Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
II.B. NHÂN QUYỀN VÀ TÔN GIÁO (HỌC THUYẾT XÃ HỘI, BÀI III)

 

Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

II. Con Người

Bài 3

B. Nhân quyền và Tôn Giáo (số 66 – 83) 

21. Nhân quyền là gì? 

Nhân quyền là những quyền căn bản mà mọi người đều có. Đó là quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và những phương tiện cần thiết để phát triển đời sống của họ như: lương thực, nhà ở, nghỉ ngơi, y tế và những dịch vụ xã hội tối thiểu khác. Vì thế, khi con người mất khả năng làm việc do bệnh tật, già yếu, thất nghiệp hay vì bất cứ nguyên nhân nào mà dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến sự tồn tại của họ, thì họ cũng có quyền được bảo vệ. Những quyền cơ bản nêu trên có giá trị cho mọi người và mang tính bắt buộc, không thể bị xâm phạm.  

22. Nguyên tắc cơ bản nào được áp dụng trong HTXHCG để bảo vệ nhân quyền?  

Về mặt pháp lý, dựa theo quy tắc đức công bằng. Nhân quyền được bảo đảm đầy đủ và không thiên vị. Theo trật tự công bằng do bởi ý Thiên Chúa, những giá trị nhân quyền nơi mỗi người mang tính vĩnh viễn. Họ có đầy đủ quyền để đòi hỏi nhân quyền của họ, nên không có một cơ chế độc tài nào có thể tước đoạt nhân quyền được. (cf. Pius XII, Christmas Eve Radio Message, 1942).

Về mặt luân lý, nhân quyền cần được bảo vệ vì nhân quyền được xuất phát từ phẩm giá của con người. Mọi nhà cầm quyền điều phải thừa nhận tính hợp pháp luân lý này. Nếu bất cứ nhà cầm quyền nào miệt thị, từ chối điều này, thì nền luân lý của xã hội ấy cũng sẽ bị suy yếu, xói mòn; và chính quyền chỉ có thể dùng vũ lực để buộc người dân tuân theo ý họ. (cf. GLCG #1930) 

23. Thực thi nhân quyền có giúp con người hướng đến Thiên Chúa không 

Thưa có. Khi mối quan hệ trong xã hội con người được biểu hiện bằng quyền và bổn phận thì con người ngày càng ý thức hơn về những giá trị tinh thần, ý nghĩa của công bằng, bác ái, tự do và họ cũng hiểu sâu hơn rằng họ đang sống trong thế giới có giá trị. Khi nhận ra điều đó, họ đang được dẫn vào khả năng nhận biết một Thiên Chúa gần gũi và siêu việt. Vì thế, đời họ sẽ được gắn chặt với Thiên Chúa là nền tảng và tiêu chuẩn tuyệt đối cho cả đời sống tâm linh và xã hội của họ. (cf. Pacem in Terris #45) 

 24. Mỗi cá nhân có bổn phận tôn trọng nhân quyền không? 

Mỗi cá nhân khi ý thức về quyền của chính mình như thế nào thì họ cũng cần phải ý thức về bổn phận của chính họ như vậy. Mỗi một người, dù có khác biệt về diện mạo, vị trí xã hội, tư chất thông minh và cả nhận thức luân lý, nhưng tất cả đều có chung một nguồn gốc và cứu cánh là Thiên Chúa. Vì thế, tất cả các hình thức kỳ thị về văn hóa, xã hội, chủng tộc, giới tính, màu da, vị trí xã hội, ngôn ngữ và tôn giáo là đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa. 

25. Nhà nước có bổn phận tôn trọng các tổ chức xã hội không? 

Tất cả mọi tổ chức con người, cả nhà nước và cá nhân, đều phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ nhân quyền. Một mặt, các tổ chức cá nhân thực thi quyền tự nhiên của họ khi thành lập các tổ chức xã hội. Mặt khác, một trong các bổn phận chính yếu của nhà nước là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, trong đó có quyền lập hội. Như vậy, nếu nhà nước ngăn cấm công dân  mình tham gia vào các tổ chức xã hội, thì điều đó trái với bản chất của nhà nước. Vì thực ra, cả nhà nước và các tổ chức xã hội đều được sinh ra từ một nguyên tắc căn bản là: con người, theo bản chất tự nhiên, họ liên kết với nhau. (cf. Rerum Novarum, # 51). 

26. Rao giảng Tin Mừng có bao gồm việc rao giảng về nhân quyền không 

Thưa có. Những quyền căn bản của con người nhất thiết phải được gắn chặt với sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Giữa những quyền căn bản ấy, quyền tự do tôn giáo chiếm một vị trí hết sức quan trọng (cf. Evangelii Nuntiandi, # 39). 

27. Giáo hội nói gì về quyền tự do tôn giáo? 

Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo số 2 của Công Đồng Vatican II trình bày: “Thánh Công Ðồng Vaticanô này tuyên bố con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này hệ tại con người không bị chi phối vì sự cưỡng bách của cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng. Hơn nữa, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên phẩm giá con người, một phẩm giá đúng như lời Thiên Chúa mạc khải và chính lý trí cho biết được. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ cấu pháp lý của xã hội phải được chấp nhận là một quyền lợi dân sự.” (Dignitatis Humanae, # 2). 

28. Vi phạm tự do tôn giáo có phải là sự xúc phạm đến phẩm giá con người không? 

Trong số 1 của Thông điệp Hòa bình cho Thế giới năm 1991, ĐGH Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Không một quyền lực trần thế nào có quyền xen vào vấn đề lương tâm của con người”. Như vậy, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của cá nhân và cộng đoàn không chỉ là một kinh nghiệm đau thương, nhưng trên hết nó chà đạp phẩm giá của con người. Không nghi ngờ gì nữa, trong trường hợp này, chúng ta đang phải đương đầu với một cảnh bất công tận gốc rễ mà nó liên quan đến nội tâm con người. (cf. Redemptor Hominis, # 17) 

29. Chúng ta có trách nhiệm đòi hỏi và bảo vệ quyền tự do tôn giáo mà Thiên Chúa ban cho chúng ta không? 

Thưa có. Số 1 của Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo của CĐ Vatican II xác quyết: “Sự đòi hỏi quyền tự do này trong xã hội nhân loại trước hết nhằm tới những sản nghiệp tinh thần con người và nhất là quyền tự do hành đạo trong xã hội… Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng những bổn phận này liên quan đến lương tâm con người cũng như ràng buộc lương tâm con người, và chân lý tự nó có sức mạnh ép buộc chứ không dựa trên một uy quyền nào khác, sức mạnh ấy ăn sâu vào các tâm hồn một cách vừa êm dịu vừa mãnh liệt. Hơn nữa, vì tự do tôn giáo, sự tự do mà con người đòi hỏi trong khi thi hành nhiệm vụ phụng thờ Thiên Chúa, có nghĩa là không bị một áp bức nào trong xã hội dân sự ràng buộc, nên sự tự do đó bảo toàn được nguyên vẹn giáo lý truyền thông công giáo về bổn phận luân lý của con người cũng như của các đoàn thể đối với tôn giáo chân thật và Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô” (Dignitatis Humanae # 1). 

30. Tôn trọng quyền tự do tôn giáo có khả năng kiến tạo hòa bình không?

Thưa có. Vì quyền tự do tôn giáo, một phần tất yếu của phẩm giá con người, là nền tảng cho mọi cấu trúc căn bản của nhân quyền và là nhân tố không thể thay thế trong đời sống cá nhân và xã hội, nên việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân và cộng đoàn là một phần thiết yếu cho việc xây dựng hòa bình trong xã hội. Hơn nữa, hòa bình chân thật được cắm rễ từ sự tự do và sự mở rộng lương tâm đối với sự thật, nên hòa bình chỉ có thể được xây dựng và củng cố bằng sự hòa hợp giữa nhiều thành phần cộng đồng nhân loại với nhau. (cf. World Day of Peace Message, 1988, # 1)

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!