Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
IV. TRẬT TỰ XÃ HỘI (118 - 177) (HỌC THUYẾT XÃ HỘI BÀI V)

 

Học Hỏi về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

Bài 5 

IV. Trật Tự Xã Hội (118 - 177) 

41. Giáo huấn HTXH đề cập đến trật tự xã hội như thế nào? 

Điểm then chốt của giáo huấn về trật tự xã hội được hiểu như sau: “Mỗi cá nhân con người chính là nền tảng, nguyên nhân và cùng đích của mọi hình thức thể chế xã hội” (Mater et Magistra # 219). Trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội cũng vậy, phẩm giá và ơn gọi của mỗi con người cũng như tất cả phúc lợi xã hội cần được tôn trọng và phát triển. Vì con người là nguồn gốc, trung tâm và mục đích của mọi hình thức đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, nền tảng và mục đích của trật tự xã hội chính là con người. Con người như là một chủ thể của tất cả các quyền mà không ai có thể tước đoạt hay ban tặng, vì những quyền này được gắn chặt với bản chất của mỗi cá nhân con người. “Không một quyền lực loài người nào có thể bóp nghẹt sự nhận thức con người là một nhân vị” (cf. World Day of Peace Message, 1988, # 1). 

42. Dựa vào tính chất nào để xây dựng nền tảng xã hội? 

“Một xã hội dân sự được xem là ổn định, trật tự, phúc lợi và tôn trọng phẩm giá con người, nếu xã hội đó được xây dựng trên sự thật. Như Tông đồ Phaolô cổ vũ: “Bởi thế, mỗi khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau” (Eph 4:25). Điều này sẽ thành tựu khi mỗi người nhận thức đầy đủ về quyền và bổn phận của họ và của người khác” (Pacem in Terris, # 35).  

43. Bằng cách nào để xây dựng một xã hội hiệp nhất?

Để xây dựng một xã hội hiệp nhất, ĐGH Gioan Phaolô II dạy rằng: “Trong tinh thần hiệp nhất và với khí cụ đối thoại, chúng ta cần nhận thức rằng: tôn trọng nhân vị nhau; tôn trọng những giá trị và văn hóa của người khác; tôn trọng quyền tự trị và tự quyết của người khác; có tầm nhìn vượt ra khỏi chính mình để hiểu và ủng hộ những phẩm chất tốt đẹp nơi những người khác; góp phần của chính mình trong tính hiệp nhất xã hội nhằm phát triển ý thức công bình; xây dựng một cấu trúc bảo đảm rằng tính hiệp nhất xã hội và đối thoại là hai đặc tính bất biến của thế giới loài người chúng ta” (World Day of Peace Message, 1986, # 5). 

44. Chúng ta cần sống tính hiệp nhất trong xã hội ra sao ?  

Việc thực thi sự hiệp nhất trong mỗi xã hội là có cơ sở nếu mỗi thành viên trong xã hội nhìn nhận nhau như những nhân vị. Đối với những ai có sự ảnh hưởng của mình trên những người khác, bởi vì họ có khả năng chia sẻ điều kiện vật chất và dịch vụ công ích nhiều hơn, thì họ cũng có trách nhiệm đối với những người nghèo yếu và sẵn sàng chia sẻ với người này những khả năng mình đang có. Về phần những người nghèo yếu, vì cùng mang một tinh thần hiệp nhất, họ không nên sống trong thái độ thụ động; dù đang khi đòi hỏi những quyền cơ bản, họ cũng nên thực thi những điều tốt đẹp vì mục đích chung. Đối với những người thuộc nhóm trung bình, họ không nên chỉ lo cho bản thân mình bằng một đời sống ích kỷ, nhưng cũng cần quan tâm những lợi ích cho người khác nữa (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 39). 

45. Làm thế nào để vượt qua thành kiến cá nhân nhằm xây dựng một thế giới hiệp nhất?

Để vượt qua thành kiến cá nhân đang lan rộng trong thế giới hôm nay, điều chúng ta cần lưu lý là phải có một quyết tâm cụ thể thực hiện sự hiệp nhất và bác ái. Trước hết, điều này bắt nguồn từ trong gia đình qua sự giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng và các thế hệ tiếp sau. Với ý nghĩa này, chúng ta gọi gia đình là cộng đoàn nơi việc làm và sự hiệp nhất được thể hiện (cf. Centesimus Annus, # 49). Bên cận đó, để tiến tới sự hiệp nhất, chúng ta không nên nhìn người khác, dân tộc khác hay quốc gia khác như là những công cụ có khả năng làm việc nhằm cho phép chúng ta khai thác và tận dụng với giá thấp sau đó lại bỏ đi. Nhưng chúng ta cần nhìn họ như là người anh em của chúng ta, người giúp đỡ chúng ta, người cùng chia sẻ với chúng ta trong bàn tiệc cuộc đời một cách ngang bằng như nhau mà mỗi người đều được Thiên Chúa mời gọi (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 39). 

46. Nguyên tắc hổ trợ là gì?  

HTXH của Giáo hội rất chú trọng đến nguyên tắc hổ trợ này. Theo đó, ““một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp đến độ tước mất các thẩp quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết, và giúp nó phối hợp hoạt động với những tập thể khác, để mưu cầu ích chung” (x. CA 48 - Pio XI). Thiên Chúa không muốn dành cho riêng mình việc thực thi mọi quyền hành. Người trao lại cho mỗi thụ tạo những phận vụ nó có thể thi hành theo khả năng của bản tính riêng. Xã hội loài người phải bắt chước cách lãnh đạo này. Cách Thiên Chúa cai trị thế giới cho thấy Người rất tôn trọng quyền tự do của con Người. Đó là đường hướng chỉ đạo cho những ai cầm quyền trong các cộng đồng nhân loại. Họ phải xử sự như những thừa tác viên của Chúa quan phòng. Nguyên tắc hổ trợ nghịch với mọi hình thức duy tập thể, xác định giới hạn cho việc can thiệp của nhà nước, hòa hợp các mối tương quan giữa cá nhân và xã hội, hướng tới việc thiết lập một trật tự quốc tế đích thực” (GLCG 1883 - 1885). 

47. Giáo hội có nhắc nhở con cái mình về ý thức tham gia vào các vấn đề xã hội không?  

Thưa có, trong số 6 của Thông Điệp Hòa Bình cho Thế Giới năm 1999, ĐGH Phaolô II dạy rằng: Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, mọi công dân có quyền tham gia vào đời sống cộng đồng của họ. Nhưng quyền này sẽ thành vô nghĩa khi tiến trình dân chủ bị phá vỡ do bởi sự tham nhũng và thiên vị; điều này không chỉ ngăn cản việc chia sẻ quyền hành một cách hợp pháp mà còn ngăn chặn người dân không được hưởng những phúc lợi từ nguồn tài sản và dịch vụ chung của cộng đồng mà lẽ ra ai ai cũng có quyền được hưởng.

Mặt khác, “Mỗi cá nhân con người, thực ra họ không chỉ là những khách thể thụ động trong trật tự xã hội, nhưng họ phải là và tiếp tục là chủ thể của xã hội, là nền tảng và cùng đích của xã hội đó” (Pius XII, Christmas Eve Radio Message, 1944). Vì thế, công dân có quyền tham gia vào các vần đề xã hội và góp phần của họ vào lợi ích chung cho mọi người. Những nổ lực và quyết định của họ sẽ góp phần định hướng vận mệnh chung cho thế giới. Chiến tranh và bất công sẽ không thể tránh khỏi nếu quyền tham gia chọn lựa thế chế xã hội của người dân bị chối bỏ (cf. Peace Message, 1985, # 9). Cụ thể, mọi công dân có quyền tự do tham gia tích cực vào việc thiết lập các nền tảng pháp lý của cộng đồng chính trị, tham gia vào việc điều hành quốc gia, xác định mục tiêu và phạm vị của các cơ quan khác nhau cũng như tham gia vào việc lựa chọn người lãnh đạo (cf. GS # 75). 

48. Văn hóa và Phúc âm liên hệ với nhau như thế nào?  

Văn hóa là không gian sống động mà trong đó con người đối diện với Tin Mừng một cách trực tiếp. Vì văn hóa là kết quả của đời sống và hoạt động của một nhóm người, vì thế, những ai thuộc về nhóm người ấy, thì họ cũng được hình thành và lớn lên dưới sự ảnh hưởng của nền văn hóa mà họ đang sống. Khi con người và xã hội thay đổi, thì nền văn hóa cũng thay đổi. Cũng vậy, khi văn hóa biến chuyển, thì con người và xã hội cũng theo nó mà biến chuyển. Từ viễn cảnh này, chúng ta dễ dàng nhận thấy giữa việc rao giảng Phúc âm và hội nhập văn hóa có một mối quan hệ gần gũi và tự nhiên (cf. Ecclesia in Asia, # 21). Thực vậy, khi thực hiện việc truyền giáo giữa các dân tộc, Giáo hội gặp nhiều loại hình văn hóa khác nhau và dấn bước vào tiến trình hội nhập. Giáo hội thông truyền những giá trị của mình cho các dân tộc ấy và đồng thời thu lượm những giá trị cao đẹp có sẵn và cân tân những giá trị ấy (cf. Redemptoris Missio, # 52). 

49. Phát triển kinh tế có nghĩa là phát triển con người có phải không? 

Thưa không, thật đáng buồn khi thế giới hôm nay thâu hẹp ý nghĩa của sự phát triển chỉ đơn thuần được hiểu trong lĩnh vực kinh tế. Nên nhớ rằng, việc gia tăng tài sản cho mỗi cá nhân và quốc gia không phải là mục tiêu cuối cùng của con người. Ngày nay, chúng ta thấy có nhiều quả tim chai cứng và tâm hồn đóng kín khi có nhiều người không còn gặp gỡ nhau trong tình bạn nhưng chỉ là vì tư lợi, dễ dàng dẫn đến đối nghịch và bất đồng. Vì thế, việc thao thức kiếm tìm của cải đã trở thành chướng ngại vật để hoàn thành sứ mạng cá nhân và giá trị chân thật của con người (cf. Populorum Progressio, # 19). Như thế, phát triển kinh tế chỉ có ý nghĩa khi góp phần cho sự phát triển con người toàn diện. 

50. Giữa việc phát triển con người và rao giảng Phúc âm có liên hệ với nhau không? 

Thưa có, trung tâm của việc rao giảng Phúc Âm là sự phát triển toàn vẹn. Nghĩa là phát triển cho từng con người và cho mọi người, đặc biệt những con người nghèo khổ nhất và những cộng đồng bị lãng quên nhất. Thực vậy, giữa việc rao giảng Phúc âm và phát triển con người - thăng tiến và giải phóng, có một liên hệ sâu sắc. Đó chính là mối liên hệ nhân vị, bởi vì con người sắp được đón nhận Phúc âm không phải là một đối tượng trừu tượng nhưng là một chủ thể của những vấn đề kinh tế và xã hội (cf. Ecclesia in Africa, # 68). Rõ ràng, sứ mạng rao giảng Phúc Âm nhất thiết phải được gắn chặt với phát triển con người.  

51. Công ích là gì? 

Công ích là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (GS #26). Công ích liên quan đến đời sống của mọi người. Vì thế, công ích đòi hỏi sự cẩn trọng ở mỗi cá nhân và đặc biệt đối với những ai đang nắm quyền hành.  

52. Ba yếu tố căn bản của công ích là gì? 

Cống ích có ba yếu tố căn bản sau: “Trước hết, công ích phải tôn trọng con người với tư cách là người. Nhân danh công ích, chính quyền có bổn phận tôn trọng các quyền căn bản và bất khả nhượng của con người. Xã hội phải giúp các thành viên thực hiện ơn gọi của mình. Đặc biệt, công ích cho phép con người thực thi các quyền tự do tự nhiên không thể thiếu để phát triển ơn gọi làm người, như quyền hành động theo qui tắc ngay thẳng của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời tư và quyền được tự do chính đáng, cả trong phạm phi tôn giáo nữa” (GLCG #1907).

Thứ hai, “công ích phải đạt đến sự an lạc xã hội và sự phát triển của chính tập thể. Mọi bổn phận xã hội đều quy về sự phát triển. Nhân danh công ích, nhà cầm quyền có nhiệm vụ làm trọng tài giữa các quyền lợi riêng tư khác nhau; phải giúp mỗi người có được những gì cần thiết để sống đúng với phẩm giá con người: lương thực, áo quần, sức khỏe, việc làm, giáo dục và văn hóa, thông tin đầy đủ, quyền xây dựng một gia đình, v.v…” (GLCG # 1908).

Thứ ba, “công ích còn phải kiến tạo hòa bình, bảo tồn một trật tự đúng đắn được lâu bền và ổn định. Điều này giả thiết rằng quyền bính phải bảo đảm an ninh cho xã hội và cho các thành viên của xã hội bằng những phương thế liêm chính. Công ích đặt nền tảng cho quyền tự vệ chính đáng của cá nhân và tập thể (GLCG # 1909). 

53. Chính quyền cần cân nhắc và áp dụng nguyên tắc công ích thế nào? 

Khi áp dụng nguyên tắc công ích trên bình diện quốc gia, chính quyền cần lưu ý những điểm sau: Tạo công ăn việc làm cho càng nhiều người càng tốt; quan tâm đến những nhóm ít đặc quyền, duy trì sự cân bằng giữa đồng lương và giá cả; tạo điều kiện dễ dàng cho càng nhiều người tiếp cận với tài sản và các dịch vụ càng tốt để họ có một đời sống khá hơn; … cuối cùng, đảm bảo thúc đẩy cho sự tồn tại của con người không chỉ bằng cách phục vụ cho thế hệ hôm nay, nhưng còn quan tâm đến các thế hệ tương lai nữa (cf. Mater et Magistra, # 79).

Như thế, “quyền bính chỉ được hành xử hợp pháp khi mưu cầu công ích cho tập thể liên hệ và đạt tới mục đích ấy bằng các phương thế mà luân lý cho phép. Nếu các nhà lãnh đạo đưa ra những luật pháp bất công hay sử dụng những biện pháp trái luân lý, lương tâm không buộc phải tuân theo. Trong trường hợp này, quyền bính không còn là quyền bính nữa mà thoái hóa thành áp bức.” (GLCG # 1903). 

54. Để duy trì nguyên tắc công ích, chánh quyền nên làm gì? 

Nhất thiết chánh quyền cần phải hiểu đúng ý nghĩa của công ích. Tức là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (GS #26). Như thế, nhà nước cần tôn trọng và đối xử từng cá nhân là một nhân vị; khuyến khích họ tham gia vào các công việc của tập thể. Kết quả là nhiều mối liên hệ giữa người với người phát triển và gắn bó; những phúc lợi chung sẽ sẵn sàng hơn cho mọi người tiếp cận. 

55. “Tội xã hội” là tội gì? 

Khi nói đến “tội xã hội” nghĩa là trước hết chúng ta nhận thức rằng, bởi đặc tính hiệp nhất nơi loài người - vừa bí ẩn và không hiểu thấu nhưng cũng rất thực và cụ thể, nên tội của mỗi cá nhân cách này hay cách khác cũng có ảnh hưởng đến người khác. Thứ hai, có những tội tự trong bản chất cấu thành nó xúc phạm trực tiếp đến người xung quanh. Chính xác hơn, theo ngôn ngữ Phúc Âm, nó xúc phạm đến anh chị em mình. Những tội này xúc phạm đến Thiên Chúa là vì chúng xúc phạm đến những người chung quanh. Những tội này gọi là “tội xã hội” (cf. Reconciliatio et Paenitentia, # 16). Theo Giáo Lý Công Giáo: “Tội làm cho con người trở thành đồng lõa với nhau, và để dục vọng, bạo lực, bất công thống trị. Tội lỗi tạo nên những tình trạng xã hội và những định chế nghịch lại với lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Các “tổ chức tội ác” vừa biểu lộ và vừa là hậu quả của các tội cá nhân. Chúng xúi giục các nạn nhân cùng  phạm tội. Hiểu nghĩa loại suy, có thể gọi chúng là “tội xã hội”, “tội tập thể” (GLCG 1869).

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!