Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
VI. KINH TẾ (202 – 250) (HỌC THUYẾT XÃ HỘI, BÀI VII).

66. HTXH đóng vai trò như thế nào trong lĩnh vực kinh tế? 

Giáo hội ban tặng món quà HTXH cho con cái mình như là một lý tưởng định hướng không thể thay thế được. Giáo huấn này nhìn nhận những giá trị của thị trường và hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời nó cũng chỉ ra những điểm nhằm hướng đến công ích. Giáo huấn này cũng nhìn nhận tính hợp pháp về sự nổ lực của người lao động nhằm đạt được sự tôn trọng phẩm giá của họ một cách đầy đủ và tạo những môi trường rộng lớn hơn để họ tham gia vào các lãnh vực thương mại công nghiệp. Như thế, trong khi hợp tác với người khác và làm việc dưới sự hướng dẫn của người khác, họ thực sự làm việc cho chính họ qua khả năng vận dụng trí thông minh và sự tự do (cf. Centesimus Annus, n. 43). 

67. HTXH nói gì về quyền làm chủ của con người đối với các tạo vật trên mặt đất? 

Trang đầu tiên của sách Khởi Nguyên dạy rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (Kn 1:28). Như thế, khi con người được Thiên Chúa ban tặng cho quyền làm chủ trên các tạo vật, thì con người cũng được ban tặng khả năng hiểu biết, sức lao động để có trách nhiệm làm chủ và hưởng dùng những tạo vật được giao phó. Vậy nếu thế giới giới này được tạo thành nhằm làm phương tiện để nuôi sống, phát triển cho mỗi con người thì họ cũng có quyền kiếm tìm những gì cần thiết cho đời sống của họ (cf. Populorum Progressio, # 22). 

68. Con người nên có cái nhìn về quyền sở hữu của cải theo cách nào? 

Con người theo quyền tự nhiên được sở hữu của cải. Điều này không chỉ là hợp pháp nhưng còn là cần thiết cho mọi người (cf. Aquinas, Tổng Luận Thần Học, II-II, 66, 2, c). Nhưng vấn đề đặt ra là mỗi người có quyền sở hữu bao nhiêu của cải [thì vừa]? Về điểm này, Giáo hội không ngần ngại chỉ rõ rằng: mỗi người không nên nhìn của cải vật chất như là của riêng họ, nhưng thực ra trên bình diện chung, họ nên sẵn sàng chia sẻ với những ai đang cần (cf. Rerum Novarum, # 22).

Hơn nữa, chúng ta cũng cần nhắc lại nơi đây đặc tính căn bản của HTXH của Giáo hội: Từ khởi nguồn, của cải vật chất trong thế giới này chỉ là phương tiện cho mọi người. Quyền sở hữu tài sản cá nhân là cần thiết và hợp lý, nhưng nó không thể hủy bỏ nguyên tắc căn bản này được. Thực ra, tài sản cá nhân chỉ là “vật thế chấp xã hội”. Nghĩa là, tự bản chất tài sản có một chức năng xã hội được thiết lập và hợp thức hóa bởi nguyên lý vận mệnh chung của tài sản (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 42). 

69.  Lao động nói lên ý nghĩa hiệp nhất giữa con người như thế nào? 

Khi làm việc, con người cam kết không chỉ làm việc cho chính bản thân nhưng còn làm cho người khác với người khác. Vì thế, mỗi người cộng tác làm việc với người khác và mưu cầu lợi ích cho họ. Quả thực, con người làm việc là để cung cấp những nhu cầu cần thiết cho gia đình, cho cộng đồng, cho quốc gia và cuối cùng là cho toàn thể loài người (cf. Laborem Exercens, # 10). Trong khi làm việc, con người cộng tác với những đồng nghiệp, những người cung cấp vật liệu và cũng với những khách hàng mua sản phẩm. Như thế, tính hiệp nhất được thể hiện rất rõ khi tất cả cùng làm việc trong một hệ thống dây chuyền sản xuất (cf. Centesimus Annus, # 43). 

70. HTXH nói gì về  hai hệ thống kinh tế “chủ nghĩa cộng sản” và “chủ nghĩa tư bản”? 

Giáo lý Công giáo dạy rõ rằng: “Hội Thánh phi bác các ý thức hệ chuyên chế vô thần đang hoạt động dưới hình thức “chủ nghĩa cộng sản” hoặc “chủ nghĩa xã hội”. Mặt khác, Hội Thánh cũng phi bác chủ nghĩa cá nhân và việc coi luật thị trường là qui luật tối thượng trên sức lao động của con người trong, cách thực hành “chủ nghĩa tư bản” (x. CA 10; 13;44). Điều hành kinh tế chỉ dựa trên kế hoạch tập trung sẽ phá hủy tận gốc các mối liên hệ xã hội; điều hành chỉ dựa theo qui luật thị trường sẽ vi phạm công bằng xã hội. “Thị trường sẽ không thể thỏa mãn được những nhu cầu muôn mặt của con người” (CA 34). Người tín hữu phải tác động vào thị trường và các sáng kiến kinh tế, để có được một sự điều hành hợp lý dựa trên một bậc thang giá trị đúng đắn và vì công ích” (GLCG 2425). 

71. Ngày nay, hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản có phải là khuôn mẫu cho sự phát triền xã hội không? 

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, câu hỏi được đặt ra là có nên thừa nhận hay không chủ nghĩa tư bản là khuôn mẫu để xây dựng kinh tế và xã hội của một đất nước? Thực ra, câu trả lời sẽ không dễ dàng đơn giản. Trước hết, nếu chủ nghĩa tư bản mang nghĩa là một hệ thống kinh tế có khả năng nhận thức được vai trò tích cực và nền tảng của thương mại, thị trường, tài sản cá nhân cũng như là sự tự do sáng kiến trong lãnh vực kinh tế thì câu trả lời cho câu hỏi trên là khẳng định chắc chắn “nên”. Nhưng nếu nó mang nghĩa là một hệ thống, trong đó sự tự do trong phạm vi kinh tế không có một khung pháp lý nào ràng buộc nó; mà thực ra pháp lý là nhằm để phục vụ cho sự tự do của con người, thì câu trả lời cho câu hỏi trên là “không nên” (cf. Centesimus Annus, # 42). 

72. Mục đích tối hậu của sự phát triển kinh tế là gì?

Mục đích tối hậu của mọi hình thức phát triển là vì và cho con người. Thực vậy, “phát triển kinh tế và gia tăng sản xuất đều nhằm phục vụ những nhu cầu của con người. Đời sống kinh tế không chỉ nhằm vào việc gia tăng các sản phẩm, lợi nhuận hoặc quyền lực, nhưng trước tiên là để phục vụ con người: con người toàn diện và toàn thể cộng đồng nhân loại. Hoạt động kinh tế được điều hành theo những phương pháp riêng nhưng phải tôn trọng các khuôn khổ luân lý và công bằng xã hội, để đám ứng ý định của Thiên Chúa về con người” (GLCG # 2426). 

73. Điểm tích cực của nền kinh tế hiện đại là gì? 

Nền kinh tế thương mại hiện đại đã phản ảnh một số điểm tích cực. Trước hết, điểm căn bản chính là quyền tự do con người được thể hiện trong lãnh vực kinh tế cũng như trong các lãnh vực khác. Hoạt động kinh tế thực ra cũng chỉ là một lãnh vực trong nhiều lãnh vực hoạt động của con người. Vì thế, cũng như tất cả các lĩnh vực khác, kinh tế cũng cần có quyền tự do và trách nhiệm đối với quyền tự do ấy. Nhưng điểm đặc biệt nổi bật trong xã hội hiện đại so với xã hội cũ chính là: Có một thời người ta cho rằng yếu tố quyết định đến việc sản xuất chính là đất đai và tiền vốn; cả hai được coi là công cụ tổng hợp phức tạp cho việc sản xuất. Nhưng hôm nay, yếu tố quyết định là chính con người. Nghĩa là kiến thức, đặc biệt là kiến thức khoa học, khả năng liên đới và hợp đồng với các tổ chức, và cũng như là khả năng nhận thức nhu cầu của người khác và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ. Đó chính là những điểm tích cực trong nền kinh tế hiện đại (cf. Centesimus Annus, # 32). 

74. HTXH đề cập đến “công bằng” như thế nào? 

Công bằng ở đây không chỉ mang ý nghĩa là phân phối của cải, nhưng nó liên quan đến điều kiện mà con người tham gia vào hoạt động sản xuất. Thực vậy, nhu cầu bẩm sinh đòi hỏi con người tham gia vào các hoạt động sản xuất và có cơ hội gánh vác trách nhiệm và nhờ nổ lực của chính bản thân họ hoàn thiện chính họ.

Kết quả là, nếu một tổ chức hay cấu trúc đời sống kinh tế mà làm cho phẩm giá con người lao động bị tổn thương, hoặc ý thức trách nhiệm của họ bị giảm sút, hoặc là sự tự do của họ bị tước đoạt, thì chúng ta có thể đánh giá rằng trật tự của nền kinh tế ấy là không công bằng; thậm chí là dù nó có sản xuất ra hàng vạn sản phẩm được phân phối hợp với tiêu chuẩn công bằng và hợp pháp [thì nó cũng không công bằng] (cf. Mater et Magistra, # 82, 83). 

75. Giáo hội kêu gọi lương tâm con người trong vấn đề này như thế nào? 

Trong Thông Điệp Hòa Bình Thế Giới năm 2000, ĐGH Gioan Phaolô II kêu gọi: “Tôi mời gọi tất cả các nhà kinh tế và các chuyên gia tài chánh cũng như các giới chức lãnh đạo cần nhận ra nhu cầu khẩn thiết để đảm bảo rằng việc thực thi chính sách kinh tế và chính trị phải hướng đến mục đích tốt đẹp cho từng người và mọi người. Đây không chỉ là sự đòi buộc đạo đức nhưng còn là sự đòi buộc cho một nền kinh tế hoàn chỉnh. Kinh nghiệm dường như khẳng định rằng nền kinh tế thành công ngày càng đòi hỏi vào việc đánh giá chân thực của mỗi cá nhân và khả năng của họ, vào sự tham gia đầy đủ hơn của họ, vào sự gia tăng hiểu biết và bổ túc kiến thức thông tin, và vào tính hiệp nhất chặt chẽ hơn” (World Day of Peace Message, 2000, # 16). 

76. Trách nhiệm của nhà nước trong việc duy trì trật tự kinh tế như thế nào? 

Một trong những nhiệm vụ của nhà nước đó là giám sát và hướng dẫn việc thực thi nhân quyền trong lãnh vực kinh tế. Nhà nước có bổn phận dùy trị sự ổn định cho các hoạt động kinh doanh bằng cách tạo điều kiện để đảm bảo cơ hội nghề nghiệp cho người dân, đặc biệt trong những điều kiện khủng hoảng. Xa hơn, nhà nước có quyền can thiệp khi sự độc quyền làm cản trở hay chậm lại sự phát triển. Trong một vài trường hợp ngoại lệ, nhà nước có thể thực hiện chức năng thay thế khi một bộ phận kinh tế bị lũng đoạn. Những biện pháp can thiệp hổ trợ này chỉ nên thực hiện trong những trường hợp khẩn thiết và nhằm phúc lợi cho công ích, nên tránh việc can thiệp quá đà vào các lãnh vực đã ổn định; điều này làm tổn hại cả cho kinh tế và quyền tự do của công dân. (cf. Centesimus Annus, # 48). 

77. Nhà nước cần áp dụng nguyên tắc nào khi can thiệp vào lãnh vực kinh tế? 

Khi can thiệp vào các lãnh vực xã hội nói chung và kinh tế nói riêng, theo ĐGH Piô XI, nguyên tắc hổ trợ được xem là nguyên tắc căn bản được áp dụng. Tức là “một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp đến độ tước mất các thẩp quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết, và giúp nó phối hợp hoạt động với những tập thể khác, để mưu cầu ích chung” (x. CA 48 – Pio XI). Như vậy, sự can thiệp quá mức sẽ đe dọa đến sáng kiến và tự do cá nhân. Vì các hoạt động xã hội theo bản chất tự nhiên là giúp đỡ các thành viên của nó, không bao giờ hủy diệt nó hay làm cho nó bị sát nhập. 

78. Người ta có lợi dụng khả năng làm việc để hạ phẩm giá của nhau không? 

Thật đáng buồn khi đức tính cao đẹp của con người bị lợi dụng cho việc này. Thật vậy, chăm chỉ làm việc là một đức tính tốt nhờ đó khi chăm chỉ làm việc con người sẽ trở nên con người tốt hơn. Nhưng có những nơi người ta dùng công việc như là những phương cách nhằm hạ thấp phẩm giá con người. Đặc biệt trong các trại cải tạo tập trung nơi mà người ta sử dụng sức lao động như là một hình phạt để bóc lột sức lao động con người. Việc hạ thấp phẩm giá này không chỉ nhắm tới việc làm hao mào thể chất của người lao động, nhưng xa hơn nữa, nó gây tổn hại đến phẩm giá của người lao động như là một con người chủ thể (cf. Laborem Exercens, # 9). 

79. HTXH khuyến khích quyền sáng kiến kinh tế ra sao? 

“Mỗi người có quyền sáng kiến trong sinh hoạt kinh tế, sử dụng chính đáng tài năng của mình để góp phần làm ra nhiều của cải cho mọi người được hưởng, và gặt hái những hiệu quả chính đáng do các nỗ lực của mình. Họ phải để tâm tuân theo các qui định do chính quyền hợp pháp đề ra vì công ích” (GLCG # 2429).

Thật đáng quan tâm khi thế giới ngày nay có những nơi quyền sáng kiến trong sinh hoạt kinh tế cũng bị cấp đoán. Quyền này không chỉ quan trọng cho mỗi cá nhân nhưng còn quan trọng cho lãnh vực công ích. Kinh nghiệm cho thấy, nhân danh “bình đẳng” để giới hạn hay tước đoạt quyền này, trong thực tế là đã hủy diệt tinh thần sáng kiến của chủ thể công dân. Và kết quả là, nó không mang lại sự “bình đẳng” thật sự mà còn đào thêm hố sâu ngăn cách giữa con người với nhau (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 15). 

80. HTXH nói đến “chủ nghĩa tiêu thụ” như thế nào? 

Sự phát triển thái quá đến mức thừa mứa của cải vật chất của một số bộ phận trong xã hội đã làm cho người ta dễ dàng trở nên nộ lệ cho những của cải ấy. Nền văn minh “tiêu thụ” hay “chủ nghĩa tiêu thụ” nghĩa là liên quan đến khái niệm “ném đi” hay “bỏ đi”. Nhưng cần hiểu rằng, khi ta sở hữu một tài sản, tài sản ấy chỉ có giá trị khi nó giúp người chủ sở hữu trưởng thành và làm cho mình phong phú hơn. Nhưng ngược lại, nếu tài sản ấy không đóng góp vào việc giúp nhận thức ơn gọi làm người, thì chúng sẽ không mang giá trị hữu ích gì cả. (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 28).

Thực ra, sẽ không có gì sai trái khi chúng ta muốn có một đời sống tốt hơn, nhưng sẽ sai khi người ta quan niệm một đời sống chỉ nhắm đến việc chiếm hữu; muốn có nhiều hơn để nhằm hưởng thụ và coi nó như là cùng đích thay vì nhìn nhận đời sống như nó là (cf. Centesimus Annus, # 36).

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!