Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
Ở TRONG THẦY VÀ THẦY Ở TRONG

Chúa nhật 5 Phục Sinh năm B

Cv 9, 26-31, 1 Ga 3, 18-24, Ga 15, 1-8

 

           

Mở Tin Mừng, có lẽ không có lời tâm tình nào tha thiết cho bằng Gioan chương 15. Tâm tình của Chúa Giêsu gửi gắm cho các môn đệ. Chúng ta vừa nghe những tâm tình tha thiết đó :

           

"Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

               

Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy".           

Phải nói là quá sức thiết tha. Chẳng cần phải ví von chuyện trên trời nhưng Chúa Giêsu dùng ngay hình ảnh dưới đất và rất gần gũi với con người, cách riêng người Do Thái.            

Thời dòng họ Macabê vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, bắt đầu có việc sử dụng hình ảnh cây nho trên các đồng tiền Do Thái. Josephus, một sử gia nổi tiếng người Do Thái đã được trao nhiệm vụ viết sử Do-thái cho người Rôma, đã viết rằng vua Hêrôđê cho gắn một cây nho làm bằng vàng trên cửa vào Đền Thờ ông đã xây (Antiquities, 15.395). Từ bao thế kỷ, cây nho hoặc vườn nho đã là biểu tượng của Israe trong văn chương Do-thái.  Áp dụng vào mọi lãnh vực của Israel, cây nho hoặc vườn nho nói lên một quốc gia bất trung với Thiên Chúa và không sinh hoa trái trong sứ mệnh làm Dân Chúa của họ.            

Israel đã bị Thiên Chúa xét xử vì nó không sinh hoa trái. Vậy tại sao Chúa Giêsu, rõ ràng trung thành với Chúa Cha trong mọi phương diện cuộc sống, lại sử dụng cây nho để biểu tượng cho mình? Có lẽ cây nho còn có một ý nghĩa khác nữa.           

Thứ nhất, hình ảnh cây nho đề cao lòng trung thành của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha trái ngược với sự bất trung của Israel đối với Thiên Chúa.  Vì thế, Chúa Giêsu mới là cây nho thật và trung thành.            

Thứ hai, cây nho cũng nói lên sự khác biệt về Chúa Giêsu là cây nho và Chúa Cha là người trồng nho ở điểm là nó cho chúng ta thấy rõ sự hiệp nhất giữa các Ngài - cũng như cây nho và cành nho thuộc về cùng một thực thể.            

Thứ ba, hình ảnh cây nho được áp dụng rộng hơn nữa : Chúa Giêsu là cây nho và các môn đệ Ngài là cành nho. Do đó biểu tượng ấy nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài.           

Hình ảnh cây nho trong Thánh Kinh được dùng nhiều cách và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt nó được dùng để diễn tả mầu nhiệm Dân Chúa. Theo ý nghĩa này, người giáo dân không chỉ là những người thợ làm việc trong vườn nho, nhưng họ là một phần tử cây nho. Chúa nói: "Ta là cây nho, các con là cành" (Jn.15.5).

           

Trong Cựu ước các tiên tri khi muốn nói đến dân được chọn, cũng đã dùng hình ảnh cây nho. Israel là cây nho của Thiên Chúa, là mềm vui của tâm hồn Ngài: "Ta đã trồng ngươi như một cây nho được chọn lọc" (Gr  2,21); "Mẹ ngươi giông như một cây nho trồng bên bờ nước. Nó sai trái và um tùm hoa lá nhờ có nhiều nước tràn trề " (Ez 19,10); "Người bạn tôi có một vườn nho trên mợt sườn đồi phì nhiêu. ông cày bừa trở dât lượm đá sỏi để trồng vào đó một cây hảo hạng..." (Is 5, l-2).

           

Chính Chúa Giêsu cũng dùng hình ảnh cây nho để mạc khải một số khía cạnh về Nước Thiên Chúa: "Một người kia trồng một vườn nho, ông rào dậu bôn bề, một hầm ép nho, và xây một tháp canh rồi ông cho các người làm nho thuê mướn và ông khởi hành đi xa." (Mk 2,1 - Mt 21,2S).

           

Thánh Sử Gioan còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, và đưa chúng ta đến khám phá mầu nhiệm của cây nho: Nó là biểu tượng và hình ảnh không những của dân Thiên Chúa, mà còn là biểu tượng và hình ảnh của chính Chúa Giêsu. Ngài là gốc cây nho, còn chúng ta, môn đệ Ngài, chúng ta là cành. Ngài là "Cây Nho thật", các cành phải kết hơp để được sống (Ga 15, 1.. )

           

Chúa Giêsu cũng lấy hình ảnh "cây nho" để ví Ngài như là cây nho: "Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho". Vườn nho của Thiên Chúa phát xuất từ một gốc duy nhất là Chúa Giêsu. Ngoài Ngài không có sự sống: "Thầy là cây nho, các con là ngành". Ngành không thể sống, nếu tách lìa xa thân cây.
           

Vì tỉ dụ cây nho và cành nho được đặt trong bối cảnh Bữa Tiệc ly là bối cảnh Gioan không nhắc đến việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, nên có lẽ thánh sử chủ ý cho chúng ta thấy một biểu tượng khác trong hình ảnh cây nho, tức là biểu tượng cho Bí tích Thánh Thể. Cây nho dễ dàng nhắc nhở chúng ta về chén Máu Thánh, nhất là vì  trong Máccô 14, 25 và Mátthêu 26, 29, câu “sản phẩm của cây nho” là nói về chất đựng trong chén khi thiết lập Bí tích Thánh Thể.           

Trong sách Didache (đọc là Đi-đa-kê, một từ Hy-lạp có nghĩa là “huấn giáo”), một cuốn thủ bản của Kitô giáo thời sơ khai viết về luân lý và tổ chức của Giáo Hội, những lời sau đây được gặp thấy trong lời chúc lành khi cử hành Thánh Thể: “Lạy Cha, chúng con cảm tạ (eucharistein là từ Hy Lạp có nghĩa là “tạ ơn” và bởi đó chúng ta mới có từ Anh-ngữ Eucharist) Cha, vì Cha đã chọn cây nho thánh của Đavít tôi tớ Cha để tỏ ra cho chúng con biết nhờ Chúa Giêsu là tôi tớ Cha". Gioan cũng sử dụng những lời tương tự trong trình thuật về phép lạ bánh hóa nhiều trong 6, 7. Chắc chắn chủ đề về sự kết hiệp mật thiết trải dài suốt Gioan chương 15 đến 17 giúp chúng ta hiểu rằng cây nho và cành gợi lên những ý tưởng về sự kết hiệp mật thiết chúng ta với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.           

Làm sao người ta sinh hoa trái hoặc không sinh hoa trái?  Trong Tin Mừng Gioan, đức tin là một cam kết giữa cá nhân với Chúa Giêsu và giáo lý của Ngài. Cam kết với giáo lý của Chúa Giêsu có nghĩa là tuân giữ những lệnh truyền của Ngài, nhất là lệnh truyền hãy yêu thương nhau. Người nào sống đời sống đức tin như thế trong quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu thì sẽ có sự sống. Nói khác đi, ai tham dự vào những công việc của Chúa Giêsu thì sẽ sinh hoa trái. Không chấp nhận lời mời gọi nên một với Chúa Giêsu là chối từ sự sống của Ngài, và không có sự sống của Ngài người ta sẽ không thể sinh hoa trái trong Nước Thiên Chúa. Theo cách diễn tả song đối của Gioan, không thể có tình trạng đứng giữa, nửa nạc nửa mỡ;  chỉ có một điều là sinh hoa trái hay không sinh hoa trái.           

Chúa Giêsu nói đến việc tỉa sạch những cành không sinh hoa trái. Tuy nhiên các môn đệ Ngài không cần “được tỉa sạch” vì họ yêu mến và do đó là những cành sinh hoa trái (15, 23). Họ sẽ tiếp tục là những cành được tỉa sạch khi ở lại trong sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu để phục vụ tha nhân. Sự sống của Ngài trong các môn đệ giúp cho họ sinh hoa trái và như vậy sẽ làm vinh danh Chúa Cha (15 ,7-8). Sự kết hiệp với Chúa Giêsu đem lại niềm vui cho người môn đệ, niềm vui là kết quả bởi sinh hoa trái, tức là yêu thương và phục vụ tha nhân (15, 12). Nhìn theo quan điểm phục vụ, người môn đệ là một người tôi tớ;  nhưng trên quan điểm tình yêu của Chúa Giêsu, môn đệ là “người được Chúa Giêsu thương mến” (15, 15).

           

"Ở trong Thầy và Thầy ở trong các con", đó là điều mà Chúa Giêsu không ngừng nhắc đi nhắc lại. Cần thông hiệp với Ngài để có sự sống. Tuy nhiên, một khi đã có sự sống từ thân chuyển sang thì ngành cần phải sinh hoa trái. Sinh hoa trái sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa, và đây cũng là điều kiện cho ngành tồn tại. Ngành nào không sinh trái sẽ bị chặt đi ném vào lò lửa. Muốn được sinh hoa trái, ngành nho phải được cắt tỉa. Chẳng có sự cắt bỏ nào mà không gây đau đớn, dù cho phần cắt tỉa chỉ là phần thừa thãi tác hại đến cơ thể. Thế nhưng, chẳng thấy được hoa trái nếu không chấp nhận sự đau đớn của việc cắt tỉa. Chắc hẳn người trồng nho sẽ đau lòng khi cắt tỉa, sẽ xót xa vì phải bỏ đi những phần không sinh lợi, nhưng vì lợi ích của cây nho nên chẳng thế nào làm khác đi được.

           

Khi thông hiệp vào Ðức Kitô, đời sống của người môn đệ sẽ được cắt tỉa nhờ lời của Ngài. Lời của Ngài sẽ đặt các môn đệ trước những quyết định chọn lựa. Chọn lựa con đường hẹp nhọc nhằn, chọn lựa Thập Giá khổ đau. Những hy sinh đau đớn ở đời này sẽ mang lại phần thưởng mai sau. Và những hy sinh ấy tạo cho họ có cơ hội để được trở nên giống Thầy: "Họ ở trong Thầy và Thầy ở trong họ".

 

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!