Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
NGÔI LÀNG HOÀN HẢO

Chuyện kể rằng có một thương gia muốn đi tìm một ngôi làng hoàn hảo vì ông không tìm thấy hạnh phúc trong ngôi làng của ông. Ông đã đi qua nhiều ngôi làng nhưng không tìm thấy ngôi làng nào vừa ý để cho ông định cư sinh sống.  Trước khi tới mỗi ngôi làng, người thương gia tìm gặp vị bô lảo trưởng làng để hỏi. Xin ông cho tôi biết những người trong ngôi làng của ông là loại người như thế nào. Mỗi nơi ấy, vị bô lảo đều có một câu trả lời tương tự như nhau: Người trong làng của tôi không được tốt lắm. Có người ích kỷ quá, và cũng có người quảng đại. Có người dững dưng chỉ lo cho bản thân họ, nhưng cũng có người xã thân lo cho việc chung. Có người không quan tâm lo cho con cái và giáo dục con cái, nhưng cũng có người tình nguyện lo cho việc giáo dục. Có người chỉ lo phê bình chỉ trích, nhưng cũng có người tích cực giảng hòa và tha thứ. Vị trưởng làng cũng nói thêm rằng: Nếu ông muốn tìm một ngôi làng hạnh phúc, ông hãy bắt tay vào việc xây dựng ngôi làng chứ đừng chỉ nói về ngôi làng hành phúc.

Sau nhiều năm tìm kiếm, khi tuổi đã già, mắt đã mờ, và sức đã mỏi, ông cũng may mắn tìm được ngôi làng mà theo ý ông là hoàn hảo. Sau một thời gian sinh sống, ông dần dần khám phá ra sự quen thuộc của những giọng nói, cảnh vật, cuối cùng ông nhận ra rằng. Ngôi làng hạnh phúc cũng chính là ngôi làng ông đã bỏ đi.

Quí bạn thận mến, chúng ta vẫn thường hay nói, “Đứng núi này trông núi nọ.” Điều này cũng có ý nghĩa áp dụng cho những ai chỉ muốn hưởng những thành quả mà ngại dấn thân. Sự dấn thân ở đây không chỉ được hiểu là làm việc, nhưng quan trọng hơn chính là dấn thân trong tư tưởng. Dấn thân trong tư tưởng nghĩa là thừa nhận sự khác biệt của người khác, sự bất toàn của người khác. Nếu tư tưởng của ta biết đón nhận sự khác biệt và những giới hạn của người khác, điều đó sẽ giúp ta định hướng trong việc xây dựng hiệp nhất.

Một trong những nguyên nhân của sự bất hòa trong cộng đoàn, tập thể là vì chúng ta mong muốn người khác theo ý của mình. Chúng ta thường hay nhủ thầm trong lòng mình là tại sao ông này lại làm như vậy?! Lẽ ra ông không nên làm như vậy! Khi suy nghĩ như thế, chúng ta cũng dựa vào một tuyên chuẩn của một cộng đoàn tập thể nào đó mà theo ta nghĩ là tập thể ấy tốt hơn tập thể của ta. Vì lý do đó chúng ta hoặc bắt người  khác theo ý ta, hoặc muốn người khác theo tập thể mà mình biết đến. Nhưng trong thực tế thì khác. Mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, mỗi cộng đoàn cũng khác nhau. Làm sao chúng ta có thể hiểu hết những hậu cảnh bên trong để muốn người này người nọ hành động theo ý của mình.

Vì sự đòi hỏi này, mà thường là không phù hợp, mà chính ta muốn bỏ cuộc trong việc xây dựng tập thể, cộng đoàn của mình. Câu chuyện trong phần mở đầu đã minh họa cho chúng ta điều đó khi chúng ta muốn đi tìm sự hưởng thụ cho một cộng đoàn lý tưởng có sẳn mà không muốn dấn thân xây dựng một cộng đoàn của mình cho tốt hơn.

Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn quan sát xem cộng đoàn mình, tập thể mình một cách công minh. Hãy nêu tên những điểm tích cực của cộng đoàn, những con người thiện chí ngày đêm xây dựng tập thể, trước khi bạn muốn thay đổi nó hay bỏ rơi nó. Khi làm như thế, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn trung thực và khách quan hơn trong tiến trình xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn.

Br. Huynhquảng

 

Các bài cũ Sống Sao Cho Đẹp được lưu tại:

Audio: www.gdthanhgiusetampa.org

Đọc: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=19

 

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!