thì việc bố thí không luôn luôn ổn định, vì hoàn cảnh con người có lúc thay đổi lên xuống, tâm trạng con người có lúc vui buồn khác nhau, và cũng còn có thể bị chi phối bởi dư luận đúng sai, hơn thua.

Vì đặt niềm tin vào Chúa, nên những nỗi sợ hãi vu vơ tạm bợ sẽ không có chỗ dung thân trong tâm hồn của người quảng đại. Vì thực ra, việc tích trử của cải vật chất cho hôm nay là biểu hiện sự sợ hãi thiếu thốn cho ngày mai. Nhưng khi dám cho đi những điều “bảo đảm” ấy, thì người cho đã tìm thấy một kho tàng gì quí giá hơn kho tàng vật chất của họ. Kho tàng quí giá ấy không gì khác hơn là niềm tin vào Thiên Chúa quyền năng là Cha của họ. Khi đã đặt niềm tin và đời mình vào Thiên Chúa để mở lòng quảng đại trao ban những quà tặng cho anh em mình, thì không lạ gì người ấy sẽ tìm gặp bình an, tự do trong đời họ. Mỗi lần cho đi với niềm tin vào Thiên Chúa, người quảng đại càng trút bớt đi những lo sợ bất an cho tương lai, và càng làm đầy sự tự tin với niềm vui sâu thẳm của Chúa trong lòng mình. Khi càng cho đi những gì thuộc về con người, thì càng được lấp đầy thêm những ân phúc thuộc về Thiên Chúa. Đó cũng chính là điều mà Đức Giêsu chúc phúc cho ai có tinh thần nghèo khó.

Trong Tin Mừng Mathew chương 6, Đức Giêsu chỉ rõ cho các môn đệ của Ngài biết cách “đầu tư” cuộc đời mình cho đúng chỗ. “Các ngươi chớ tích trữ cho mình kho tàng dưới đất, nơi mối mọt nhấm nát được, nơi trộm cắp đào khoét phỗng mất được” (19-20). Chúa còn bảo đảm thêm rằng: “Chớ lo cho mạng sống mình: các ngươi ăn gì; hay về thân xác; các ngươi mặc gì. Há mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy coi chim trời. Chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào lẫm, và Cha các ngươi, Ðấng ở trên trời nuôi nấng chúng! Các ngươi không hơn chúng sao (25-27)?” Thế đã rõ, làm con Chúa, điều căn bản nhất chính là xác tín niềm tin không lay chuyển: Mình là con Chúa, con của Đấng làm chủ vũ trụ và mạng sống của từng người. Vì lẽ đó, khi đã đi tới chỗ xác tín niềm tin hoàn toàn vào Chúa, thì cuộc đời sẽ dễ hơn nhiều, vì thế lòng quảng đại trao ban cũng rộng mở; vì mình hiểu rõ hơn ai hết chính Chúa là chủ của đời mình, còn mình chỉ là người quản lý cho Thiên Chúa. Như thế, cứ hãy là người quản lý tốt và trung tín phân phát theo phận vụ được giao phó, còn mọi sự khác chính Ngài sẽ ban tặng sau.


Thở ra – Hít vào


Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu được Đức Giêsu miêu tả để trả lời cho vấn nạn của con người, “Làm thế nào để được hưởng sự sống đời đời” (cf. Lk 10:25-37)? Đức Giêsu đã đưa ra “công thức” cho những ai muốn được hưởng sự sống đời đời: “Đi, và hãy làm như vậy.”

Jeff Cook# đã phân tích “công thức” của Đức Giêsu theo nhịm thở như sau:

“Bán mọi thứ” (thở ra); “Đến và theo Ta” (hít vào)

“Bán mọi thứ” (thở ra); “Đến và theo Ta” (hít vào)

Cũng tương tự, Đức Giêsu còn nhấn mạnh trong sự kiếm tìm sự sống, “Ai muốn tìm mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống vì Ta, thì sẽ giữ nó cho sự sống đời đời” (Mk 8:35). Một cách rõ ràng, Đấng làm chủ sự sống đã dạy cho chúng ta biết cách phải sống như thế nào. Sự sống của con người được bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì thế con người chỉ có thể sống được sự sống ấy khi con người biết sống theo cách sống của Thiên Chúa.

Cả hai người hành khách, thầy tư tế và thầy Lêvi nhìn người bị hại và bỏ đi. Khi nhìn một sự việc mà không có phản ứng hay suy nghĩ gì về sự việc ấy là vì tâm trí của người ấy bị chi phối bởi những suy nghĩ riêng của mình. Ở đây ta không biết hai vị ấy đã suy nghĩ gì về người nạn nhân, và trong tâm trí họ đang “bận” suy nghĩ về chuyện gì, nhưng Đức Giêsu nói rõ là họ đã dừng lại và nhìn người bị nạn. Nhưng rõ ràng, họ không cứu giúp nạn nhân; đơn giản, người bị nạn không phải là ưu tiên một trong suy nghĩ của họ. Nói tóm lại, khi bận tâm với những toan tính cá nhân, thì vô tình lòng mình lại đóng lại trước lời mời của Tin Mừng và tha nhân. Nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, đụng chạm mà không thấu cảm là ở chỗ đó.

Người Samaritanô nhân hậu khác với hai vị khách trước chính là vì nơi ông luôn mang một tấm lòng rộng mở - sẵn sàng cho mọi sự, không theo kế hoạch cá nhân. Tức là ông sống theo sự tự do thực thụ của người con Chúa – sống theo hướng dẫn của Thần Khí. Khi sẵn sàng để sống trong tự do của Thần Khí, tức là sẵn sàng thở ra hít vào. Chính thái độ rộng mở và sống theo nhịp thở của Thần Khí, người quảng đại biết qui luật của sự luân chuyển xoay vần. Muốn nhận khí trong lành thì cần mở cửa ra, muốn nhận thì phải cho, muốn thêm cái mới thì cần chia sẻ cái cũ. Nói tóm lại, ao nước tù là ao nước chết, đục, và không có sự sống! Cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mãi lo nghĩ để giữ lấy những của cải vật chất của mình, thì tâm hồn mình cũng bị đóng lại như căn nhà không có khí mát, và như ao nước không có sự sống.

“Một khi có ăn có mặc, ta hãy bằng lòng!” (I Tim 6: 6). Cuối cùng, lòng quảng đại còn được thể hiện ở chỗ không những chỉ cho đi, nhưng còn cảm nghiệm ân huệ mà mình đang thụ hưởng. Tổng thống Thomas Jefferson đã tâm sự rằng, “Tôi không nghĩ là tôi đáng được hưởng những ân phúc này. Tôi bằng lòng với chính tôi và tôi đặt tôi trong bàn tay của Thiên Chúa Đấng đã dựng tôi, Đấng đã bảo vệ và chúc lành cho tôi với tình phụ tử; rằng Ngài sẽ không bao giờ làm cho tôi đau khổ, và dù có đi chăng nữa, cũng chỉ vì thêm hữu ích cho tôi.” # Bằng lòng với giá trị hiện tại; sống trong tự tại bình an với lòng biết ơn sâu sắc sẽ dễ dàng giúp ta mở lòng ra để nhận và cho, đồng thời cũng để cho và nhận.

Kết luận

Tóm lại, tham lam là khi mình lo nghĩ về chính mình, lấy mình làm trung tâm, lấy mình làm cùng đích. Nhưng con người vốn giới hạn, nên khi mình làm chuẩn thì thấy mình thiếu thốn, không hoàn hoản, nên đâm ra lo sợ, ưu phiền cho tương lai. Tham lam, ích kỷ, hà tiện cũng từ đó mà ra.

Ngược lại, khi xác tính mình là con Chúa, lấy Chúa làm trung tâm và cùng đích đời mình, thì mình không phải lo sợ hay hoang mang trước những thay đổi của hoàn cảnh, xã hội. Chúa đã dựng nên mình trong hoàn cảnh này, nên Ngài sẽ luôn ở bên ta để ta hoàn thành sứ mạng làm con Chúa. Khi xác tính như thế, ta sẽ sống quảng đại và tạ ơn, vì biết rằng mình chỉ là ngưới quản lý cho Chúa mà thôi.

Br. Huynhquảng


Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!