Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
VII. CÔNG VIỆC VÀ TIỀN LƯƠNG (251- 286) (HỌC THUYẾT XÃ HỘI BÀI VIII.

81. Kinh Thánh nói đến bản chất lao động như thế nào? 

Trang đầu Kinh Thánh đã nói đến lao động như là chiều kích nền tảng cho sự tồn tại của con người trên mặt đất. Phân tích kỹ những văn bản này, chúng ta thấy những văn bản này diễn tả những chân lý căn bản về con người trong mầu nhiệm sáng tạo. Những chân lý này mang tính quyết định cho con người ngay từ ban đầu. Thật vậy, vốn mang hình ảnh của Thiên Chúa, con người thông dự vào quyền của Đấng Tạo Hóa để chinh phục và cai quản mặt đất. Khi thi hành phận vụ này, con người đã phản ảnh trung thực hành động sáng tạo của Đấng Tạo Hóa (cf. Laborem Exercens, # 4). 

82. Vai trò của người lao động trong thế giới hôm nay ra sao? 

Trong thế giới hôm nay, người lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành như là nhân tố sản xuất cho cả hai lãnh vực: vật chất và phi vật chất. Và hơn nữa, vai trò này cho thấy bản chất liên đới trong công việc giữa con người với nhau cũng rõ ràng hơn. Hơn lúc nào hết, con người ngày càng nhận thức sự thật rằng: “Làm việc là làm với người khác và cho người khác” (cf. Centesimus Annus, # 31). 

83. Lao động có ý nghĩa như thế nào trong ơn gọi làm người?  

Trước hết, theo kế hoạch của Thiên Chúa, ngay từ đầu tiên con người được kêu gọi để hoàn thiện chính mình; đó là ơn gọi cho mọi người. Với lý trí và sự tự do, con người có trách nhiệm để hoàn thành sứ mạng này (Cf. Populorum Progressio, # 15). Theo GLCG, “Khi lao động, con người biểu dương các ân huệ của Ðấng Sáng Tạo và những tài năng Chúa ban. Lao động còn có giá trị cứu chuộc (x. St 3,14-19). Khi kết hợp với Ðức Giê-su, người thợ làng Na-da-rét và cũng là Ðấng chịu đóng đinh trên Ðồi Sọ, con người qua những vất vả lao động được cộng tác với Con Thiên Chúa trong công trình cứu độ” (GLCG 2427). Cuối cùng, con người phải làm việc vì đó là lệnh truyền từ Đấng Sáo Tạo. Con người phải làm việc nhằm không phải vì chỉ cho chính mình, nhưng còn nhằn phục vụ cho đồng loại, gia đình, quốc gia và xã hội mà mình đang sống (cf. Laborem Exercens, # 16). 

84. Nguyên tắc nào cần được áp dụng trong việc thanh toán tiền lương?  

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người làm chủ là phải chi trả công bằng cho người lao động. Để thực hiện việc này một cách công bằng, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố. Tuy nhiên cách chung mà nói, người chủ phải luôn nhớ rằng không có bất cứ một luật lệ nào, dù là luật con người hay tôn giáo cho phép họ được quyền lợi dụng người khác để tích trử lợi nhuận cho riêng mình (cf. Rerum Novarum, # 20). Người thợ phải được chi trả một cách tuơng xứng nhằm đủ khả năng nuôi sống bản thân và gia đình. Bên cạnh tiền lương, người thợ còn đáng được hưởng những khoản trợ cấp tương xứng khác như chăm sóc y tế, nghỉ ngơi, du lịch và tiền hưu. Những quyền căn bản này sẽ tạo một mối liên hệ đúng đắn giữa người chủ và thợ và như thế cả hai sẽ được đền đáp một cách tương xứng (cf. Laborem Exercens, # 19). 

85. HTXH đề cập đến điều kiện công xưởng như thế nào? 

Công xưởng là nơi dễ dàng xuất hiện những tác động tiêu cực như tiền, quyền lực, thú vui, và sự ích kỷ. Tuy nhiên, công xưởng cũng là nơi phản triển ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm và lòng vị tha với người khác. Ở nơi nào công xưởng được tổ chức có tính cách khoa học hơn, thì ở nơi đó mối nguy hại làm mất phẩm giá cho những người thợ được giảm thiểu. (cf. Populorum Progressio, # 28). Hơn nữa, vì công xưởng phải là nơi bảo vệ nhân phẩm của con người, nên không được phép xem những những người thợ như là những người phải cúi đầu thi hành mệnh lệnh như một đầy tớ, nhưng cần phải tôn trọng ý kiến cá nhân cũng như những nhiệm vụ họ được chỉ định.

Cuối cùng, cũng chính nơi tại công xưởng, người thợ cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp và được quyền nói lên chính kiến của mình mà không bị khinh thường. Thật vậy, công xưởng không chỉ là nơi trao đổi thương mại, nhưng phải là nơi người thợ được thể hiện chính mình. Nơi ấy, họ giúp phát triển văn hóa nghề nghiệp và cùng chia sẻ đời sống với người khác một cách thực thụ (cf. Centesimus Annus, # 15). 

86. Giáo hội đề cao vai trò người nữ lao động tại gia như thế nào? 

Giáo hội không ngừng kêu gọi thế giới nhìn nhận và tôn trọng vai trò và giá trị công việc của người nữ tại gia đình. Về lãnh vực này, ngành giáo dục cần phải nêu rõ để tránh sự kỳ thị giữa các loại hình công việc. Vì thực ra, mọi công việc đều được hưởng quyền và trách nhiệm. Trong khi nhìn nhận quyền bình đẳng giữa người nam và nữ trong mọi lãnh vực công cộng, xã hội cần nhận thức rằng, những người làm vợ và làm mẹ không chỉ có thể tìm thấy phẩm giá của mình khi họ phải làm việc ngoài xã hội, nhưng thực ra, những công việc tại gia cũng nêu bật phẩm giá của họ, dù họ phải dành toàn bộ thời gian để chăm sóc cho gia đình (cf. Familiaris Consortio, # 23). 

87. Con người có “quyền được làm việc” không?  

Theo GLCG số 2433, “Mọi người phải được quyền làm việc và chọn nghề, không bị kỳ thị bất công, nam hay nữ, người khỏe mạnh hay tàn tật, người địa phương hay người nơi khác (x. LE 19,22-23). Tùy hoàn cảnh xã hội phải giúp đỡ để các công dân có công ăn việc làm” (x. CA 48). Quả vậy, một trong những quyền căn bản của con người đó là con người có quyền được làm việc, vì thực ra công việc giúp con người hoàn thiện chính bản thân và góp phần xây dựng thế giới một cách cụ thể. Vì thế, được làm việc cũng là một quyền căn bản của con người. 

88. Thành lập hiệp đoàn lao động có phải là quyền không?  

Trong những quyền của người lao động, họ có quyền bảo vệ chính mình; chính quyền này tạo tiền đề cho việc hình thành các hiệp đoàn tại các công xưởng. Các hiệp đoàn lao động được hình thành nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho nhau dưới một tổ chức. Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng xác nhận, “Giữa những quyền lợi căn bản của con người, đối với công nhân, cần phải kể đến quyền được tự do lập những hiệp hội để có thể thực sự đại diện cho họ và góp phần vào việc tổ chức đời sống kinh tế một cách tốt đẹp” (Gaudium et Spes, # 68). 

89. Vai trò của các hiệp đoàn lao động như thế nào?  

HTXH nhấn mạnh đến vai trò các hiệp đoàn này như là những phương tiện hữu hiệu nhất để đòi hỏi những quyền lợi nhằm phục vụ cho mọi phần tử của tập thể, để nhờ đó mỗi cá nhân có cơ hội tốt hơn để chăm sóc cho thể chất, tinh thần cũng như đảm bảo điều kiện vật chất. Tuy nhiên, cần nên nhớ rằng, các hiệp đoàn cần phải nhắm tời sự hoàn thiện tôn giáo và luân lý như là mục đích nền tảng cho kế hoạch hoạt động (cf. Quadragesimo Anno, # 31, 32). 

90. HTXH đề cập đến vấn đề đình công của người công nhân như thế nào?

Đình công là một quyền chính đáng của người thợ. Thực vậy, “trong hoàn cảnh hiện tại, đình công, dầu là một phương tiện cuối cùng, song vẫn là phương tiện cần thiết để bênh vực những quyền lợi riêng và thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng của công nhân” (Gaudium et Spes, # 68). Sách GLCG cũng nhấn mạnh điểm nay khi nói rằng, “Về mặt luân lý, đình công là việc chính đáng, khi đó là một phương thế không tránh được hoặc cần thiết, để đạt được lợi ích tương xứng. Ðình công không thể chấp nhận được về mặt luân lý, khi kèm theo bạo động hoặc khi chỉ được dùng nhằm những mục tiêu không trực tiếp liên hệ đến các điều kiện làm việc hay trái nghịch với công ích” (GLCG 2435). Vậy khi đình công xảy ra, vấn đề lắng nghe và đối thoại trong sự tôn trọng giữa những tổ chức liên hệ là điều kiện cần thiết để giải tỏa cuộc tranh chấp càng sớm càng tốt.

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!