Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
TRỞ LẠI VÙNG QUÊ CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT – BỨC TRANH TƯƠNG PHẢN CỦA CHỦ CHĂN VÀ “ĐẦY TỚ”

Lâu lắm rồi không có dịp trở lại miền quê của “Những người nghèo không biết Tết” mà cuối năm ngoái chúng tôi đã đề cập. Đầu xuân mới, chúng tôi cùng nhau về thăm lại miền đất xứ Thọ Vực thuộc xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh.

Đón chúng tôi là tâm tình cảm tạ của linh mục và giáo dân đối với sự chia sẻ của những tấm lòng bốn phương đã gửi tới thăm hỏi, động viên và chia sẻ những bát cơm phiếu mẫu với giáo dân nơi đây sau khi bào báo được đăng tải. Tất cả đều đồng thanh, đồng lòng nói lên sự biết ơn sâu sắc đối với những bà con xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã cùng sẻ chia với họ trong cơn khó khăn.

Linh mục Phalo Nguyễn Văn Cừ ngồi yên một chỗ đón chúng tôi, giọng nói chậm rãi, khó khăn mà gương mặt đầy cảm xúc: “Hết sức cảm tạ những tấm lòng, những lời kinh nguyện mà bè bạn bốn phương khắp nơi đã chia sẻ với cộng đồng dân Chúa nơi đây. Năm qua, những người giúp đỡ cho chúng tôi thật vô tư mà chúng tôi cứ như người không biết điều, vì không thể có điều kiện để gửi tới họ những lời cảm tạ chân thành nhất của chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết dâng Thánh lễ và lời cầu nguyện cho các ân nhân cũng như tất cả mọi người trong năm mới được đầy tràn ơn phúc Chúa và luôn hiệp nhất cùng nhau trong Đức Ki tô. Xin mọi người hết sức thông cảm cho vùng quê này phương tiện liên lạc và mạng internet không có và ghi nhận nơi chúng tôi lời tạ ơn sâu sắc”. 

Hỏi Ngài về tình hình tết nhất năm nay, giọng Ngài đượm buồn: “Tết nhất đến nơi, đây vẫn là một vùng quê nghèo, nhìn bà con sống nghèo khổ mà mình thấy buồn vì bất lực. Năm ngoái, được sự giúp đỡ của những người hảo tâm, người dân vượt qua đợt nạn đói của trận lụt năm 2007 thì trận thiên tai 2008 lại đến. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nhiều khi chúng mình gần như nản, nhưng nản thì sống sao đây? Chẳng lẽ suốt đời lại cứ trông đợi và sống nhờ vào người khác mãi thế này sao? Đành rằng tấm lòng của họ vô cùng lớn lao, nhưng ở đâu, ai cũng có cuộc sống phải lo toan của họ”.

Chúng tôi hiểu nỗi trăn trở với lòng tự trọng của Ngài, nhưng với tình hình hiện tại vượt qua được những khó khăn là điều không dễ dàng.

Một năm qua đi có những công việc đúng như lời Chúa nói: “Ngày nào có nỗi lo lắng và khó nhọc của ngày đó”. Năm qua, giáo xứ đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết cùng nhau trong các công việc mục vụ và giúp đỡ họ giáo đã bị cuốn trôi mất nhà thờ trong trận lụt lịch sử năm ngoái để có nơi thờ phượng và cầu nguyện.

Nhưng thật là hoạ vô đơn chí, công việc còn dang dở thì sức khoẻ linh mục Cừ bị xuống cấp trầm trọng. Những năm tháng vất vả chốn đồng quê và con đườg tu hành, những năm tháng đoạ đày trong nhà tù cộng sản và khi gánh nặng phục vụ với cuộc sống vất vả đã đến kỳ phát tác để nhằm vào thân xác của. Năm qua hai lần Ngài đã phải đi điều trị dài ngày vì chứng bệnh tai biến mạch máu não, mỗi lần một chân bị liệt đi lại nặng nề khó khăn. Khuôn mặt phù thũng và chứng viêm họng mãn làm Ngài không thể cất lời giảng dạy. Ban Mục vụ giáo xứ nói với chúng tôi: “Tại Ngài hay lo lắng nên sức khoẻ Ngài đã xuống cấp nhanh chóng, nằm trên giường bệnh điều trị, nhưng Ngài vẫn cắt đặt những công việc lo lắng cho Giáo xứ và giáo họ từ những việc nhỏ nhất đến bữa ăn của người dân”. Nhưng Ngài bảo: “Không lo sao được, mình còn sống ngày nào thì còn phải nhớ đến giáo dân mà thương họ”.

Chúng tôi xem qua cơ ngơi của Ngài, năm ngoái với năm nay vẫn thế, khác hơn là ở sân nhà thờ đã có thêm sân tập bóng chuyền cho thanh niên rèn luyện sức khoẻ những buổi chiều sao ngày lao động. Nhà bếp vắng hoe, một ông trong ban mục vụ giáo xứ đang đun nước để mời khách. Trong nhà bếp tịnh không có thứ gì của ngày tết, thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông bảo gần cận ngày Tết cha mới từ bệnh viện về nên không kịp chuẩn bị, ngày 29 đi mua các thứ thì chẳng mua được gì. Trong tủ bếp có khoảng hơn ký thịt lợn, nghe nói giáo dân dưới xuôi mới lên chúc Tết Ngài mua cho hôm qua, nhà thờ không có bà bõ nên ban mục vụ thay nhau vào nấu cơm cho Cha hàng ngày.

Tạm biệt Ngài mà vẫn day dứt về cái nghèo, cái khó biết bao giờ buông tha nơi này.

Tạm biệt Ngài chưa lâu, thì sáng 10 âm lịch tôi nhận được điện thoại: “Chuẩn bị đón Cha Cừ đi chữa bệnh ở Hà Nội. Bệnh tình của Ngài càng ngày càng nặng, những cơn khó thở đã làm Ngài nhiều khi khốn khổ, đăt biệt là chứng huyết áp cao. Thường xuyên huyết áp của Ngài trên 200. Sự đi lại của Ngài hết sức chậm chạp, không vững và rất nguy hiểm”.

Sáng đó, tôi đón Ngài và đưa vào bệnh viện Tim mạch Bạch Mai, bác sỹ sau khi đo huyết áp đã bắt Ngài phải ngồi một chỗ tránh đi lại, di chuyển trong bệnh viện từ phòng khám về đến buồng bệnh phải dùng xe chở.

Về buồng bệnh mới thấy nỗi khổ của bệnh nhân khi đến đây, mới đầu xuân nhưng con số người đến bệnh viện quả là khủng khiếp. Khắp nơi nơi, người ngồi, kẻ đứng lố nhố bên cạnh các gốc cây, các ghế đá. Dọc hành lang bệnh viện, những gương mặt lo âu, mệt mỏi hướng về phòng khám chờ đến lượt mình. Có những người từ nơi xa đến đây đã mấy ngày vẫn chưa thể nhập viện. Phòng bệnh mỗi giường từ hai người đến ba người, nằm san sát như sắp khoai, kẻ trở ngược, người quay xuôi trong khung cảnh hết sức nhếch nhác.

Vào đến bệnh viện, Ngài  nằm chờ đợi và nói với tôi: “Chắc Cha khám xong sẽ xin thuốc về nhà điều trị thôi, ở đây không được”. Tôi và một giáo dân đi cùng phản đối, vì việc điều trị là quan trọng, nhưng thật khó để thuyết phục Ngài. Tôi phải nại ra rằng: “Cha đi tu phải sống ở đây cho biết cuộc sống bệnh nhân khổ sở thế nào khi chật chội và nhất là để nhớ lại những năm tháng bị tù đày trong nhà tù cộng sản năm xưa”.

Thật ra thì tôi hiểu, Ngài không sợ chuyện chật chội vất vả khi điều trị mà hai ba người nằm chung một chiếc giường chỉ rộng chừng 1 mét. Ngài đang lo lắng cho những ngày nằm viện sắp tới đây, sẽ phải có người phục vụ, vất vả cho họ và đặc biệt là chuyện kinh tế tiền nong sẽ tốn kém, rồi giáo dân ở nhà với nhiều công viêc dang dở…

Đứng bên giường bệnh, tôi cứ nghĩ vẩn vơ về những chủ chăn của Chúa và những đầy tớ của nhân dân hiện nay. Khi mà cả xã hội các quan chức – đầy tớ - đang thi nhau bòn rút của dân bằng mọi cách, mọi lúc và mọi nơi, kể cả những cách bất lương nhất để vinh thân phì gia, thì có những chủ chăn của Chúa đang ngày đêm đem hết tất cả những khả năng của mình đến khi hơi tàn, lực kiệt để phục vụ đàn chiên.

Quả là hai bức tranh tương phản về những con người có trách nhiệm phục vụ nhân dân. 

Rời bệnh viện, trước khi ra về, Ngài vẫn dặn tôi: “Nhớ cách nào đó gửi lời cảm ơn đến các ân nhân hộ mình với nhé, mình tạ ơn họ nhiều vì đã giúp cho giáo dân là con cái mình”.

Tôi viết vội vài dòng này, như để hoàn thành công việc của Ngài đã giao, và cũng xin qua đây, xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến độc giả của quý báo, những ân nhân xa gần đã động lòng trắc ẩn trước những cảnh thương tâm, cùng đồng cảm với nỗi đau nhân thế mà chia sẻ với những con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo những tấm lòng chí tình chí nghĩa.

Hà Nội, Ngày 6 tháng 2 năm 2009

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!