Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA

Chúa IV PS năm C

Cv 13, 14.43-52; Kh 7, 9.14b-17; Ga 10, 27-30

 Mở lại sách Samuel chúng ta bắt gặp nói đến việc Chúa gọi Samuel đi làm ngôn sứ cho Chúa. Khi nhận ra tiếng Chúa, Samuel đã mau mắn đáp lại: “Lạy Chúa xin hãy nói, con nghe đây!” (Sm 3, 3-10; 19).

 Trải qua dòng chảy lịch sử cứu độ, Thiên Chúa thường gọi một số người để làm các công việc đặc biệt Chúa trao phó. Trong Cựu Ước, Chúa gọi Abraham, Môsê, Davit, các tiên tri v.v… Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã gọi 12 tông đồ. Đó là những ơn gọi đặc biệt, và việc Chúa gọi và chọn ai cũng là một việc nhiệm mầu của Chúa. Chúa gọi và chọn người Chúa muốn. Tuy nhiên, Chúa vẫn tôn trọng tự do của mỗi người; tùy theo mỗi người có quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi hay không (Mt 19,16…), Trong Gioan 1, 35-42 nói đến việc Chúa gọi hai anh em ông Anrê và Phêrô. Hai ông đã lắng nghe tiếng Chúa và bước theo Ngài.

 Các thánh sử của Phúc Âm Nhất Lãm đều kể lại việc Chúa Giêsu kêu gọi thánh Matthêu xảy ra ngay sau khi Chúa chữa người bất toại tại Capharnaum. Khoảng một ngày sau phép lạ ấy, Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, có đám đông dân chúng đi theo Người. Chúa đến đó từ một thành phố cảng nhỏ nằm giáp miền đất Perea, trên bờ bên kia sông Giođan. Trên đường, Chúa đi ngang qua bàn thu thuế của Matthêu.

 Matthêu khi ấy đang làm việc trong ngành thuế vụ của vua Hêrôđê. Mặc dù không phải là một quan chức chính thức, nhưng ngài đã mua quyền được thu thuế. Chức vụ thu thuế không được người Do Thái kính nể, thậm chí còn bị nhiều người khinh bỉ. Tuy nhiên, đó lại là một chức vụ rất hấp dẫn, vì đem lại của cải giàu sang. Người thu thuế dường như có địa vị cao trong xã hội, vì khi Matthêu khoản đãi Chúa Giêsu trong nhà, có rất đông người thu thuế và những người khác đến đồng bàn.

 Chúa kêu gọi Matthêu làm môn đệ khi Người đi ngang qua bàn thu thuế của ông. Matthêu đã chỗi dậy và đi theo Người. Sự đáp ứng của Matthêu rất mau mắn và quảng đại. Có lẽ ngài đã nhiều lần được gặp Thầy Chí Thánh, và chỉ chờ đợi cơ hội quan trọng này mà thôi. Ngài đã không chần chừ trong việc từ bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. Chỉ một mình Thiên Chúa biết tại sao Người lại tuyển chọn Matthêu, và cũng chỉ một mình thánh nhân mới có thể cho chúng ta biết ngài đã nhận thấy điểm gì nơi Chúa Giêsu đến nỗi đã lập tức rời bàn thu thuế để đi theo Người. Thánh Gioan Kim Khẩu nói, Chúng ta thấy vì sự vâng phục mau mắn và trọn vẹn mà Matthêu đã tức khắc từ bỏ tất cả tài sản thế gian để đi theo Chúa khi được kêu mời đúng lúc.

 Ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi hãy nghe tiếng Chúa và đi theo tiếng Chúa gọi : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một".

 Chúng ta soi chiếu trang Tin Mừng hôm nay vào mạch văn trong chương 10 của Thánh Sử Gioan: Chúa Giêsu mạc khải chính mình là “mục tử nhân lành“ cho đàn chiên cũng như Đức Giavê xưa đối với Dân Ítrael. Chúa Giêsu lúc đó đang “đi đi lại lại“ trong Đền Thờ ở Giêrusalem, tại hành lang Salomôn, vào dịp lễ Cung Hiến Đền Thờ. Người Do Thái vây quanh Chúa Giêsu và chất vấn Ngài: “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu Ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết“. (Ga 10, 24). 

 Đáp lại, Chúa Giêsu trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi“ (Ga 10, 25-26). Quả thực, những người Do Thái là Dân Chúa đã tuyển chọn, chẳng những đã không tin, mà họ còn “lấy đá ném Ngài“ vì cho rằng Chúa Giêsu nói phạm thượng: “Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa“ (Ga 10, 33).

 Như vậy, tâm tình cốt lõi của mạc khải của trang Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, chính là việc Chúa Giêsu muốn mạc khải Chúa Cha và tuyên xưng mình là Con Thiên Chúa. Chúa Cha là Đấng trao ban đoàn chiên cho Chúa Con. Hình ảnh mục tử hướng dẫn đoàn chiên bắt rễ sâu trong kinh nghiệm “dân du mục Aram“ trong Cựïu Ước: mục tử vừa là thủ lãnh vừa là bạn đồng hành của đoàn chiên. Đức Chúa Giavê bảo vệ đoàn chiên với quyền phép và tình thương để không ai có thể cướp chiên ra khỏi tay Ngài. Đó là lịch sử cứu độ nhân loại của Thiên Chúa.

 Chúa Giêsu cũng cho thấy mối liên hệ vô cùng mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha: “Tôi và Chúa Cha là một“, hiệp nhất trong bản tính, trong uy quyền, trong hành động. Cũng vì lời mạc khải này mà Chúa Giêsu không những bị dân Do Thái ném đá, cho là “phạm thượng“, mà sau này còn đóng đinh Ngài trên thập giá.

 Dần dần, qua mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta nhận biết Chúa Cha chính là nguồn mạch sự sống, nguồn mạch tình yêu... và Đức Kitô chính là Đấng Messia. Đức Chúa Giavê trao phó cho các tôi tớ ngài là các Tổ Phụ, các Quan Án, các Ngôn Sứ, các Vua Chúa... thay quyền Chúa chăn dắt Dân Chúa. Nhưng những chủ chăn Ítrael đã tỏ ra bất tài, bất trung với sứ mệnh của họ, bỏ bê đàn chiên, chỉ lo danh lợi dục cho mình, phản loạn không tuân giữ Giao Ước với Thiên Chúa. Nên, vào thời của Tân Ước, Đức Chúa Giavê trao phó đoàn chiên cho Đấng Messia, Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi.
Nhiều lần trong Tin Mừng, Đức Kitô đã mạc khải Ngài là vị Chủ Chăn nhân lành, Đấng Trung Gian độc nhất, là “cửa cho chiên ra vào“ (Ga 10, 7) và “gặp được đồng cỏ“ (Ga 10, 9). Đức Kitô trao ban chính mình cho đoàn chiên với tư cách là “Chúa chiên nhân lành“: Ngài không những biết từng con chiên, dẫn chiên đi vào “đồng cỏ xanh tươi“, luôn đi đầu đàn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đoàn chiên khỏi nanh vuốt sói dữ, mà còn hy sinh mạng sống mình cho từng con chiên (Ga 10, 15. 17). Một cuộc sống mới và một mối liên hệ mới được vĩnh viễn thiết lập: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi“.

 Chúa Giêsu Kitô đến bên từng người chúng ta – cho dù chúng ta đang sống trong độ tuổi hoặc hoàn cảnh nào – và ánh nhìn của Chúa tiếp xúc với ánh mắt chúng ta một cách cá biệt. Người mời gọi chúng ta bước theo. Trong hầu hết các trường hợp, Chúa để chúng ta lại giữa trần gian, công việc, và gia đình. Hãy suy nghĩ về điều Chúa Thánh Thần đã phán, và hãy để bạn biết sợ hãi và tri ân: ‘Elegit nos ante mundi constitutionem’ – Người đã tuyển chọn chúng ta trước khi tạo dựng thế gian, ‘ut essemus sancta, in conspectu eius!’ – để chúng ta nên thánh thiện trước mặt Người.

 Thiên Chúa đã nói với chúng ta nhiều lần và bằng nhiều cách thế khác nhau. Ngài nói với chúng ta qua Kinh Thánh, Ngài cũng nói với chúng ta qua Giáo Hội, những lời giảng dạy của Ðức Thánh Cha, các giám mục và linh mục, những người có bổn phận săn sóc và dạy dỗ chúng ta. Thiên Chúa cũng nói với chúng ta qua tha nhân và qua những dấu chỉ của thời đại cùng những sự vật và hiện tượng đang diễn tiến trong dòng lịch sử. Và Thiên Chúa cũng thực sự nói với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện. Sống trong tương quan thân tình với Ngài, đó là lý do chúng ta phải chuyên cần cầu nguyện trong hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc để học biết được điều Thiên Chúa đã nói với mỗi người chúng ta

 Chuyện quan trọng là chúng ta có lắng nghe tiếng Chúa gọi hay không mà thôi.

 Lắng nghe trước hết là đón nhận được thánh ý Thiên Chúa, rồi thể hiện ra bằng cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thánh ý Thiên Chúa khi đó sẽ điều khiển tư tưởng, ý nghĩ, tâm hồn, lời nói và hành động của chúng ta để chúng ta trở thành những người bạn tốt của anh chị em.

 Lắng nghe tiếng Chúa là yêu thương. Tất cả những ai lắng nghe Chúa Giêsu đều là những người đã được đào luyện trong tình yêu. Lắng nghe là yêu thương. Tuy cũng đã cật vấn Chúa Giêsu khi Ngài thân thưa với Chúa Cha: "Làm sao con có thể cho đi chính mình con một cách quảng đại trong tình yêu nhờ đó ý Cha được hoàn trọn trong cuộc sống của con?"

 Như thế, lắng nghe cũng là một dạng thức của tình yêu bác ái, tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu đó cũng chính là sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu. Yêu Chúa trọn vẹn và yêu như Chúa yêu, để trở nên món quà đáng yêu đối với Chúa và với mọi người. Thiên Chúa trao tặng cho chúng ta một lý tưởng cao đẹp như thế nên tất cả những gì chúng ta phải làm là gì nếu không phải là tin tưởng vào Ngài, lắng nghe Ngài và tình yêu Ngài. Chúng ta cũng chẳng còn sợ điều chi bởi vì Chúa luôn yêu thương chúng ta. Chúng ta tin rằng chỉ có một con đường dẫn đến tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và với tạo vật là lắng nghe Thiên Chúa và mến yêu Ngài. Mong rằng lắng nghe tiếng Chúa là khát vọng nuôi dưỡng chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!