Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
BINH PHÁP CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Từ năm 1995 đến năm 2001, Lm Nguyễn Văn Lý bị chính quyền quản thúc tại nhà thờ Nguyệt Biều, Huế. Vì là một LM bị quản chế, Lm Lý bị cấm thi hành mục vụ tại giáo xứ Nguyệt Biều. Trước tình cảnh ấy, LM đã không ngồi bó gối và đầu hàng với số phận, nhưng  ngài đã mở những lớp dạy ngoại ngữ (Anh, Pháp), nhạc, và computer cho các học sinh nghèo trong vùng. Chỉ trong vòng 2 năm, Lm Lý đã dạy cho hàng trăm học sinh đến ghi danh đăng ký học. Mọi học sinh đều được học miễn phí dù là người Công giáo hay không Công giáo. Đặc biệt, có nhiều sinh viên, tu sĩ từ thánh phố Huế vào để học computer với Lm Lý.

Cứ mỗi năm, Lm Lý gọi người cháu út của mình là một chủng sinh ngoại trú sinh sống trong Nam ra Nguyệt Biều để học vi tính với Lm Lý. Cũng như mọi năm, năm 2000 anh Việt cũng sắp xếp để ra học computer như thường lệ. Tuy nhiên, vào dịp tháng 11 2000, người anh của Lm Lý, Nguyễn Tri Hồng Ân, từ Úc Châu trở về Việt Nam để thăm gia đình tại Quảng Biên, Đồng Nai sau hơn 20 năm xa quê hương. Vì lý do sức khỏe, ông Tri chỉ muốn ở trong gia đình với người mẹ già của mình mà không đi thăm những nơi khác.

Khi hay tin người anh của mình về VN, Lm Lý rất mừng. Nhưng vì lý do sức khỏe, người anh không thể đi Huế để thăm Lm Lý, nên Lm Lý nhắn với cháu Việt là có thể ra Huế thực tập computer và đồng thời giữ nhà và mở cửa cho học sinh đến thực tập computer. Trong thời gian này, LM sẽ vào Quảng Biên để thăm người anh, mẹ già và có dịp xum họ với đại gia đình.

Anh Việt ra Huế với một người bạn vào sáng 20-11-2000, ngày Nhà giáo VN. Có nhiều học sinh đến để chúc mừng và cám ơn Lm Lý nhân ngày Nhà Giáo. Trong bửa cơm tối, Lm Lý nói với anh Việt là LM đang tìm hỏi giá vé máy bay để vào thăm gia đình trong nay mai. Và cũng không quên dặn và chỉ anh Việt chìa khóa và cách mở cửa phòng computer. Sau bửa ăn tối, Lm Lý dẫn người cháu ra hành lang và điềm nhiên nói với cháu Việt rằng: “Giáo dân ở đây đang đòi lại miếng đất này (đồng thời Lm Lý chỉ tay ra miếng đất của nhà thờ Nguyệt Biều). Chú cũng tham gia đòi với họ, nhưng vì mình chỉ là tù nhân bị quản chế ở đây, nên chú cũng chỉ ký tên là giáo dân Nguyễn Văn Lý. Không biết chính quyền xã sẽ trả lời thế nào, nhưng hy vọng là không có gì lớn lao. Ngày mai chú sẽ gọi điện để nhờ người mua vé máy bay vào thăm Mệ và Chú Tri.”

Ngày hôm sau, trong khi Lm Lý đang dạy học, một vị khách đến thăm Lm Lý và tự xưng là một giáo dân tại nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam. Vì đang bận dạy học, nên Lm Lý mời ông ngồi chờ một thời gian. Sau khi học sinh ra về, Lm Lý tiếp vị khách này trong bầu khí thảo luận khá sôi nổi. Cuối phần thảo luận, Lm Lý dẫn người khách ra trước phần đất của giáo xứ nơi anh Việt đang đứng trò chuyện với một vài học sinh, anh Việt nghe cuộc nói chuyện sôi nổi giữa Lm Lý với vị khách có phần sau:

Khách: Thưa Cha, con đã từng đi lính dưới thời Ông Diệm, con đã từng làm tham mưu cho quân đội và biết binh pháp đôi chút. Trong khi đánh giặc, cũng có lúc mình phải biết tiến và có lúc cần phải lùi để bảo toàn lực lượng và chờ thời cuộc. Đó mới là  biết dùng binh pháp hợp thời, hợp lý.

Nghe xong, Lm Lý phản ứng bằng sự trả lời mạnh mẽ, to tiếng, và dứt khoát.

Lm Lý: Ông dùng binh pháp của ông ư! Ông biết tôi dùng binh pháp của ai không?! Binh pháp của tôi là Chúa-Thánh-Thần. Rồi để coi binh pháp của ai hơn ai. Ông hãy về đi. Và hãy nói với cấp trên rằng,  các ông đừng coi tôi là đứa con nít mà dùng trung gian đàm phán. Tôi chỉ có Chúa Thánh Thần thôi. Còn các ông có giỏi thì cứ mời từ Ông Bí Thư cho đến Chủ Tịch tỉnh đến đây mà nói chuyện binh pháp với tôi.

Nhận thấy thái độ dứt khoát và mạnh mẽ của Lm Lý, người khách nhỏ nhẹ nói:

Khách: Vậy tối mai [Thứ Tư] này cho con đến nói chuyện với giáo dân được không Cha.

Lm Lý:  Ông muốn thì cứ đến. Còn tôi cũng chỉ là giáo dân ở đây, nên tôi cũng như họ thôi.

Trước khi ra về, người khách chào Lm Lý và không quên nhắc lại là nhờ Lm Lý mời giáo dân đến đông đủ tại nhà thờ để bàn về vấn đế đất đai của giáo xứ.

Sau cuộc gặp với vị khách ấy, Lm Lý gọi anh Việt vào phòng và nói chuyện như sau: “Ông khách hồi nãy là giáo dân ở xứ Phủ Cam. Nhà nước nhờ ông làm trung gian để giải quyết chuyện đất đai. Ông cho chú biết là Tỉnh muốn giải quyết chuyện này êm đẹp bằng cách sau: Giáo xứ làm đơn xin Tỉnh cấp cho một miếng đất hoang. Và sau đó, Tỉnh sẽ làm giấy tờ cấp cho Giáo xứ một diện tích đất ở ngoài ruộng bằng với miếng đất mà giáo xứ đang đòi lại. Sau khi có giấy tờ của miếng đất vừa mới được cấp, giáo xứ sẽ ra Xã làm giấy để đổi lại cho Xã miếng đất mà mình vừa được cấp với miếng đất của giáo xứ mà đang đòi lại đây. Vì theo như họ nói, nếu họ trả lại ngay cho mình, thì nhiều cơ sở tôn giáo khác cũng sẽ đứng lên đòi như vậy, thì họ kẹt lắm. Vì hiện này, họ chưa có biết cách nào để sửa sai chuyện này. Vì nó rất phức tạp.”

Sau khi kể cho người cháu nghe nội dung của cuộc thảo luận với vị khách của chính quyền, Lm Lý tâm sự với anh Việt rằng: “Chú thấy, đây là lần đầu tiên chính quyến nhượng bộ mình đó. Họ có quyền hành trong tay thì đời nào mà họ nghe mình. Con coi thử, bao nhiêu cơ sở tôn giáo đã bị tịch thu mà có cái nào được trả lại đâu. Nếu họ trả miếng đất này cho giáo xứ Nguyệt Biều thì rõ ràng họ đã tỏ thiện chí lắm rồi. Mà có lẽ họ cũng e sợ rằng, miếng đất này có thể là cái cớ để chọc tức chú. Thực sự thì họ chỉ muốn yên thôi. Họ sợ chú “quậy” lắm.” Lm Lý suy nghĩ một chút rồi nói tiếp. “Con coi, chẳng lẽ cả đời mình làm linh mục để rồi đi ở tù mãi hoài hay sao. Chú còn phải lo mục vụ cho giáo dân. Đó là sứ mạng linh mục của mình mà. Chú thấy đã đến lúc chú lo cho giáo dân, cho giáo phận. Việc họ đưa ra phương án đổi đất là tạm được rồi. Tối mai, trong cuộc họp chú nghĩ là giáo dân sẽ đồng ý như vậy. Và như thế thì mình sẽ yên tâm để lo việc mục vụ. Nếu miếng đất này được trả lại, chú sẽ xin tiền để xây nhà thờ, xây sân chơi cho thanh niên, xây phòng học cho các em.” Sau đó, Lm Lý mở bản vẽ của ngôi nhà thờ mà Lm Lý có dự án xây dựng cho anh Việt xem. Cả hai cũng hài lòng với phương án đổi đất này.

Vào tối thứ Tư (22/11/2000), sau khi dâng Thánh lễ, Lm Lý mời toàn giáo xứ ở lại cùng với sự hiện diện của ông chủ tịch giáo xứ và một vài giáo dân cao niên đến để dự cuộc họp với vị đại diện chính quyền. Tổng cộng cuộc họp mặt gần 30 người.

Lm Lý đọc kinh khai mạc, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Sau phần khai mạc, Lm Lý giải thích lý do cuộc họp mặt hôm nay. Đồng thời, Lm Lý cũng nói rõ phương án mà chính quyền đề nghị. Lm Lý tóm tắt có phai phương án giải quyết sự việc như sau: Phương án 1: Chính quyền sẽ trả đất bằng cách họ sẽ cấp một miếng đất khác và sau đó giáo xứ sẽ làm đơn để xin đổi lại miếng đất của nhà thờ. Phương án 2: Giáo dân vẫn kiên trì đòi đất lại như họ đang làm. Lm Lý cũng nói rằng, nếu mình chọn phương án hai, thì không biết bao giờ mình mới được đất.

Sau khi phân tích hai phương án, Lm Lý nói rõ rằng: “Cha chỉ là người trung gian trong cuộc họp này. Quyền quyết định hoàn toàn thuộc về anh chị em. Vì đây là đất của anh chị em và con cháu của anh chị em. Nhưng dù anh chị em quyết định thế nào, Cha vẫn yêu thương và sẽ phục vụ anh chị em.” Lm Lý đề nghị cộng đoàn im lặng và mỗi người cầu nguyện riêng để xin ơn Chúa Thánh Thần trước khi đưa tay biểu quyết. Những giây phút im lặng, hồi hộp trôi qua. Sau giây phút im lặng cầu nguyện, Lm Lý đứng lên nói: “Vậy, sau khi anh chị em đã cầu nguyện, ai chọn phương án 1 – tức là phương án đổi đất thì đưa tay lên.” Anh Việt ngồi phía dưới nhà thờ quan sát thấy chỉ có 3 người đưa tay đồng ý chọn phương án 1. Đó là những người có học thức và có vị trí tương đối ổn định trong xã hội.  Trong giây lát, ánh mắt của  Lm Lý phản ánh sự lưỡng lự. Có thể nói đó là kết quả bất ngờ ngoài suy nghĩ của cả Lm Lý và người cháu. Trong giây phút lưỡng lự ấy, Lm Lý chỉ thẳng về phía anh Việt và hỏi: “Còn anh kia, ý anh thế nào?!” Anh Việt hoàn toàn bất ngờ trước câu hỏi này. Vì thực ra, trước đó Lm Lý có nói với anh Việt là buổi họp này anh chỉ dự cho biết thôi, vì anh Việt không phải là người trong giáo xứ, nên đừng cho ý kiến gì cả. Không ngờ, trong giây phút quyết định ấy, Lm Lý lại hỏi anh Việt một cách công khai. Anh Việt, cũng bất ngờ nói dõng dạc: “Của Xê-Gia hãy trả cho Xê-Gia. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.” Một câu trả lời hoàn toàn ngoài sự chuẩn bị của anh Việt. Không ngờ, sau câu trả lời ấy, tất cả những ai đã không chọn phương án 1 đều đồng thanh lập lại câu nói của anh Việt. “Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.” Quan sát sắc diện Lm Lý, anh Việt thấy khuôn mặt Lm Lý dần dần biến nên khuôn mặt cương nghị, ánh mắt mạnh mẽ, biểu hiện một thái độ như nhận ra một sứ mạng hết sức khó khăn và nguy hiểm trước mắt mình.

Sau khi chờ mọi người im lặng, Lm Lý nói rõ ràng với mọi người: “ Trong cuộc họp hôm nay, anh chị em đã cầu nguyện, và có sự chứng dám của chính quyền. Anh chị em đã hiểu  rõ vấn đề và hiểu rõ sự chọn lựa của mình. Và Cha tin rằng, anh chị em chọn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Về phần Cha, ngày mai, Cha sẽ tiếp tục cầm cuốc xuống ruộng cuốc đất với anh chị em. Cha sẽ đồng hành với anh chị em cho đến cùng. Việc đòi đất trước mắt sẽ là một hành trình gian khổ, có khi chúng ta phải đổ nước mắt, và tù đày. Nhưng Cha hoàn toàn ủng hộ sự chọn lựa của anh chị em. Cha sẽ sát cánh với anh chi em cho đến cùng.” Quay qua ông đại diện chính quyền Lm Lý nói: “Hôm nay ông đã chứng kiến ý kiến của giáo dân Nguyệt Biều. Ông hãy về thuật lại cho cấp trên của ông như ông đã thấy. Ông hãy cho cấp trên của ông biết nguyện vọng của giáo dân, và hãy tìm cách giải quyết cho họ. Phần chúng tôi, dù các ông có chọn giải pháp gì đi nữa, ngày mai chúng tôi sẽ cuốc đất, trồng lúa trên mảnh đất này. Vì đây là đất của chúng tôi. Các ông đã lấy nó được, thì các ông cũng có cách để trả nó lại được. Cám ơn ông đã bỏ thời giờ tham dự cuộc họp này.” Sau khi nghe Lm Lý nói, ông đại diện chính quyền tỏ vẻ thất vọng trước thái độ chọn lựa của giáo dân. Cuộc họp bế mạc và mọi người ra về.

Về đến phòng, Lm Lý nói với anh Việt. “Có thể chú không vô thăm chú Tri và mệ được rồi. Chắc sẽ nổ lớn rồi con ơi. Con coi thu xếp mà vô sớm đi. Con đừng ở lại mà thêm phiền phức cho con sau này, nhất là việc đi chủng viện.”

Sự kiện này in sâu trong tâm trí của anh Việt và càng rõ nét hơn khi chính anh cũng bị tù. Chính trong tù, anh đã thấm thía được câu kinh thánh, “Chết cho đàn chiên của mình” mà Lm Lý đã đón nhận. Hơn nữa, dù Lm Lý đã chuẩn bị để chọn giải pháp mềm mỏng, và theo sự khôn ngoan của con người, hay nói đúng như ông đại diện của chính quyền – đó là binh pháp, nhưng Thiên Chúa đã chọn và gởi cho Lm Lý một kiểu binh pháp mà như Lm Lý đã hứng khởi gọi là “Binh pháp của Chúa Thánh Thần.” Chính vì sự quyết định chọn lựa của giáo dân Nguyệt Biều, Lm Lý đã nhạy bén quyết tâm trong việc dấn thân cho sứ mạng ngôn sứ của mình bằng việc đáp trả lời mời của Chúa rất nhanh chóng và hoàn toàn phó thác trong hoàn cảnh hiện hiện tại.

Trước khi vào lại Sài gòn, anh Việt hỏi Lm Lý, “Chú có nhớ 5 năm trước chú nói với ông cán bộ Trung ương gì không?” “Không, chuyện gì?” Lm Lý hỏi. “Chú nói với ông rằng: Để 5 năm nữa mới biết là có yên ổn hay không.” Lm Lý đáp, “Ừ hè, chú không nhớ; mà chú kể cho con chuyện ni à. Ừ đúng rồi, chú có kể cho con.” Sự việc là vào tháng 7 năm 1995, khi chính quyền đã thành công đưa Lm Lý ra khỏi Tòa Tổng Giám mục Huế và quản thúc Lm Lý tại nhà thờ Nguyệt Biều. Một thời gian ngắn sau, một cán bộ từ Hà nội vào thăm Lm Lý và thấy Lm Lý vui tươi với việc dạy học cho học sinh. Nên ông cán bộ này nói rằng: Linh mục làm việc vui vẽ như vậy thì cứ sống yên ổn ở đây mà làm việc. Linh mục đừng làm gì mà ồn ào nữa. Lm Lý nghe như vậy thì đáp lại: “ Yên hay không là tùy các ông. Để 5 năm nữa mới biết là có yên ổn hay không.” Và đúng như câu trả lời vô tình ấy, năm 2000 đã xảy ra hiện tượng Nguyệt Biều.

Sau khi anh Việt vừa trở lại Sài Gòn, thì tấm bảng “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết” do chính tay Lm Lý viết và được treo trên tháp nhà thờ Nguyệt Biều; nó như là một hiệu lệnh mới trong việc đòi lại quyền tự do tôn giáo và quyền làm người cho chính mình.

 “Binh pháp của Chúa Thánh Thần” do Lm Lý áp dụng tại tại Đốc Sơ, Nguyệt Biều và An Truyền đã phải trả giá bằng 53 năm tù và đã bị giam hơn 17 năm. Hiện nay trong chốn tù đày với tấm thân liệt, cùng với hàng ngàn anh em của mình tại Khâm Sứ, Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Lm Lý cũng vẫn áp dụng “Binh pháp của Chúa Thánh Thần” ấy. Hàng triệu tín hữu trung thành với “Binh pháp của Chúa Thánh Thần” vẫn cất cao dũng khí: “Của Xê-Gia hãy trả cho Xê-Gia. Của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa.” 

Ghi chú: Tôi xin được phép dùng ngôi thứ ba để cho giọng văn được trôi chảy hơn trong văn tường thuật.

Vậy bài viết này nói lên điều gì? Tôi chỉ đơn giản nói lên rằng: Lm Lý không làm chính trị theo kiểu toan tính binh pháp hơn thua của con người. Nhưng chỉ đơn giản như ngài đã vài lần nói với gia đình tôi: “Chú chỉ rán sống trong sạch không phạm tội, dâng lễ sốt sắng, dậy sớm cầu nguyện, và vui tươi phục vụ. Còn việc đấu tranh chỉ như là Lệnh Hồ Xung, ‘Vô chiêu thắng hữu chiêu.’ Họ [Cộng sản Việt Nam] múa máy chi cho dữ, mình chỉ cần chộc một vô chiêu là họ giật mình.”’  

Nguyễn Vũ Việt

Xuân Canh Dần 2010

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!