Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
GIAÓ PHẬN HƯNG HÓA: LANG THÍP, GIAN NAN CON ĐƯỜNG ĐEM TIN MỪNG CỨU RỖI CÁC LINH HỒN

 

"Nơi núi không cây, nơi sông không nước" sau mấy chục năm theo lời kêu gọi phá rừng.

Chúng tôi đến ga Bảo Hà trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai vào đêm, trời đổ một trận mưa nhẹ hạt làm không khí dễ chịu hơn đôi chút.

Đã khá nhiều lần qua lại nơi đây khi bằng ô tô, khi bằng tàu hỏa, nhưng chưa dừng lại nơi đây lần nào, trong tôi vẫn mang ấn tượng về một câu chuyện được đọc từ thời thơ bé, khi mà "cả nước ra trận" "ra ngõ gặp anh hùng".

Câu chuyện kể về người tuần đường trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Câu nói "Cọp Bảo Hà, ma Trái Hút" cũng từ câu chuyện này xâm nhập vào tôi. Chuyện kể rằng buổi sáng người ta đi tuần đường, thấy da và xác cọp bị tàu kẹt chết trên đường ray mới biết rằng hàng đêm cọp ra ngủ ở đường tàu hỏa nên tàu chạy qua cán phải. Câu chuyện đó nhằm nói lên rằng có những người tuần đường không kể gian nguy để cho đoàn tàu vận hành suôn sẻ phục vụ tiền tuyến giữa khu rừng thiêng nước độc này.

Không rõ câu chuyện đó có thật hay không, nhưng ít nhất là nói lên được điều này: Khi đó khu vực này vẫn là khu vực rừng thiêng nước độc và cây cối um tùm bí hiểm.

Chúng tôi xuống ga Bảo Hà, người chở xe máy đưa chúng tôi đến nhà thờ Lang Thíp cách ga độ chừng mươi cây số mà nhiều khi thót tim, xe nhảy chồm chồm trên bờ sông con đường nhỏ nhoi bám theo đường tàu hỏa. Con đường càng làm cho người đi cảm giác ghê người hơn khi bên cạnh là bờ sông dốc đứng sâu thăm thẳm vì nước cạn kiệt. Sau một trận mưa hồi đêm, nhưng dòng sông vẫn trơ cạn đáy nổi lên những bãi đá bên dòng nước đỏ đục ngầu.

Trong cả ngày rong ruổi sau đó, chúng tôi không tìm đâu ra một cánh rừng già, tất cả là đồi trọc và nắng khét, loang lổ vài ba đám nương người dân tộc đang gieo trồng như tấm áo vá trăm ngàn mảnh tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một khu rừng nào còn sót lại để gọi là nguyên sinh.

Đúng là sau mấy chục năm nghe lời hô hào, kêu gọi của đảng và nhà nước, rằng "nghe rừng lắm đất lên đây với rừng" rằng "theo bước ta đất mừng reo xanh mượt. cất cao lên ánh lửa yêu đời, khúc ca mừng đất vỡ thênh thang"... và bao nhiêu ca từ hô hào “tiến sâu vào rừng” khác nhau.

Kết quả cho đến nay, hầu hết khu vực này rừng đã trôi vào dĩ vãng. Câu chuyện cọp, ma cũng từ đó trở vào truyền thuyết tự bao giờ.

Lang Thíp, nhọc nhằn họ đạo lẻ loi cô tịch

Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà tranh mà có thể gọi là nhà xứ, một số giáo dân cho chúng tôi biết: Giáo họ có khoảng 400 người có đạo từ các vùng xa xôi đến đây sinh sống mấy chục năm nay. Ngoài ra còn có khoảng 500 giáo dân người dân tộc thiểu số trước đây đã rửa tội, nhưng sau một thời gian không có người chăm sóc, một số đã chuyển sang theo đạo Tin Lành. Số còn lại hầu như không có Thánh lễ đã lâu nên sự đạo mai một, kết hợp với sự khắc nghiệt của đời sống và canh chừng, kiểm soát của công an, chính quyền... nên nhiều nơi trở lại như vùng trắng.

Cách đây mấy tháng, linh mục Thái trở lại quản nhiệm nhà thờ Giáo họ này, lại bắt đầu công việc tái truyền giáo lại cho khu vực. Khi chúng tôi đến Lm Thái đang chuẩn bị cho chuyến hành trình vào bản người dân tộc, vài chiếc xe máy đã sẵn sàng, túi du lịch mang theo ảnh, tượng và một số dụng cụ đến thăm người thiểu số. Thấy chúng tôi ngỏ ý được đi theo, Linh mục Thái đồng ý và gọi thêm mấy chiếc xe máy nữa. Tất cả cùng nhau chuẩn bị lên bản.

Con đường lên bản của người H'Mông ở đây cũng nét chung như những con đường lên bản khác mà chúng tôi đã từng đi, người H'Mông luôn sống trên những đỉnh núi cao cheo leo và hiểm trở, đặc tính dân tộc của họ là như vậy, những con đường đến với họ đều vô cùng gian nan đòi hỏi sự gan dạ và kiên nhẫn.

Chúng tôi đi qua thôn Thíp Đạo để tới Liên Sơn, một khu vực có mấy gia đình công giáo nhưng nay một số đã bỏ sang Tin Lành. Năm 2003, linh mục Thái đã đến vùng này giúp đỡ họ nhiều trong cuộc sống, Ngài tổ chức cho họ cuộc sống văn minh hơn bắt đầu từ nguồn nước, trồng cây Quế. Trước hết, Ngài cho xây một chiếc bể nước khá lớn trên đỉnh đồi đủ dùng cho cả bản, hệ thống nước sau khi được lọc theo đường ống nước được lắp đặt chuyển về cho từng gia đình sinh hoạt thoải mái, phần còn lại để tưới ruộng, tưới cây. Đến nay, sau 7 năm hệ thống đó vẫn an toàn và sử dụng hiệu quả nhằm tránh cho đồng bào nơi đây những căn bệnh truyền nhiễm, bệnh tiêu hóa...

Đón chúng tôi tại nhà, Vàng Seo Dìn  cho biết: Nhờ những năm đó có hệ thống nước, đời sống đồng bào không kể lương giáo nơi đây đỡ khó khăn nhiều, nhiều gia đình đỡ ốm đau bệnh tật và chăm lo sản xuất hơn.

Nhưng những năm sau đó Ngài không có dịp trở lại nơi này, một số đã bỏ Công Giáo sang Tin Lành. Khi được hỏi vì sao lại thế, họ cho biết bởi vì theo Tin Lành đỡ phức tạp hơn cho họ. Một số còn được yêu cầu phải cúng ma và người ta còn tuyển thầy cúng tại chỗ cho bản.

Nhiều gia đình công giáo nhưng nay đã trở lại phong tục cúng của mình và được khuyến khích, việc học giáo lý, đọc kinh nguyện dần dần trở nên xa lạ. Hạt giống tin mừng đã gieo trồng nhưng không được chăm sóc, tưới tắm nên dần dần thui chột là vậy.

Cho đến bây giờ, khi Lm Thái trở lại bản, một số người lại muốn trở về theo Công giáo, nhưng cán bộ vào tận từng nhà bảo rằng nếu đã theo Tin Lành thì cứ theo tin lành, không được theo theo Công giáo nữa.

Nghe giáo dân nơi đây kể chuyện đã qua mà tôi cứ nghĩ như mình đang sống trong những năm 60 của thế kỷ trước. Những giáo dân H’Mông của Giáo họ Lang Thíp muốn đi lễ phải đi ra tàu xuôi khoảng 50-60 km về Giáo xứ An Thịnh, ở đó họ được tặng, cho hoặc mua sách vở, tượng ảnh... nhưng ra về đến ga tàu hoặc trên tàu lập tức bị lục túi lấy bằng hết. Có những gia đình được tặng sách vở, tượng ảnh... cất vào bồ thóc, cất trên gác bếp hoặc bất cứ chỗ nào cũng bị công an vào lục soát thu kỳ được thì thôi.

Việc tham dự Thánh lễ phải đi đường núi, vất vả hàng mấy chục km mới đến được nhà thờ giữa sự vây ráp quan tâm thường xuyên của các cán bộ, công an, nhiều người đã nản chí, cộng thêm tình cảnh không có các chủ chăn biết chăm lo cho họ, nên việc vào rồi ra là chuyện không mấy xa nhau.

Khi chúng tôi đến cả bản vắng tanh vì mùa gieo hạt nên phải đi làm. Vào một gia đình, một đoàn trẻ con bằng đầu nhau đứng núp sau khe cửa nhìn khách, tài sản cả gia đình không thấy gì ngoài mấy tải ngô đặt ở góc nhà, bếp lạnh tanh. Chủ nhà đang đeo tay lên ngực do bị rắn hổ cắn mấy hôm nay không đi làm được.

Thăm mấy gia đình khác trong bản cũng vậy, chúng tôi chỉ gặp gỡ được dăm ba người rồi chia tay.

Rời bản Liên Sơn, chúng tôi cùng nhau theo Linh mục Thái vào bản Hang Gấu, đây là một trong năm bản người dân tộc của xã Lang Thíp huyện Văn Yên. Con đường thật quả gian nan hơn chúng tôi tưởng, nhiều đoạn phải xuống dắt bộ vì chỉ sợ sểnh chân là xuống vực, mà vực ở đây lại không có nước, không có cây nên việc giữ được "linh hồn không ra khỏi xác" là điều khó khăn.

Giáo dân đi với chúng tôi cho biết: Những con đường này là những con đường "tự phát" của các hộ dân, của các bản mà hình thành nên được đâu hay đó, xã hội, chính quyền chưa can thiệp. Chúng tôi đùa nhau rằng thì ra đây là những con đường "không can thiệp nội bộ" của nhân dân.

Bên những khu đồi trọc là các đám người dân đang đổi công đi làm nương, khung cảnh nhìn thật vui mắt. Bên những ngọn đồi dốc đứng, người phụ nữ H'Mông cheo leo gieo hạt. Cuộc đời họ cũng cheo leo như cây ngô bên sườn dốc.

Bản Hang Gấu, một bản người H'Mông thuộc xã Lang Thíp mà khi đến đó, chắc chỉ có thể đi được xe máy khi trời nắng như hôm nay, trời mưa chỉ có nước đi bộ cũng không xong. Con đường xa xôi cheo leo đó, Linh mục Thái đã đi bao lần con đường này để đem Tin Mừng đến cho họ. "Không chỉ có bản này, những bản khác xa xôi hơn còn cheo leo hơn nữa nhưng Cha Thái vẫn không quản ngại đến với giáo dân, Hình như Cha có một tình yêu nào đó mãnh liệt với công việc truyền giáo. Các ông chưa biết chứ hồi trước khi cha xứ vào đây, thế nào cũng có dăm bảy người lạ mặt đi theo đằng sao thám thính và quan sát. Nhưng rồi họ thấy việc làm của Cha chẳng có gì sai trái và tình cảm giáo dân dành cho cha thế nào thì họ cũng thôi" một giáo dân đi theo chúng tôi nói.

Quả là con đường gieo neo và hiểm trở đầy nguy hiểm, nhưng con đường đó là con đường cách đây đã gần chục năm, Linh mục đã vượt qua để những người dân ở bản H'Mông này biết đến Chúa, và giờ đây khi trở lại những người dân lam lũ này cũng là mối quan tâm của linh mục Thái không chỉ ở truyền đạo, dạy giáo lý cho họ mà hướng dẫn họ cách ăn ở vệ sinh, cách sống và biết cái quyền của mình.

Cả bản nằm trong dạng xác xơ nghèo đói, những trẻ em lấm láp chơi thơ thẩn xung quanh những mái nhà che tạm hoặc bên những con suối cạn, nhiều đứa không có quần áo. Cái nghèo đói ở đây thì đã rõ, nhưng cái nghèo đói ở đây được chính quyền quan niệm rất "lạ". "Những hộ nào nghèo đến đâu thì nghèo, nhưng nếu theo đạo, thì không bao giờ được tiêu chuẩn nhận là hộ nghèo nên không được hỗ trợ theo chính sách nhà nước" - Một giáo dân nói với chúng tôi.

Cuộc sống nơi đây của bà con người dân tộc đang lầm lũi và vất vả, nhất là với giáo dân, cần lắm những bàn tay, những tấm lòng nhân ái đến với họ, nâng đỡ họ cả cuộc sống tinh thần và cật chất. Những sự chia sẻ đó chính là để thực hiện tám mối phúc trong đạo chúng ta: "Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc..."

Khi chúng tôi đến  Hang Gấu vợ chồng Giàng Seo Lú đang xẻ cột để dựng cái chòi máy xát gạo phục vụ bà con. Chở tôi về thăm ngôi nhà của anh, anh kể rằng ở đây, thỉnh thoảng cán bộ nó lại xuống hỏi về việc bà con theo đạo như thế nào, có cúng ông bà không... đời sống bà con còn vất vả lắm, nhà nào cũng đông con học hành khó khăn lắm vì nhà nào cũng nghèo.

Được tin linh mục đến thăm, bà con phấn khởi và cảm động, những người có thể thông tin được, họ gọi nhau về ngay dù cả bản đang mùa gieo hạt. Những hình ảnh nâng niu các em bé người dân tộc lem luốc của linh mục Thái, chúng tôi hiểu những tình cảm của vị linh mục này dành cho họ thật tâm và lớn lao biết nhường nào mới có thể vượt qua được những khó khăn lớn lao đó để đến với họ.

Cả xã Lang Thíp có gần 6.500 nhân khẩu, nay vẫn còn 40% được nhà nước xếp vào dạng nghèo đói, tất nhiên nếu con số giáo dân cũng được tính, hẳn là tỷ lệ sẽ cao hơn nhiều.

Nhìn đời sống đồng bào nơi đây, chúng tôi hiểu rằng để đến với họ không chỉ là lời nói suông, không chỉ là sự rao giảng mà điều cần nhất là lòng yêu thương thật sự của một tâm hồn dấn thân theo Đức Kitô. 

Vị linh mục say mê rao giảng Tin Mừng và bênh vực những người đau khổ

Tạm biệt hai bản người dân tộc, chúng tôi về theo con đường khác thì trời cũng đã đổ về chiều. Con đường dài hơn đưa chúng tôi ra đường cái trong cái nắng khá gay gắt. Để lại sau lưng những bản làng dân tộc và những day dứt về cuộc sống, niềm tin của họ.

Ngôi nhà nguyện Lang Thíp là một ngôi nhà nhỏ, khung cảnh xung quanh vừa được tôn tạo còn mới nguyên, chứng tỏ nơi này vốn là một nơi đèo heo hút gió ít người lui tới. Một cái lán lợp lá cọ, làm bằng tre không vách che đặt bên cạnh một ngôi nhà lợp tranh khác làm nơi cho linh mục ở. Ngôi nhà nguyện mới được tu sửa lại bằng cách nối thêm chút cánh gà để có chỗ che mưa tạt ngang. Nhưng khi mưa đổ xuống, hành lang vẫn nước nhỏ giọt tong tong.

Gặp chúng tôi ở nhà xứ là các giáo dân ở xứ cũ của Ngài, nơi Ngài đã từng phục vụ trước đây. Khi Ngài "được" chuyển lên Lang Thíp, trước cảnh tan hoang của nơi này với chỉ mấy trăm giáo dân trong giáo họ đã nhiều năm không có Thánh lễ, nhiều giáo dân từ xứ cũ đã đến đây giúp đỡ Giáo họ xây dựng cơ sở vật chất.

Ngôi nhà mới làm xong chỉ hết có 10 ngày, quả là một tiến độ kỷ lục trong điều kiện khó khăn về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần khi mà chính quyền liên tục vào lập biên bản, đình chỉ xây dựng. Nhìn những đoàn người say mê xây dựng góp công tặng của cho nơi mới đến của Linh mục cũ của họ, chúng tôi thấy được tình cảm, sự mến yêu của giáo dân đối với Linh mục F.X Nguyễn Văn Thái thật sâu sắc và sống động. Có những giáo dân ngài đã coi sóc cách đây cả chục năm vẫn tìm đến nơi Ngài đang sống để chia sẻ với giáo dân ở đây.

Nói chuyện với chúng tôi, một giáo dân cho biết: "Cha Thái là người đã chăm sóc xứ đạo Nhân Nghĩa (Hóp) và đã ra đi từ lâu. Kể từ khi Ngài về đó, chúng tôi được thấy một vị mục tử nhân lành biết chăm lo cho chúng tôi hơn cả bản thân mình. Chính nhờ Cha, chúng tôi mới biết được mình có những quyền gì của con người, chính nhờ Cha, chúng tôi mới biết mình phải tự bảo vệ mình bằng luật pháp, lên án cái xấu, cái dở và nhân lên những sự tốt đẹp của cuộc sống đạo đức xã hội. Cha đã xa chúng tôi từ lâu, nhưng chúng tôi vẫn luôn thấy như Ngài luôn bên cạnh bênh vực và nâng đỡ chúng tôi.

Đặc biệt, từ nhỏ đến giờ chúng tôi đã gặp nhiều linh mục, nhưng có thể nói là chưa có linh mục nào say mê với việc truyền giáo, sự cứu rỗi các linh hồn và làm việc hiệu quả như Cha Thái. Chúng tôi đến đây với Cha khi có những khó khăn vì khi chúng tôi có khó khăn, bất cứ khi nào cha cũng ở bên chúng tôi để giúp đỡ và bênh vực".

Việc truyền giáo cho người dân tộc có những đặc thù mà không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Trước hết đó là sự tận tâm và có sự yêu mến đặc biệt với những thân phận đói nghèo và hèn kém trong xã hội, những người dân tộc đơn sơ ấy vẫn phân biệt rất rõ những ai đã bênh vực và yêu mến họ thật sự.

Vừa qua, sau khi Ngài đổi nơi ở và phục vụ, có những bản làng đã được lãnh nhận ơn Thánh Tẩy bổng nhiên đùng đùng đua nhau đem Thánh Giá trả lại và nộp cho chính quyền. Khi giáo dân hỏi lại mới biết: "Công an, cán bộ vào nói với chúng tao rằng ông Thái đã bị đuổi đi nên không ai bênh vực cho chúng mày nữa đâu, nếu không bỏ đạo, trả Thánh Giá thì chúng mày sẽ không sống được, vì vậy chúng tao sợ lắm". Cả bản mấy chục người, giờ chỉ còn một người còn giữ đạo. Đó là điều day dứt và đau xót hiện lên rõ ràng trong con mắt giáo dân ở đây (Sự việc xẩy ra ở bản Khe Voi xã Đông an – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái và ở Mỏ Vàng).

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Linh mục Thái cũng là linh mục đã luôn bênh vực cho giáo dân và những người nghèo khổ, bị chèn ép. Ngài luôn là nơi dựa vững chắc của giáo dân và những người bất hạnh trước những sự lộng hành, tham nhũng và oan khuất của họ. Đặc biệt những năm qua, khi các sự kiện liên quan đến giáo hội trong nước, ngài đã lên tiếng mạnh mẽ vạch trần sự dối trá, lừa bịp của hệ thống truyền thông.

Qua những sự kiện như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa... trong khi cả Giáo phận Hưng Hóa "im lặng đáng sợ", thì luôn luôn có những đoàn giáo dân nơi linh mục Thái coi sóc đến hiệp thông sau khi nhận được các thông tin qua mạng internet. Nhiều cuộc cầu nguyện đã liên tục được tổ chức cho các nơi bị bách hại. Phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà, hàng chục giáo dân An Thịnh, Nhân Nghĩa đã xuống hiệp thông tận tòa án. Biến cố Đồng Chiêm xảy ra, những giáo dân nơi đây liên tục nhận được thông tin và đến tận nơi hiệp thông.

Khi những thông tin về khai thác bauxite Tây Nguyên được đưa lên mạng, một phong trào rầm rộ ký tên phản đối từ Nam ra Bắc... Tôi ngạc nhiên vì có một giáo xứ với  mấy hàng trăm chữ ký tận miền Yên Bái, hóa ra đó là các giáo xứ An Thịnh, Nhân Nghĩa, Đại Phác – Yên Phú do linh mục Thái coi sóc.

Những sự hiệp thông mạnh mẽ đó đã làm nức lòng giáo dân khắp nơi, họ được sống cuộc sống hiệp nhất của mình, được cất lên tiếng nói của mình với anh em nơi đau khổ theo đúng đường lối của Chúa: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em".

Nhưng chính những sự nhiệt tâm của linh mục và Giáo dân nơi đó đã đem đến cho họ nhiều hệ lụy và khó khăn. Nhiều biện pháp, nhiều ngón đòn đã được sử dụng với họ. Trong đó có không ít những điều bất ngờ đến phi lý và khó hiểu. Cách đây 3 tháng Linh mục Fx. Nguyễn Văn Thái, nguyên linh mục  quản nhiệm Giáo xứ An Thịnh – Đại Phác – Yên Phú  với khoảng 13.000 giáo dân, được chuyển về "quản nhiệm nhà thờ Lang Thíp với quyền hạn theo giáo luật quy định cho một quản nhiệm nhà thờ (Xem GL. Điều 556-563). Điều này làm rất nhiều từ giáo dân cho đến linh mục ngỡ ngàng(?).

Đến nơi mới, Linh mục lại bắt tay xây dựng lại từ đầu một cơ sở tái truyền giáo ở đây.

Câu chuyện về vị linh mục này và tinh thần giáo dân nơi đây, chúng tôi sẽ nói đến kỹ hơn vào dịp khác.

Rời Lang Thíp trong một đêm mưa, chúng tôi thật xúc động khi những giáo dân, những người già cả đã vượt qua cả mấy cây số đường rừng bằng đi bộ để đến nhà thờ xem lễ dưới trời mưa và đường sá lầy lội và sự yêu mến chia sẻ sau Thánh lễ của những giáo dân này ngay tại "nhà xứ".

Tạm biệt Lang Thíp, những chiếc xe máy của giáo dân đưa chúng tôi chúng tôi lên ga Bảo Hà về xuôi trên con đường cheo leo bờ sông Hồng trơ cạn, với hi vọng có những bàn tay nhân ái dành cho bà con khốn khó nơi đây.

Trên chuyến tàu đêm về xuôi, chúng tôi không ai ngủ được với bao câu chuyện dở dang mà giáo dân đã kể lại trong nước mắt về những gian khó của họ.

Và cũng qua đó, chúng tôi hiểu rằng, giáo hội đang phải đối mặt với quá nhiều vấn nạn trong giai đoạn hiện nay.

Hà Nội, Ngày 3/6/2010

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

jbnguyenhuuvinh.wordpress.com

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!