Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
SỐNG MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI

Chúa VII PS Thăng Thiên năm C

Cv 1, 1-11; Dt 9, 24-28; 10, 19-23; Lc 24, 46-53

Cuộc đời, ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần "nếm" được cảnh chia ly.

Ngày còn bé, năm lớp 12 xong, lần đầu tiên ra sân bay để tiễn cô bạn học qua Mỹ theo diện HO. Chỉ là bạn học thôi nhưng chẳng hiểu sao hai hàng nước mắt lưng trào. Có lẽ vì chơi thân với nhau quá và khi ra sân bay những hình ảnh đẹp của tuổi teen còn đó trong những lần đạp xe đạp đi ăn bột chiên ở đường Võ Văn Tần hay ăn xôi ngay đầu đường Bùi Thị Xuân và Cống Quỳnh hay lại nhớ đến ăn bún bò bình dân ở cư xá Tự Do ... Thời đó nghèo lắm, thi thoảng góp tiền lại đi ăn với nhau và vì học chung với nhau nên thân nhau.

Ra sân bay tiễn bạn học mà nước mắt nó rưng rưng. Có lẽ xúc cảm của sự chia ly nó dâng trào.

Trong tâm tình đó, nhà thơ Nguyễn Bính bộc bạch tâm tình khi chia xa giữa người thân yêu như bạn bè, như người yêu, như bà mẹ như thế này :

“Có lần tôi thấy một người yêu

Tiễn một người yêu một buổi chiều

Ở một sân ga nào xa vắng lắm

Họ cầm tay họ bóng liêu xiêu…“

“Hai người bạn cũ tiễn chân nhau

Kẻ ở trên toa kẻ dưới tầu

Họ giục nhau về ba bốn bận

Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu…“

“..Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con đi trấn ải xa

Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng

Lưng còng đổ xuống bóng sân ga..“

“Có lần tôi thấy một người đi

Chẳng hiểu về đâu nghĩ ngợi gì ?

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ

Một mình làm cả cuộc phân ly.. „

Hay là đậm đà, nặng nề hơn một tí đó là tâm trạng của Hàn Mạc Tử trong bài thơ "Những giọt lệ" :
Họ đã xa rồi không níu lại

Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa....

Người đi một nữa hồn tôi mất

Một nữa hồn tôi bỗng dại khờ.

Vâng ! Ai đã một lần phải chia xa người thân thì sẽ cảm nhận được tâm trạng của chia xa. Ra sân ga, ra sân bay hay ra bến tàu đi thì tâm trạng còn nhẹ nhàng một tí bởi lẽ ít lâu sau hay cùng lắm là lâu ơi là lâu nhưng cũng có ngày gặp lại. Nhưng nếu chia ly luôn thì thật là cay nghiệt.

Và, ai nào đó đã hơn một lần phải ly biệt người thân ở ngay huyệt mổ hay ngay dàn hỏa thiêu thì mới cảm nhận được đau đớn.

Hôm nay, các môn đệ hết sức đau đớn khi phải chứng kiến cảnh chia ly với thầy mình, với người mà mình thương mến, tin tưởng. Đau đớn là cảm xúc của con người nhưng lòng các môn đệ bình an khi được thầy chúc lành.

Trước đó thầy Giêsu đã nói với các môn đệ "Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại ; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này. "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."

Trong tư cách Đấng Phục sinh, Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ hiểu rằng toàn thể định mệnh của Ngài. Thiên Chúa muốn Ngài thi hành sứ vụ như vậy và Ngài giúp các ông hiểu ý nghĩa của Kinh Thánh, như Ngài đã làm cho hai môn đệ trên đường Emmau. Ngài cũng nhắc lại cái chết của Ngài trên thập giá và Ngài trỗi dậy từ cõi chết đã làm trọn nội dung sau Tin Mừng này phải được loan báo cho mọi dân tộc. Nhân danh Ngài, nghĩa là trong chứng từ về Ngài muôn dân sẽ được loan báo sự hoán cải và sự tha thứ tội lỗi. khởi đi từ tất cả những gì đã được biểu lộ qua công trình cứu độ và đặc biệt nhất trong hành trình thập giá và sự sống lại. Thiên Chúa đã nhờ cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu để bày tỏ tình yêu và quyền lực của Ngài để mọi người trở về với Thiên Chúa. Rồi Đấng Phục Sinh biến các môn đệ trở thành chứng nhân của Ngài. Các môn đệ sẽ phải làm chứng về các biến cố trong cuộc đời của Ngài cũng như cuộc gặp gỡ với Ngài đây và việc Ngàii trở về trời (Cv 1,21t). Mỗi lời loan báo đều phải phát xuất từ các chứng nhân này, nghĩa là không dựa trên những suy diễn, những ý tưởng hoặc ý kiến cá nhân, nhưng trên các biến cố lịch sử và trên những giáo huấn do Chúa Giêsu ban cho. Do đó, lời loan báo chỉ có thể phát xuất từ những người đã dõi bước cuộc đời theo Chúa, lắng nghe tiếng Chúa và đã hiểu ý nghĩa của cuộc đời Ngài nhờ được Ngài giải thích.

Các môn đệ không đủ sức để hiểu nhiệm vụ cao cả này bằng sức lực con người của mình. Bởi thế, Chúa Giêsu báo cho các ông là Ngài sẽ gửi cho các ông điều Chúa Cha đã hứa, tức là Thánh Thần. Chính Thánh Thần, là quyền lực của Thiên Chúa, sẽ giúp cho các ông có khả năng loan báo với xác tín và can đảm công trình và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu (Cv 2,22-36).

Sau khi đã dùng nhiều cách để làm cho các môn đệ tin chắc vào sự sống lại của Ngài và sau khi đã chuẩn bị các ông đi vào nhiệm vụ, Chúa Giêsu từ biệt các ông. Ngài sẽ không hiện diện bên các ông theo kiểu hữu hình nữa. Nhưng Ngài sẽ cùng đi với các ông trên mọi nẻo đường. Người giơ tay lên để từ biệt các ông. Trong khi Ngài đi xa dần khỏi mắt các ông, Ngài chúc lành cho các ông. Ngài gửi đến cho các ông sức mạnh của hành vi chúc lành của Người, để sức mạnh này ở lại với các ông và nâng đỡ các ông suốt đời trong mọi hoạt động.

Chỉ đến lúc này, tác giả mới nhắc đến niềm vui của các môn đệ và việc các ông chúc tụng Thiên Chúa. Dacaria (Lc 1,64.68-79) và ông Simêôn (2,28-32) đã chúc tụng Thiên Chúa. Lời chúc tụng Thiên Chúa liên tục vang lên khi dân chúng chứng kiến những hành vi quyền lực của Chúa Giêsu (7,16; 13,13; 17,15; 18,43). Sau khi đã trải nghiệm qua Đấng Phục Sinh hành vi quyền lực lớn lao nhất của Thiên Chúa, nghĩa là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, các môn đệ chỉ có một câu trả lời đúng đắn: ca ngợi trong niềm hoan hỷ và chan hòa tâm tình biết ơn đối với Thiên Chúa.

Nếu để ý, chúng ta thấy Thánh Luca đã bắt đầu tác phẩm với việc Dacaria dâng hương và dân chúng cầu nguyện trong Đền Thờ (Lc 1,8-10), để xin Thiên Chúa nhớ lại dân Ngài và tỏ lòng nhân ái. Bây giờ thánh Luca kết thúc Tin Mừng với việc các môn đệ của Chúa Giêsu chúc tụng Thiên Chúa trong Đền Thờ. Các ông đã cùng đi với Chúa Giêsu cho đến khi Ngài lên trời, các ông đã biết hơn bất cứ ai rằng Thiên Chúa đã nhớ đến dân Ngài thế nào. Và tất cả những ai nhờ chứng tá của các môn đệ và qua tác phẩm Lc mà trải nghiệm lòng từ bi cao cả của Thiên Chúa, thì không thể làm gì hơn là tham gia vào việc ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa.

Hôm nay mừng đại lễ Chúa Giêsu lên trời, chúng ta tưởng niệm lần cuối cùng Chúa Giêsu tỏ mình ra hữu hình với các môn đệ. Ngài chọn một cách thức hiện diện khác để hỗ trợ các môn đệ trong hoạt động truyền giáo. Từ nay, Người sẽ đồng hành với họ, sẽ hiệp thông với họ khi chia sẻ bữa ăn, sẽ sống động khi họ giải thích Sách Thánh và khi họ ý thức rằng họ đang được đón nhận sự sống viên mãn của Ngài. Ngài bỏ cách hiện diện trước đây bằng thân xác, để từ nay hiện diện mãi mãi với mỗi môn đệ.

Khi đi về trời, Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta biết mục tiêu của đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ phải quy hướng trọn cuộc sống chúng ta về đó nếu chúng ta xác tín rằng chúng ta thuộc về “trên cao”. Chúng ta vẫn sống giữa các thực tại trần gian, chúng ta vẫn phải sử dụng các yếu tố trần gian, nhưng không bám víu vào các phương tiện ấy, trái lại, biết dùng chúng cách tích cực mà chuẩn bị cho mình và người khác đi vào cuộc sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha trước ngày lên Giêrusalem: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm nhưỡng vinh quang của con” (Ga 17,24).

Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta nhận ra được sức năng động của Thánh Thần bởi vì Thánh Thần là Đấng mà Chúa Giêsu hứa sẽ ban cho các môn đệ.. Thánh Thần, là quyền năng của Chúa Cha và của Chúa Giêsu, luôn ở với Hội Thánh để hỗ trợ Hội Thánh trong sứ mạng đã nhận từ Chúa Giêsu.

Quyền lực vô song của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Phục Sinh, khi và chỉ khi gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu họ mới nhận ra mầu nhiệm này. Và khi đó, họ chỉ có thể cảm thấy tưng bừng hoan hỷ và lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa sẽ hồn nhiên từ đáy lòng trào dâng lên môi miệng họ. Và trọn cuộc sống của họ là một chứng từ về quyền lực cứu độ của Thiên Chúa mà họ đã trải nghiệm.

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!