Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
VÁC THẬP GIÁ THEO CHÚA

Chúa nhật XII TN năm C

Dcr 12, 10-11; 13.1; Gl 3, 26-29; LC 9, 18-24

   

Chúa Giêsu xuất hiện là dấu chấm hỏi cho nhiều người.

   

Không phải khi đi rao giảng Chúa Giêsu mới gây thắc mắc cho con người nhưng vừa mới cất tiếng khóc chào đời Chúa Giêsu đã mở ra cho con người nhiều dấu hỏi. Những mục đồng đơn sơ nghèo hèn được Thiên Thần báo mộng đã đến bái thờ Chúa Giêsu, những nhà đạo sĩ từ Phương Đông đến bái lạy Chúa Giêsu, Maria và Giuse chiêm ngắm Hài nhi còn nhiều người khác và đặc biệt là Hêrôđê không những không tin mà còn tìm cách giết hại Hài Nhi bởi sợ Hài Nhi xuất hiện sẽ lấy vương quyền của ông ...

   

Trong hành trình rao giảng Tin Mừng, các môn đệ thân tín và một số người tin đã đi theo Chúa. Trong nhiều hoàn cảnh, Chúa Giêsu đã bày tỏ quyền năng của Ngài. Lúc thì chữa lành cho người câm nói được, người què đi được, người mù được thấy và cho cả người chết sống lại. Lúc dân đi nghe giảng bị đói thì Chúa Giêsu lại làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân ... có lúc người ta tìm Chúa Giêsu để tôn phong Ngài lên làm Vua không phải tin thờ thật sự mà vì được ăn.

   

Ngày hôm nay, sau giờ cầu nguyện như thường lệ, Chúa Giêsu như trong Tin mừng theo Thánh Luca thuật lại kể câu chuyện rằng Chúa Giêsu hỏi các môn đệ về suy nghĩ của dân chúng về Ngài. Các môn đệ hết sức thật lòng là bảo Thầy là người ta nói Thầy là Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại. Nghe dư luận nói và Chúa Giêsu hỏi luôn về tâm tư của các môn đệ về Ngài và thánh Phê-rô thưa ngay : "Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa."

   

Sau đó, Chúa Giêsu đã giải thích thêm về Đấng Kitô ấy. Đấng Kitô của Thiên Chúa mà Phêrô tuyên xưng đó phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy. Và rồi Chúa Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

   

Chúa Giêsu là như vậy, Chúa Giêsu cũng chính là hình ảnh mà ngôn sứ Dacaria nói trong đoạn sách mà chúng ta vừa nghe đó : Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu, như người ta khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc, như người ta thương tiếc đứa con đầu lòng. Ngày ấy, tiếng khóc than sẽ vang dội khắp Giê-ru-sa-lem, như người ta than khóc thần Ha-đát Rim-môn ở cánh đồng Mơ-ghít-đô. Ngày ấy, một dòng suối sẽ vọt ra cho nhà Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem để tẩy trừ tội lỗi và ô uế.

   

Hình ảnh của một Đức Giêsu Kitô là như vậy. Đức Giêsu Kitô sẽ bị người ta vu khống, kết án và giết chết.

   

Những ai đi theo Chúa Giêsu như các môn đệ, như cộng đoàn các Thánh cũng đã trải qua đau khổ, qua thập giá, đành mất mạng sống mình để rồi được cứu độ như lời Chúa hứa. Ai muốn theo tôi phải vác thập giá mình hàng ngày mà theo !

   

Vác thập giá mình hàng ngày mà theo ! Phải nói đây là lời mời gọi quá sức nghiệt ngã, quá sức triệt để với những ai bước theo Thầy Chí Thánh Giêsu.

   

Thập giá là một mầu nhiệm mà chẳng ai hiểu được.

   

Thập giá là biểu tượng cho tất cả những đau khổ, nỗi bất công mà người nghèo hèn vô tội phải gánh chịu trong suốt dòng lịch sử. Trong nhiệm cục cứu độ, mầu nhiệm của Thiên Chúa được thực hiện nơi thập giá Chúa Kitô. Thập giá khi đó trở thành Thánh Giá, là nơi biểu lộ sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1Cr 1,18).

   

Vì  “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,25). Dưới ánh sáng của đức tin đã làm cho thánh Phaolô và chúng ta dứt khoát chọn lựa thánh giá: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh… chúng tôi không muốn biết điều gì khác hơn ngoài Đức Kitô chịu đóng đinh” (1Cr 1,22).

 

Một vài triết gia hiện sinh vô thần như Jean Paul Sartre, Albert Camus, Franscoise Sagan… cho cuộc đời là phi lý, là buồn nôn. Và như vậy, họ có một cuộc sống bất chấp tất cả, phá đổ các thứ rào cản: luân lý và luật lệ. Họ lao vào cuộc sống với buồn nản, bế tắc… và cuối cùng đi đến đường cùng của cuộc đời là tìm đến cái chết, là tự vẫn.

   

Chúa Giêsu đã đón nhận thập giá, Ngài đã đón nhận đau khổ. Ngài đã vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha để hoàn thành nhiệm cục cứu độ trong đau khổ. Chính mầu nhiệm thánh giá của Chúa Kitô đã làm cho đau khổ có ý nghĩa. Đau khổ tự nó không là gì hết, chỉ có tình yêu mới có thể phát sinh sự sống từ đau khổ. Thánh giá gắn liền với Đức Kitô vì ngay cả khi Ngài sống lại vinh quang thì các dấu đinh và vết thương từ cuộc khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa, vì nó là dấu chứng vĩnh cửu chứ không bị nhòa trong thời gian.

   

Mầu nhiệm Thánh giá không chỉ được tuyên xưng, được công bố, được loan báo hay cử hành như một nghi lễ, mà còn phải được đưa vào đời sống hàng ngày của Kitô hữu,. Kitô hữu phải chiêm ngắm, phải thấm nhuần ý nghĩa của mầu nhiệm Thánh Giá.  Tất cả chúng ta đều được mời gọi tham dự Mầu nhiệm Thánh giá Chúa bằng nhiều cách.

   

Trước hết, chúng ta thông phần đau khổ với Chúa, “được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó…” (1Pr 4, 13-14).

   

Để có thể sống chia sẻ, cảm thông như Đức Kitô đã làm đối với nhân loại qua Mầu nhiệm Thánh giá, chúng ta cần phải đi lại con đường Chúa đã đi: con đường từ bỏ bản thân đến mức tự hủy vì tình yêu và cho tình yêu.

   

Thật vậy, căn cốt, đỉnh cao của Mầu nhiệm Thánh giá là sự tự hủy vì tình yêu. Để diễn tả Mầu nhiệm này, thánh Phaolô đã trích dẫn một Thánh thi, mà có lẽ mượn từ Phụng vụ của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, ngài mở đầu bằng những tâm tình “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như Đức Kitô Giêsu. Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,5-7).

   

Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải tập từ bỏ chính mình, sống tinh thần tự hủy để có thể sống yêu thương, yêu thương cho đến cùng, yêu thương hết mọi người.

   

Đời sống Kitô hữu chỉ trổ sinh hoa trái khi được cắm rể sâu trong Thánh giá, vì cuộc đời họ là một của lễ hy tế, phát xuất từ Đức Kitô, Đấng “đã tự thể hiện mình là tư tế, là bàn thờ, và là con chiên bị sát tế”. Chính bằng cách nhận làm của lễ hy tế mà Đức Kitô đã chiến thắng khải hoàn.

   

Cuộc chiến thắng này được trao ban cho tất cả những ai đồng chịu cùng một số phận như Ngài. Bởi vậy mọi ân sủng lãnh nhận trong Giáo hội đều ẩn chứa một năng lực “Kitô hóa”. Thánh Phaolô đã giải thích điểm này qua việc dùng các động từ cùng-đau-khổ, cùng-vinh-hiển (Rm 8, 17), cùng-sống, cùng-chết, cùng-chịu-đóng-đinh (Gl 2, 19), cùng-được-mai-táng (Rm 6, 4), cùng ngự trị (Ep 2, 6), cùng-hiển-trị (2Tm 2, 11-12).

   

Mọi chi thể phải nên giống Chúa Kitô cho đến khi Ngài hình thành trong họ (x. Gl 4, 19). Vì thế, chúng ta được kết nạp vào mầu nhiệm sự sống của Ngài, trở nên giống Ngài, cùng chết và cùng sống lại với Ngài, cho đến khi cùng cai trị với Ngài.

   

Đang khi còn là lữ hành trên mặt đất, bước theo vết chân Ngài trong đau thương và bách hại, chúng ta cùng thông hiệp với những đau khổ của Ngài như thân thể kết hiệp với đầu, hiệp với sự thương khó của Ngài để được cùng vinh hiển với Ngài.. (Công đồng Vat. II)

   

Thánh giá là tiêu chuẩn để chọn lựa và quyết định trong mọi trường hợp trong mỗi ngày sốnmg của chúng ta. Đứng trước sự chọn lưa đó, tâm hồn ta vẫn luôn được bình an và thanh thoát cả trong những nỗi ngặt nghèo. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, nhiều lần nhiều lúc chúng ta cũng đã bị giằng co bởi lẽ ai cũng muốn đi trên con đường bằng phải và thênh thang.

   

Nguyện xin Đấng đã chịu treo trên Thánh Giá ban thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta can đảm và vui vẻ vác thập giá mỗi ngày đi theo Chúa.

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!