Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
Bài Viết Của
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
TUYỆT VỜI
VAN XIN CÁT BỤI
TUYỆT VỜI
TỪ ÐỈNH NON CAO
TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI
TÔI MUỐN SỐNG HẠNH PHÚC
TÌNH YÊU VÀ QUYỀN BÍNH
TÌNH CA SỐ MỘT
THU HUYỀN
NỖI NIỀM
NIỀM RIÊNG
NHƯ MỘT CÁNH HỒNG
NHƯ MƠ
Nguồn Ơn Thác Ðổ
NHÌN LẠI “NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006”
MẦU NHIỆM SỰ SỐNG
MÁU ÐÀO KHAI HOA
LỠ LÀNG NHÂN DUYÊN
KINH MÂN CÔI
KIẾP SAU
VŨ KHÚC NGHÊ THƯỜNG
KHOẢNG TRỐNG
CON CÒ VÀ CÁI CỐNG
CÕI LÒNG GÓA PHỤ
CHÓI CHANG
CHIỀU LÊN CƠN MƯA
BÔNG SEN VÀ THẬP GIÁ
BỐC LỬA
BÀI CA HOANG ÐỊA
TÔI MUỐN SỐNG HẠNH PHÚC

 

Ðề tài hôm nay xoay quanh câu hỏi riêng tư nhất, nhưng cũng phổ quát nhất : “Tôi Muốn Sống Hạnh Phúc.” Ai không sống hạnh phúc ở đời này, cũng không mong sống hạnh phúc ở đời sau. Trong cuộc đời vắn vỏi này, đây là vấn đề sống chết và đầy tính cách quyết định cho số phận đời đời của mỗi người.

Mới xem qua đề tài, có lẽ ai cũng nghĩ đây là chuyện riêng tư, sao lai đưa lên báo, nhất là báo đạo? Bình thường ai cũng nghĩ hạnh phúc và sống đạo là hai truyện hoàn toàn trái ngược nhau. Hạnh phúc là truyện ăn chơi ngoài đời. Ðạo là khắc kỷ, nghiêm nhặt, ăn chay, hãm mình, dâng lễ, chầu Thánh Thể v.v.

Cần phải quả quyết ngay, không thể sống đạo, nếu không sống hạnh phúc. Nói khác, khi nào sống hạnh phúc thực sự, bạn mới biết mình đang sống đạo tốt đẹp.

Vậy thế nào là sống hạnh phúc? Hạnh phúc là gì mà ai cũng tìm kiếm? Không những Hạnh Phúc (HP) hấp dẫn, nhưng còn bí ẩn, bí ẩn đến nỗi càng đuổi theo càng như vuột mất.  Nói khác, “chắc chắn mọi người đều muốn sống hạnh phúc. Vậy hãy xem chúng ta có thể tìm được con đường tốt đẹp nhất để sống hạnh phúc không.”[1]   

I. HẠNH PHÚC  

Quan niệm về HP có một tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với nếp sống của từng người. Chính quan niệm về HP sẽ quyết định và khuôn nắn con người và cuộc đời tôi. Bạn hãy cho tôi biết bạn quan niệm thế nào về HP, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai. Cứ nhìn cách sống của giới trẻ hôm nay, chúng ta sẽ thấy họ quan niệm thế nào về HP. Có thể nói có bao nhiêu quan niệm về HP, có bấy nhiêu lối sống.

 Nhưng cái gì quyết định HP của con người?   Cái quyết định HP chính là niềm hy vọng. Thật vậy, sống là hy vọng. Khi tuyệt vọng, con người không đủ can đảm để sống nữa. Niềm hy vọng sẽ quyết định sự sống và cách sống của con người. Cũng như mọi người, Kitô hữu cần có niềm hy vọng mới có thể sống HP. Nhưng HP của họ có gì khác mọi người không? Thánh Phaolô “nói với dân thành Thêsalônica: anh em ‘đừng buồn sầu như những kẻ không có niềm hy vọng.’ (1 Th 4:13) Ở đây, chúng ta thấy một dấu chỉ nổi bật của những tín hữu Kitô: họ có tương lai, không phải là họ biết tường tận chi tiết về những gì đang chờ đợi họ, nhưng họ biết cách tổng quát là cuộc sống của họ không kết thúc trong hư không. Chỉ khi tương lai chắc chắn như một hiện thực, lúc đó hiện tại mới có thể sống được.”[2]  

Trái lại, vì không có niềm tin vào Chúa Kitô, nhiều người sống bi quan và thất vọng về cuộc đời và chính mình. Hy vọng thực sự không có trong những tâm hồn đó. Chỉ những ai đã từng cảm nghiệm về tình yêu hay gặp gỡ Thiên Chúa trong tâm hồn và cuộc đời, mới thấy niềm hy vọng của mình lớn lao tới mức nào. Thực vậy, “Nhận biết Thiên Chúa - Thiên Chúa thật – là nhận lấy hy vọng … Chúng ta mang trong mình một niềm hy vọng nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.”[3] 

Sở dĩ thế, vì niềm hy vọng của họ dựa trên niềm tin vào Chúa Kitô. “Tin mừng Kitô giáo không chỉ thông tin điều hiểu biết, mà nó còn ảnh hưởng trên thực tế và làm thay đổi đời sống. Nó làm nổ tung cánh cửa âm u của thời gian và của tương lai. Ai Hy Vọng, người đó sẽ sống khác đi, họ được ban tặng một cuộc sống mới. ”[4] Niềm hy vọng đó giúp con người nhìn ra đâu là HP đích thực của mình. “Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng. Nhưng không phải bất cứ một Thiên Chúa nào đó, mà là Thiên Chúa mang bộ mặt con người, và là Đấng đã yêu thương ta cho tới tận cùng, yêu thương từng người và toàn thể nhân loại. Vương quốc của Ngài không phải là một thế giới tưởng tượng đời sau không bao giờ đến. Ở đâu Ngài được yêu thương và tình thương của Ngài tới được với ta, ở đó là Vương quốc của Ngài. Chỉ có tình yêu của Ngài mới cho ta khả năng điềm tĩnh trụ vững trong một thế giới vốn luôn bất toàn, mà không đánh mất đà Hy Vọng. Và tình yêu của Ngài đồng thời là bảo chứng hiện hữu của điều mà chúng ta chỉ biết lờ mờ, nhưng vẫn trông chờ trong tận đáy lòng: cuộc sống ‘đích thật’.»[5] 

Nói cho cùng, HP là giấc mơ đẹp nhất của con người. Nhưng nói tới HP, phải nghĩ ngay đến sống đạo. Cặp bài trùng này được Chúa Giêsu kết nối tài tình trong Bài Giảng Trên Núi sau đây. 

II.  TÁM MỐI PHÚC THẬT 

Theo thánh Augustinô, “Tám Mối Phúc Thật là bản tóm lược toàn bộ giáo lý về sự trọn lành Tin Mừng. Tám Mối Phúc gợi hứng và hướng dẫn đời sống Kitô hữu. Thực hiện Tám Mối Phúc và thăng tiến đời sống Kitô hữu chủ yếu là công việc của Chúa Thánh Thần, một ân huệ nhưng không, hoàn toàn vô điều kiện. Tám Mối Phúc là bản tóm lược tất cả lời hứa Thánh Linh muốn hoàn thành trong và qua chúng ta. Tân Ước không đặt chúng ta trước một luật lệ hình thức, nhưng làm chúng ta quy phục hành dộng của Thánh Linh nhờ đức tin và sự khiêm nhường. Nó đụng tới những miền sâu thẳm nhất trong tâm hồn.”[6] 

 Ðộng lực thực hiện Tám Mối Phúc Thật chính là niềm hy vọng, dựa trên nền tảng là Thiên Chúa. Nhờ đức tin, niềm hy vọng đã trở thành một sức mạnh biến chất đau khổ như chứng từ Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, († 1857) sau đây : “Tôi là Phaolô, đang bị xiềng xích vì danh Chúa Kitô. Tôi muốn nói cho anh em biết những gian truân tôi đang chịu hằng ngày, để anh em được cháy lửa yêu mến Chúa mà hợp với tôi ca ngợi Thiên Chúa: Chúa yêu thương ta đến muôn đời (Tv 136).

Ngục thất này quả thực là một hình ảnh sống động Hỏa Ngục đời đời: ngoài gông cùm, xiềng xích, dây thừng, lại còn thêm sự nóng giận, oán thù, nguyền rủa, những lời tục tĩu, những sự gây gỗ, những hành vi xấu xa, những lời thề gian, nói hành, và cả nỗi chán nản, buồn phiền, cả ruồi muỗi rận rệp.

 Nhưng Đấng đã giải thoát ba người thanh niên khỏi lò lửa bừng bừng vẫn luôn ở cùng tôi; Người cũng đã giải thoát tôi khỏi những sự khốn khó này bằng cách làm cho trở nên ngọt ngào, Chúa yêu thương ta đến muôn đời.

Những cực hình này thường làm cho người khác buồn sầu, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, tôi vẫn vui sướng hân hoan, bởi vì tôi không chỉ có một mình, nhưng có Đức Kitô ở cùng tôi ... Lạy Chúa, làm sao con sống nổi khi hằng ngày con nhìn thấy quan quyền và thuộc hạ nói phạm đến thánh danh Chúa, Đấng ngự trên các thần Kêrubim và Xêraphim? (x. Tv 80:1). Kìa thập giá Chúa bị kẻ ngoại chà đạp dưới chân! Còn đâu là vinh quang Chúa? Chứng kiến tất cả những cảnh này, vì cháy lửa yêu mến Chúa, con thà chịu chết và chịu phân thây để chứng tỏ lòng yêu mến Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy tỏ cho con thấy quyền năng của Chúa, xin cứu giúp con, để trong sự yếu đuối của con, sức mạnh của Chúa được biểu lộ và tôn vinh, trước mặt thế gian...

Khi nghe biết những điều này, anh em hãy vui mừng dâng những lời tạ ơn bất tận lên Thiên Chúa là Ðấng ban mọi ơn lành, và hãy cùng tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa yêu thương ta đến muôn đời...

Tôi viết cho anh em những điều này để chúng ta hiệp nhất với nhau trong đức tin. Giữa cơn bão táp này, tôi đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa: đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi.”[7] 

Máu tử đạo là giá các vị tử đạo phải trả cho HP đích thực. Ðức Kitô không hứa hẹn một thứ HP dễ dãi. Tám Mối Phúc Thật đặt chúng ta trước mọi thứ thử thách trong cuộc đời và đảo ngược nhiều quan niệm về HP của chúng ta. Dù đòi hỏi thử thách tới mấy, Tám Mối Phúc cũng bảo đảm cho chúng ta một con đường sống, con đường dẫn tới HP tột đỉnh là chính TC, nếu chúng ta vững tin và hy vọng.  

III. CON ÐƯỜNG ÐƯA TỚI HẠNH PHÚC 

HP bắt đầu từ tinh thần khiêm tốn. Ðó là nền móng cần thiết cho tòa nhà HP. Không khiêm tốn, chúng ta không thể tìm được HP. Chúa Giêsu sung sướng chừng nào khi mở đường HP cho nhân loại : “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11:29) Con đường dẫn đến HP thì dài và ngoằn ngoèo. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến ba con đương dẫn đến HP : cầu nguyện, đối  thoại và phục vụ. 

1. Cầu nguyện. Trước hết, phải hiệp thông với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, chúng ta mới có đủ sức mạnh và phấn khởi phục vụ tha nhân. ÐGH Bênêđictô XVI giải thích : “Môi trường căn bản đầu tiên là cầu nguyện. Khi không ai còn nghe ta nữa, thì Chúa vẫn lắng nghe ta mãi. Khi ta không thể nói hay kêu được với ai nữa, thì ta vẫn luôn trò chuyện được với Chúa. Khi không ai có thể giúp ta trong cơn nguy khó hay trong một mong đợi nào đó vượt sức người, thì Chúa có thể giúp ta. Khi rơi vào nỗi cô đơn tuyệt vọng, thì kẻ cầu nguyện chẳng bao giờ hoàn toàn cô đơn. Qua mười ba năm tù, trong đó phải trải qua chín năm biệt giam, cố hồng y Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta một tập sách nhỏ thật quý : Đường Hy vọng. Mười ba năm tù tưởng chừng như hoàn toàn vô vọng, thì việc lắng nghe Chúa, việc có thể nói chuyện với Chúa, đã trở thành nguồn lực hy vọng lớn nơi ngài, để sau khi ra khỏi tù, ngài đã hăng say đi ra làm chứng cho mọi người trên khắp thế giới về niềm hy vọng lớn lao đó, niềm hy vọng mà đêm tối cô đơn cũng không thể che lấp nổi nó..”[8] 

2. Ðối thoại. Hơn ai hết, các Kitô hữu là những người truyền giảng tình thương từ Thánh Tâm Chúa. Muốn thành công trong lãnh vực này, trước hết cần phải biết tự phê bình. Không nhận rõ chính mình, chúng ta không thể bắt đầu đối thoại với tha nhân về niềm hy vọng và HP trong tình yêu Chúa.

“Cần có một cuộc tự phê hiện đại trong việc đối thoại với Ki-tô giáo và khái niệm hy vọng của nó. Trong cuộc đối thoại này, với những kiến thức và kinh nghiệm riêng, cả ki-tô hữu cũng phải nhìn lại xem hy vọng của họ thật sự gồm nội dung nào, và đâu là điều họ có thể hoặc không có thể mang lại cho thế giới. Không chỉ có tự phê của thời hiện đại mà thôi, cũng cần phải có một cuộc tự phê về Ki-tô giáo hiện đại nữa. Ki-tô giáo luôn phải canh tân tận căn sự nhận thức về chính mình.” [9] 

Không hiểu biết về chính mình và tha nhân, không thể đối thoại. Nhưng nếu tình yêu không đủ mở rộng tâm hồn, chúng ta càng không thể bước vào cuộc đối thoại. Tình yêu không phải là tình cảm. Nhìn lại những cuộc trao đổi từ trong gia đình đến ngoài cộng đoàn, có lẽ chúng ta đã gặp nhiều thất bại, vì quá dựa trên tình cảm, nên đã làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng. Ðã đến lúc chúng ta cần nhìn lại kỹ thuật chúng ta dùng để giải quyết những bất đồng từ xưa tới nay.

Cần phân biệt giữa sự tranh luận hay cãi vã. Mục tiêu của hầu hết những cuộc tranh luận là phải chiến thắng – thường chẳng theo luật lệ và quyết thắng với bất cứ giá nào. Chúng ta dành hết thời giờ để cố bắt người khác theo ý kiến mình. Khi tranh luận, chúng ta không tìm kiếm một giải đáp vừa phải cho vấn đề. Chúng ta tìm chiến thắng. Chúng ta quên hết sự thật và sự hòa giải hợp lý.[10] 

Một cuộc thảo luận thường khuyến khích chúng ta chia sẻ ý tưởng và ý kiến với nhau mà không chỉ trích hay chế diễu nhau.

Trong một cuộc thảo luận cởi mở và chân thành, các phần tử trong gia đình hay hội đoàn sẽ cảm thấy an toàn đủ để bày tỏ ý kiến và sự khác biệt mà không sợ bị tấn công. Nếu không ai bị tấn công trong cuộc thảo luận, sẽ không cần trả đũa. Ðôi khi thảo luận có thể dẫn tới tranh luận. Ðôi khi tranh luận đưa tới thảo luận. Có đối thoại chân thành mới tìm được con đường HP. Nếu không, chúng ta sẽ giống như « gà mù ăn quẩn cối xay » mà thôi. Mong rằng những vấn đề hôm nay sẽ là những thách đố để chúng ta cố gắng vươn lên, chứ không phải là những mãnh lực đẩy chúng ta vào chân tường.

3. Phục vụ: Có thể sống HP mà không cần đến tha nhân không? Thực tế, không quan tâm và phục vụ tha nhân, chúng ta không thể nào sống HP. Tất cả Tám Mối Phúc chẳng qua cũng chỉ là lời mời gọi phục vụ mà thôi. Chúa Giêsu nêu cao gương phục vụ : “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ.” (Mc 10:45a)  Tất cả vương quyền và vinh quang của Chúa đều nằm trong con đường phục vụ. Phục vụ chính là con đường dẫn tới HP đích thực.

Hai chữ « phục vụ » cực tả con người và sứ mệnh Chúa Giêsu. Ngay cái chết trên thập giá cũng chỉ là một hình thức phục vụ tới cùng cho HP nhân loại. Càng phục vụ, càng tham dự vào vương quyền của Chúa Kitô. Thật vậy, càng phục vụ, càng làm cho Nước Thiên Chúa mau trị đến. Nói khác, càng phục vụ, càng đem lại niềm hy vọng cho nhân loại. “Với Ki-tô giáo, hy vọng luôn có nghĩa là hy vọng cho những người khác. Ðó là một hy vọng tích cực, vì chúng ta tranh đấu để ngăn ngừa vạn vật không đi tới chỗ “kết thúc phi lý.” Ðó cũng là một hy vọng tích cực, vì chúng ta cố gắng hướng thế giới về Thiên Chúa. Có như thế, niềm hy vọng mới tiếp tục là hy vọng của con người thật sự.”[11] Nói tóm, càng phục vụ, chúng ta càng HP.

Nhưng có thể phục vụ tới mức nào? Phục vụ đem lại HP cho ai? Sức người có giới hạn, nếu không tập trung và hoạch định đúng mục tiêu, công cuộc phục vụ sẽ phí phạm và luống công vô ích. Dĩ nhiên, phải cần đến sức mạnh và ánh sáng Thánh Linh, chúng ta mới có thể thành công trong công cuộc phục vụ và làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa.

Tóm lại, sống đạo là sống HP. Muốn đạt đến đỉnh cao của Tám Mối Phúc Thật, cần chu toàn những điều kiện do Chúa Kitô vạch ra. Con đường đi đến HP đích thực có nhiều chông gai. Nhưng nếu chúng ta biết sống khiêm tốn trong lời cầu nguyện, đối thoại và phục vụ, trần gian có thể biến thành thiên đàng. 

đỗ lực 12.02.2008


[1] Thaùnh Augustino

[2] Bênêđictô XVI, Spe Salvi, 2.

[3] ibid.

[4] Ibid.

[5] Ibid., 31.

[6] Pinckaers, S., O.P. The Pursuit of Happiness - God's Way, Living the Beatitudes 1998:193.

[7] Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Các Bài Ðọc, ngày 24.11.

[8] Bênêđictiô XVI, Spe Salvi.,32.

[9] Ibid., 22.

[10] Cuộc tranh luận thường có nghiêng về tình cảm hơn lý trí. Những cuộc tranh luận có khuynh hướng nói to và gây cảm xúc mạnh với nhiều lời qua tiếng lại, và rất ít lắng nghe. Khi tranh luận, chúng ta thường tìm cách bênh vực lập trường mình và đổ lỗi cũng như phê bình người khác. Khi tranh luận, chúng ta thường chỉ ngón tay về phía người. Khi tranh luận, hầu như chúng ta không thấy lý do chúng ta bất đồng và bắt đầu tấn công cá nhân đối phương. Chúng ta có khuynh hướng dùng nhiều chữ “ông, anh v.v.” “Anh không hiểu, anh không biết anh đang nói gì, anh không lắng nghe tôi, anh là một thằng ngốc.”

Có cách nào khác để giải quyết những bất đồng và giúp chúng ta đối thoại với nhau không? Thưa có, đó là việc thảo luận. Thảo luận là trao đổi ý tưởng, ý kiến và tình cảm để nỗ lực giải quyết sự bất đồng. Trong cuộc thảo luận, thường có sự cân bằng giữa người nói và kẻ nghe.. Cuộc thảo luận thường vận dụng sự hiểu biết và lý trí thay vì chỉ có tình cảm.

[11] Bênêđictiô XVI, Spe Salvi., 34.

 

Tác giả: Lm. Đỗ Vân Lực, op.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!