Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM


 

Từ lâu, những hiện tượng cướp giật, trộm cắp, thảm sát xảy ra ngày càng nhiều và trắng trợn trong xã hội làm cho xã hội bất ổn. Lòng tốt con người như bị chìm dần đi trong làn sóng thực dụng, vật chất hóa và bạo lực . Người ta tìm nhiều cách lý giải cho hiện tượng xã hội đó và tìm cách để giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một phương án hữu hiệu, khả thi để giải quyết hiện tượng xã hội này.

 

Những khi đọc các thông tin về những vụ việc như vậy, trong tôi lại nhớ đến những ngày ấu thơ của mình.

 

Tôi sống ở quê chỉ chưa đến 20 năm, làng tôi là một làng công giáo toàn tòng. Hơn một ngàn hộ dân với  4500 nhân danh trong một xứ đạo lớn, đó là một xã hội thu nhỏ. Ở đó, có đầy đủ mọi thành phần, từ nông dân, trí thức, công nhân... nhưng đa số là nông dân với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước, thiếu các điều kiện khác nên là một vùng quê nghèo như bao miền quê khác.

 

Như những miền quê đầy khó khăn, gian khổ khác của Miền Trung với khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, người dân quê tôi làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Đời sống của người dân nơi đây đa dạng, kẻ bám vào rừng, người bám mặt biển và nhiều người tảo tần buôn bán.

 

Do có nhiều nghề nghiệp, người dân đi tứ xứ bôn ba kiếm sống, tiếp xúc nhiều môi trường xã hội khác nhau. Nhưng, dù vậy vẫn có một điều không mất đi, đó là sự trung thực và kiềm chế lòng tham lam.

 

Thỉnh thoảng, trên báo chí, tôi đọc được những tin tức có vẻ rất "lạ" như "Cảnh sát giao thông Hà Nội nhặt được của rơi, trả lại người mất". Với sự việc như vậy, nhưng hầu như các báo chí lớn từ Quân đội Nhân dân, Nhân Dân, cho đến các báo khác đồng loạt tung hô và coi như đó là một chuyện lạ trong xã hội!

 

Tôi nghĩ rằng: Chuyện nhặt được của rơi, tìm người đánh mất để trả lại là chuyện hết sức bình thường, có gì phải ầm ĩ lên thế? Đành rằng việc tốt cần nêu gương, nhưng chẳng lẽ trong xã hội Việt Nam, đó là chuyện đã trở nên lạ lùng? Vả lại, là cảnh sát thì chuyện nhặt được của rơi trả lại là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải bàn.

 

Ở quê tôi, tôi còn nhớ rõ những câu chuyện từ thời thơ bé và cho đến tận ngày nay.

 

Mỗi lần đi nhà thờ, tôi nhìn thấy những cỗ tràng hạt được treo ở một cái đinh ở dãy cột nhà thờ phía bên nữ. Thời đó cỗ tràng hạt cũng là một thứ quý giá vì rất hiếm hoi. Ngày nhỏ, tôi không biết tại sao lại có những cỗ tràng hạt được treo ở đó. Đến sau này mới biết rằng: Đó là những tràng chuỗi mà người ta đi nhà thờ rồi sơ ý để quên hoặc đánh rơi ở đâu đó, người khác nhặt được treo lên, để ai mất thì đến đó nhận về, không cần thông báo hoặc tìm kiếm xem của ai.

 

Trong các ngày lễ Chúa Nhật, khi tất cả mọi người đông đủ trong nhà thờ, cha xứ thường rao trước nhà thờ về việc những người nhặt được của rơi ở đâu đó, thông báo để ai bị mất đến nhận. Khi thì đó là tiền, số lượng dù lớn hoặc nhỏ, khi thì là đồ dùng quý giá hoặc bình thường, khi thì là trang sức, vàng bạc... đủ cả. Tất cả đều được tập trung về Nhà thờ, và ở đó sẽ thông báo rộng rãi cho tất cả mọi người, từ các giáo dân khi đi ra, thông tin đó được lan truyền và cơ hội tìm lại của cải đã bị dánh mất.
 

Ở quê tôi và những làng công giáo, chuyện đó trở thành bình thường, thành một nếp sống và hành xử như một nét văn hóa riêng. Dù thời đó có khó khăn hoặc sau này cuộc sống đỡ vất vả hơn, thì nếp sống đó vẫn giữ đến ngày nay.

 

Tôi nhớ một lần cách đây khá lâu khi tôi còn ở nhà. Em gái tôi chơi thơ thẩn ở rãnh nước cạnh bờ ruộng bìa làng. Bên cạnh đó là ngôi nhà tranh vách đất của một người hàng xóm. Chợt em phát hiện ra một cái hộp, mở ra thì trong đó đựng một số trang sức như bông tai, dây chuyền, nhẫn... tất cả bằng vàng.

 

Em gái tôi đưa về cho mẹ, mẹ tôi bảo: Để xem của ai rơi thì trả lại cho họ. Đem câu chuyện nói với hàng xóm thì bà hàng xóm mới tá hỏa rằng đó là của con dâu mới cưới của mình. Chả là vì hộp trang sức để trong hòm nhưng chuột đã kéo xuống hang và cái hang thông ra bờ ruộng, thế là cả cái hộp ra tận bờ mương. Chuyện đó rồi cũng qua đi, như chuyện đương nhiên phải thế.

 

Cũng có thể một lúc nào đó, con người không thắng nổi lòng tham lam của mình. Nhưng cho đến tận cùng, thì ý thức và lương tâm vẫn đánh thức họ khi đối diện với Đức Tin của mình. Câu chuyện sau đây là một câu chuyện làm tôi nhớ mãi.

 

Có hai cô bạn gái hết sức thân thiết với nhau cùng ở tuổi cập kê. Một cô chăm chỉ chợ búa và tiết kiệm được một số tiền mua được một số nữ trang để chuẩn bị lập gia đình.

 

Bỗng nhiên, một hôm số nữ trang không cánh mà bay. Mọi tìm kiếm đều vô ích và mối nghi ngờ lại tập trung vào cô bạn thân, bởi chỉ có cô bạn thân mới biết số nữ trang đó và nơi cất giấu là nơi nào. Thế nhưng, đó  chỉ là nghi ngờ mà không hề có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh hoặc kết tội. Cô bạn thì liên tục phủ nhận việc lấy cắp số nữ trang đó.

 

Câu chuyện trở nên lớn khi không còn cách nào khác là nạn nhân báo công an. Thế nhưng, công an dù có gọi lên làm việc bao lần, thì vẫn không có bất cứ bằng chứng nào. manh mối nào để kết luận. Cuối cùng, công an cũng chịu thua bởi sự lỳ lợm của cô bạn thân kia.

 

Vụ việc tưởng như bế tắc, thì cô bạn đến báo với cha xứ. Sau khi tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, ngài cho goi cô bạn kia vào gặp. Trước mặt cha xứ, cô bạn vẫn kiên quyết không nhận mình là thủ phạm vụ trộm nói trên. Cha xứ cho cô về tĩnh tâm và suy nghĩ ba ngày trước khi gặp lại.

 

Ở lần gặp lại đó, có mặt cả hai người, cha xứ nói: Cha không kết tội con đã lấy, cha cũng không biết con mất mát ra sao. Nhưng, giờ đây trước mặt Thiên Chúa, các con sẽ tự trả lời cho mình. Hai người sẽ được ra Nhà thờ, để tự vấn lương tâm. Nếu con không mất mà nghi ngờ cho bạn, con phải ăn năn và xin lỗi công khai. Nếu con đã trót lấy, thì con phải trả lại và việc này sẽ được giữ kín, cấm người mất nói bất cứ điều gì ra ngoài.

 

Và ở nhà thờ, trước mặt cha xứ, cô bạn thân đã khóc lóc hối hận và xin lỗi nạn nhân, chỉ vì lòng tham nhất thời và thói sĩ diện trước mọi người mà đẩy sự việc đi quá xa. Kết quả là tài sản được trả lại, hai người ôm nhau khóc, cảm thông và vẫn giữ mối quan hệ tốt cho đến sau này.

 

Giáo lý Công giáo mà trẻ em Công giáo được học tập từ nhỏ, đã thấm đẫm một cách sâu sắc trong mỗi con người, mỗi tín hữu từ thơ bé cho đến trưởng thành và trở thành định hướng cho mỗi hành động của họ. Điều răn thứ 7 "Chớ lấy của người" và điều răn thứ 10 "Chớ tham của người" là những điều nằm lòng bất cứ người công giáo nào cũng phải biết, thuộc và hiểu từ khi còn tấm bé. Đó cũng là hành trang vào đời cho tất cả các bạn trẻ rồi đi suốt cuộc đời họ, để chế ngự lòng tham lam của mình.
 

Không phải ngẫu nhiên, mà khi xã hội liên tiếp xuất hiện những thông tin như "gây án mạng, cướp xe ôm chỉ vì 50 ngàn đồng" gây rúng động TP Hồ Chí Minh xảy ra vào ngày 23-2-2016. Hoặc chỉ vì 2.000 đồng mà đoạt cả mạng người ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Hoặc câu chuyện cướp giật chặt cả bàn tay người đi đường cướp vàng bạc. Thậm chí khi ra tòa, người nhà thủ  phạm còn chửi bới nạn nhân "Ai bảo mang vàng bạc làm chi cho nó chém"... Thì vẫn xuất hiện cậu sinh viên sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) trả lại hơn 1,3 tỷ đồng nhặt được.

 

Khi được hỏi lý do vì sao trả lại một số tiền khổng lồ so với hoàn cảnh sinh viên nghèo và gia đình của mình, cậu sinh viên đã không ngần ngại trả lời:"Mình là người theo đạo, học được những giáo lý sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm. Tất cả những điều đó khiến mình không có nhiều đắn đo khi quyết định trả tiền cho người đánh rơi".

 

Đúng vậy, nếu không phải là người Công giáo, không được giáo dục từ nhỏ những giáo lý của mình, liệu có điều gì lớn hơn để thúc đẩy cậu sinh viên nhẹ nhàng trả lại số tiền đó không?

 

Thiết nghĩ rằng, trong xã hội ngày nay, việc để Giáo hội Công giáo được tham gia vào giáo dục là môt việc làm cấp bách khi mà đạo đức xã hội đã xuống dốc nhanh chóng mà chưa có chiếc phanh nào hãm nó lại được.

 

Hà Nội, ngày  6/5/2016

 

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!