Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
MỞ LÒNG ĐÓN NHẬN ƠN THÁNH THẦN

 

Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Cv 2, 1-11, 1 Cr 12, 3b-7.12-13, Ga 20, 19-23 (hay Ga 15, 26-27; 16, 12-15)

Mở Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy sự hiện diện cũng như hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Theo mạc khải của Cựu Ước, Chúa Thánh Thần là một trong những tác giả của vũ trụ vật chất.

Thánh Thần tích cực lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang lúc ban đầu. “Đất trời trông không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước” (St 1, 2).

Thánh Thần trong mầu nhiệm tạo dựng con người. Thánh Thần là Đấng ban sự sống thể lý cho con người : “Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí Shadday đã cho tôi sự sống” (G 33, 4).

Thánh Thần phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần. Người phục hồi sự sống cho những bộ xương khô, biểu tượng của sự chết : “Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống” (Ed 37, l4).

Thánh Thần, Đấng bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất. Khi Giavê Thiên Chúa rút hơi thở Người lại, thì không tạo vật nào còn sống : “Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí hơi thở của Người, thì mọi xác phàm sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với cát bụi” (G 34, 14-15).

Chính Chúa Thánh Thần linh hứng các tác giả Cựu Ước : “Chúng để lòng chai đá như kim cương, không nghe thánh chỉ và lời lẽ Giavê các cơ binh đã sai đến nhờ Thần Khí của Người, nhờ trung gian các tiên tri thuở đầu” (Dr 7, 12).

“Phần tôi, trái lại, tôi đầy sức mạnh – Thần Khí Giavê” (Mk 3, 8).

Các tác giả Cựu Ước, dù là ngôn sứ, tư tế hay vua chúa đều tự coi mình là dụng cụ dưới sự chi phối trực tiếp của Thánh Thần. Nhưng các ngôn sứ là những người ý thức rõ ràng hơn cả : “Bao năm, Người đã nhẫn nại ; Ngưới đã dùng Thần Khí Người ngang qua các tiên tri của Người ... phán quyết nhờ đó ai làm thì được sống” (Nkm 9, 30.29).

Đối với chính Đức Giêsu, Đavít, Môsê, các ngôn sứ hay các tác giả Kinh Thánh khác đều là dụng cụ của Thánh Thần, họ nói trong Thánh Thần : “Làm sao Đavít được Thánh Thần ứng cho thì lại gọi Ngài là Chúa mà rằng : Chúa nói cùng tôi : Hãy ngự bên hữu Ta, chờ Ta đặt quân thù ngươi dưới chân ngươi” (Mt 22, 43-44 ; Tv 110).

Trong thời gian đầu tiên của Hội Thánh, Phêrô coi lời Kinh Thánh Cựu Ước như lời Thánh Thần : “Kinh Thánh phải được ứng nghiệm, lời Thánh Thần đã dùng miệng Đavít để tiên báo về Giuđa” (Cv 1, 16)

“Về ơn cứu thoát ấy, các tiên tri đã tra tâm chiêm nghiệm, những vị đã tuyên sấm về ân sủng dành cho anh em, chiêm nghiệm xem cho ai, cho thời nào. Thần Khí của Đức Kitô hoạt động trong họ đã muốn mặc thị ; quả Thần Khí đã đoan chứng từ trước về những thống khổ Đức Kitô phải chịu và về vinh quang kế theo đó” (1Pr 1, 10-11).

Phaolô, Tông Đồ dân ngoại, cũng có một xác tín tuyệt đối như Phêrô : “Đúng thay lời Thánh Thần đã dùng tiên tri Isaia mà nói cùng cha ông các người” (Cv 28, 15).

 “Kinh Thánh tất cả đã được thần hứng, và có ích cho việc dạy dỗ, bác ái, cải thiện và đào tạo trong đàng công chính” (2Tm 3, 16).

Tác giả thư Do Thái, khi trích dẫn Kinh Thánh Cựu Ước đồng hoá lời Kinh Thánh với lời Thánh Thần : “Như Thánh Thần phán : Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Người, thì chớ cứng lòng như buổi gây gỗ ...” (Dt 3, 7).

Các tác giả Tân Ước còn lưu ý rằng không được giải thích Kinh Thánh theo tư kiến, vì tác giả Kinh Thánh được Thánh Thần linh hứng : “Vì không bao giờ lời Tiên Tri đã do ý người phàm nào đem ra, nhưng có những người do tự Thiên Chúa và được Thánh Thần thúc đẩy đã nói ra” (2Pr 1, 20-21).

Và, chúng ta thấy tác động đặc biệt của Chúa Thánh Thần trên những con người được chọn.

Trong Cựu Ước, chúng ta thấy Thánh Thần đến trên một số nhân vật đặc biệt để họ thực hiện sứ vụ mà Thiên Chúa giao phó : dịch vụ của họ có thể có những đặc điểm khác nhau, nhưng tất cả đều lãnh nhận một sự trợ giúp thể lý, tinh thần và thiêng liêng của Thánh Thần.

Ơn khôn ngoan cho những người lãnh đạo.

Thánh Thần được Giavê Thiên Chúa ban cho những người được Ngài đặt lên để cai trị Dân của Ngài.

Môsê với 70 trưởng lão (Ds 11, 16-17. 25-26).

Giôsua được Thiên Chúa chọn kế vị Môsê (Ds 27, 28-33).

“Giôsua con của Nun, đã được đầy Thần Khí Khôn Ngoan, vì Môsê đã đặt tay trên ông” (Đnl 34, 9).

Việc xức dầu cho các vua là dấu hiệu sự hiện diện của Thánh Thần trong việc cai trị của họ : “Samuel cầm lấy sừng dầu mà xức dầu cho cậu giữa các anh và Thần Khí đã đáp xuống trên Đavít từ ngày ấy về sau” (1Sm 16, 13).

Sức mạnh và lòng can đảm của Chúa Thánh Thần cũng được truyền cho một số trường hợp đặc biệt.

Trong thời kỳ các Quan Án là một trong những thời kỳ đen tối nhất của dân Israel, Thánh Thần đã được phú ban cho các vị, nhờ đó các vị có một sức mạnh hay uy quyền đặc biệt : “Thần Khí Giavê đến trên ông (Otniel) và ông đã làm thẩm phán trên Isrel. Ông đã xuất chinh và Giavê đã phó nộp Cushan-Rishơataim, vua Aram trong tay ông...” (Tl 3, 10).

 “Thần Khí Giavê xuống phủ trùm người Ghêđêôn, và ông thổi tù và” (Tl 6, 34).

 “Thần Khí Chúa đến trên Giéptê và ông đã qua Galaađ và Manassê” (Tl 11, 29).

“Thần Khí Giavê xuống trên ông (Samson) và ông đã xé mảnh con sư tử như thể người ta xé mảnh con dê ... Bấy giờ Thần Khí giáng xuống trên ông, và ông đã xuống Asqalon và giết 30 người ... Khi ông đến gần Lêkhi, Thần Khí Giavê giáng xuống trên ông : các chảo trên tay ông đã ra ngay như sợi dây gai cháy xèo trong lửa ...” (Tl 14, 6. 19 ; 15, 14).

Qua Tân ước, chúng ta thấy cả bốn Tin Mừng ều nói tới sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa và đều mô tả sự kiện ấy như một biến cố đặc biệt mở đầu thời gian rao giảng của Đức Kitô (Mt 3, 16-17 ; Mc 1, 10 ; Lc 3, 22 ; Ga 1, 32-34).

Biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa có giá trị mạc khải sứ vụ và chân tính của Ngài. Trong biến cố ấy, Thánh Thần đáp xuống và lưu lại nơi Đức Giêsu, Người làm chứng cho sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu là sứ vụ thanh tẩy trong Thánh Thần. Thánh Thần không thể đến trên Đức Giêsu cách nhất thời nhưng lưu lại trong Ngài, và vì thế tất cả sứ vụ của Ngài đếu thể hiện trong quyền năng của Thánh Thần.

Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, và khẳng định Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách (Lc 4, 1 ; Mt 4, 1 ; Mc 1, 12).

Satan tìm cách lung lạc tinh thần Đức Giêsu, mong Ngài thay đổi quan điểm về sứ vụ. Nhưng Đức Giêsu vẫn giữ vững tinh thần và lập trường, vì Ngài được đầy Thần Khí (trong biến cố phép rửa).

Tin mừng Luca ứng dụng sấm ngôn Messia của Is 61, 1-2 cho sứ vụ của Đức Giêsu (4,18-22). Tất cả các việc làm, đặc biệt là những phép lạ, đều là dấu chỉ sứ mạng Thiên Sai của Ngài.

Nhờ Thần Khí mà Ngài làm những điềm thiêng dấu lạ : chữa bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại (x. Mt 11, 5)

Và đó là bằng chứng Nước Thiên Chúa đang đến (Mt 12, 28 ; Lc 11, 20 ...).

Cuộc chiến khốc liệt nhất mà Đức Giêsu phải đương đầu chống lại Satan, đầu mục của thế gian, là cuộc Khổ Nạn và cái chết bi thảm của Ngài. Danh tánh của Thánh Thần không được minh nhiên đề cập đến trong các bài tường thuật cuộc Khổ Nạn, nhưng hoạt động của Thánh Thần vẫn tiềm tàng và mạnh mẽ nơi Đức Giêsu, trong những giờ phút cam go nhất như trong vườn Cây Dầu và trên thập giá. Chính nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần mà Đức Kitô hiến thân làm của lễ hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, như Chiên Con “hiến tế” để xoá tội trần gian (Dt 9, 14).

Rất nhiều đoạn trong các thư khẳng định Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết nhờ tác động của Thánh Thần. Phục sinh là chứng từ vững chắc nhất về sứ vụ và chân tính của Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần, vì thông phần vào sự phục sinh thân xác Đức Giêsu, cũng là tác giả của chứng từ Phục Sinh.

Phaolô minh nhiên gán sự phục sinh Đức Giêsu Kitô cho tác độâng của Thánh Thần : “...được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 1, 4).

Thư Phêrô cũng rõ ràng không kém : “Người đã bị giết chết về xác thịt, nhưng đã được tác sinh về Thần Khí” (1Pr 3, 18). Tóm lại, cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đều diễn tiến trong Thánh Thần ; Thánh Thần làm chứng về Ngài và loan báo mầu nhiệm của Ngài.

Và hôm nay, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! " Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

 

Thánh Thần vẫn sống, vẫn hoạt động để mang lại bình an, tình yêu cho con người cho nhân loại. Chúng ta có mở lòng ra đón Chúa Thánh Thần hay không đó là sự tự do, lựa chọn của chúng ta.

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!