Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
CỨ ĐỂ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA NÓ XẢY RA

  

Vì hình phạt và phần thưởng nhiều lúc không mang lại kết quả trong vấn đề giáo dục, vậy chúng ta phải làm gì để sửa dạy con cái khi chúng làm những điều sai trái?

Chúng ta thử nghĩ cái gì sẽ xảy ra khi bà mẹ bỏ quên cái bánh ngọt trong lò nướng? Tất nhiên, chiếc bánh ngọt sẽ bị cháy. Và đó là hậu quả đương nhiên của sự quên lãng. Cũng vậy, nếu chúng ta cho phép con trẻ chúng ta nếm thử những hậu quả của những hành động chúng làm, chúng ta cung cấp cho chúng một hoàn cảnh trung thực để chúng tự rút lấy cho mình những bài học quí giá mà chúng ta không cần phải hao hơi tổn sức nhiều.

Cu Minh 10 tuổi thường quên mang thức ăn trưa đến trường. Khi bà mẹ khám phá ra điều đó, bà lập tức mang thức ăn đến trường cho nó. Mỗi lần nó quên, bà lại quở rầy và bảo nó lần sau không được quên nữa. Nhưng rồi, những lời rầy la của mẹ nó không mang lại kết quả. Cậu bé vẫn cứ quên dài dài, và bà mẹ vẫn cứ phải tiếp tục mang thức ăn đến trường cho nó.

Cái gì là hậu quả tất nhiên của việc quên mang thức ăn trưa đến trường? Sựï đói. Nếu không có gì ăn trưa, chắc chắn cậu bé sẽ bị đói. Bà mẹ nên nói với cậu bé rằng bà sẽ không có trách nhiệm cho bữa ăn trưa của nó nữa. Bấy giờ, khi nó quên bà không cần biết đến những lời phàn nàn của nó. Cuối cùng, điều đó không còn là vấn đề của bà nữa. Cậu bé sẽ bị đói, đó là điều chắc vì nó nghĩ đó là bổn phận của mẹ nó. Nhưng bà mẹ có thể trả lời trong thinh lặng rằng: “Mẹ rất tiếc là con đã quên nó.” Và nếu cần, bà cũng nên mách với các bà giáo ở trường học về vấn đề nầy để họ đừng cho nó tiền mua thức ăn trưa. Tuy nhiên, nếu bà mẹ thêm vào: “ Có lẽ đây sẽ là một bài học cho con” bà sẽ tức khắc biến hậu quả thành hình phạt. Điều quan trọng ở đây chính là việc chúng ta dùng ngôn từ làm sao để chuyển đạt đến đứa trẻ rằng hậu quả đó nằm trong quyền tự do xếp đặt vấn đề của nó, chứ không phải là: nó phải làm điều mà chúng ta quyết định.

Tuy nhiên, cái ý tưởng để đứa trẻ đi học đói xem ra là một cái gì khủng khiếp đối với nhiều bố mẹ. Thật ra, đói chỉ là một điều không vui. Thỉnh thoảng, người ta thiếu một bữa ăn trưa thì không hẳn có hại cho thể xác, và việc cảm thấy một chút khó chịu trong người có thể có kết quả trong việc kích thích cậu bé nhớ mang theo thức ăn trưa với nó. Điều đó sẽ giúp cậu bé loại bỏ óc tưởng tượng và việcï thiếu sự hài hòa giữa bà mẹ và cậu bé là điều xem ra có hại hơn là việc đói. Chúng ta không có quyền gánh hết tất cả những trách nhiệm của con cái chúng ta, cũng không có quyền gánh lấy tất cả những hậu quả của những hành động của chúng. Những điều đó thuộc về chúng và hãy dạy cho chúng biết nhận lấy trách nhiệm do những hành động của mình làm. 

Bé Hồng 4 tuổi thiếu ký nên thường hay cảm lạnh. Cả hai bố mẹ được thuyết phục để tin rằng sức khoẻ của cô bé sẽ tốt đẹp nếu có được dinh dưỡng đầy đủ hơn. Cô bé thường ngồi ăn uống rất chậm rải. Bé uống một ít sữa. Khi bố mẹ bắt đầu nói chuyện, cô bé cũng mất đi sự thích thú ăn uống. Bé chống khuỷ tay lên bàn và dựa đầu vào tay. Một cách không mấy hứng thú, cô bé đẩy thức ăn vòng quanh đĩa. Ông bố khuyến khích: “Cưng ơi, ăn đi con! Ăn bữa cơm tối của con đi!” Ông nói một cách nhẹ nhàng và dễ thương. Bé Hồng mỉm cười bỏ một ít thức ăn vào miệng và giữ ở đó. Ông bố lại nói chuyện với mẹ. Hàm răng cô bé nhúc nhích một vài lần. Bà mẹ cắt ngang cuộc nói chuyện: “Cưng ơi, con nhai và nuốt đi con. Con có muốn là đứa bé gái khoẻ đẹp không?” Cô bé nhai một cách đầy sinh lực. Ông bố khích lệ: “Cô gái cưng của ba, con ngoan nhé!” Nhưng khi ba mẹ nó tiếp tục nói chuyện, cô bé lại ngưng ăn. Cả bữa ăn là một sự vỗ về liên tục để cô bé ăn.

Mục đích của việc biếng ăn là làm bố mẹ nó bận rộn với nó. Điều đó dễ dàng khám phá nếu chúng ta biết cách quan sát. Ăn uống thì cần thiết để nuôi dưỡng sự sống. Đó là một công việc bình thường. Nhiều bố mẹ đã hành xử một cách sai lệch khi thấy con trẻ khó khăn trong vấn đề ăn uống. Hãy nhớ rằng đây là vấn đề của nó. Bố mẹ nên để ý đến công việc của mình hơn là để ý đến công việc của đứa trẻ. Cách đơn giản nhất để dạy con trẻ ăn uống một cách thích hợp là để nó tự ăn. Nếu nó từ chối, không chịu ăn, bấy giờ bố mẹ nên giữ thái độ thân thiện, không cần phải nhắc nhở gì cả. Hãy thu dọn tất cả thức ăn còn lại từ bàn ăn khi mọi người ăn xong và cho phép đứa trẻ cảm thấy cái gì đó sẽ xảy ra. Dĩ nhiên, nếu chúng ta không ăn, chúng ta sẽ đói. Và bữa ăn tới, thức ăn cũng được dọn ra. Nếu cô bé vẫn còn giữ thái độ như thế, bố mẹ không cần nói gì cả. Nơi bàn ăn, bố mẹ vẫn cứ giữ thái độ thân thiện. Mục đích là muốn nói: “Nếu con muốn ăn, đây thức ăn của con. Còn nếu con không muốn ăn, bố mẹ phải nghĩ rằng con không đói.” Thức ăn được thu dọn nếu cô bé đùa chơi với thức ăn. Tuyệt đối không nên dọa nạt cũng không nên hối lộ bằng cách hứa cho phần thưởng. Cô bé có thể kêu đói trong vài giờ sau và sẽ chạy đến xin sữa cùng với bánh kẹo. Bấy giờ, bà mẹ phải làm thế nào? Bà mẹ nên đáp lại rằng: “Mẹ xin lỗi nhé! Mẹ biết con đói, nhưng cũng đến gần giờ ăn rồi. Rất tiếc, con phải chờ hơi lâu.” Không kể vẻ mặt của cô bé xem ra đáng thương thế nào, người mẹ phải cho phép cô bé đói vì đó là sự tất nhiên của việc không ăn. Sự đau khổ đến bỡi sự đánh đập như phết đít là một hình phạt, còn cảm giác hơi khó chịu vì đói chỉ là kết quả của sự nhõng nhẽo lười biếng không ăn mà thôi. 

Tại sao bố mẹ không cảm thấy cắn rứt về việc phết đít làm đau đứa bé mà lại hãi hùng với cảm giác khó chịu vì đói do chính đứa bé tạo ra cho nó? Xem ra là bố mẹ cảm thấy có trách nhiệm cung cấp thức ăn và mang mặc cảm sẽ bị tố cáo là xấu nếu bố mẹ thấy con cái mình đói mà không làm gì cho nó. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta quá nhiều về việc ăn uống và sự lo lắng thái quá về sức khỏe thường chỉ là một mặt nạ. Bố mẹ có thể tin tưởng hoàn toàn vào cảm giác trách nhiệm của họ, trong khi thật ra họ che giấu ý hướng thống trị: “ Tôi có ý bảo đứa trẻ của tôi ăn uống theo như cách tôi muốn nó làm.” Chính ước muốn điều khiển đó đang điều hành nhiều bố mẹ. Và đây chính là điều mà cô bé đang kháng cự. Không có gì lợi trong việc không ăn và vì thế nó sẽ ăn. Có thể cần chút thời gian và cần có sự kiên nhẫn. 

Nhưng nếu cái hậu quả xem ra có lý đó được dùng như một đe dọa hoặc được đặt trong lúc giận dữ thì đó không còn là hậu quả mà trở thành hình phạt. Con trẻ rất nhanh chóng thấy được sự khác biệt đó. Chúng sẽ đáp lại những hậu quả xem ra có lý, nhưng cũng sẽ chống lại nếu chúng cảm thấy điều đó biến thành một hình phạt.

Bố mẹ của bé Hồng quyết định dùng phương pháp: “cứ để cái hậu quả tất nhiên đó xảy đến.” Cô bé vẫn lười biếng ăn. Bà mẹ chán nản nhưng không nói gì. Bố mẹ nói chuyện nhưng không có gì hấp dẫn. Vấn đề của họ còn đó, ngay trước mắt họ: cô bé kéo dài thời gian, đẩy thức ăn vòng quanh đĩa. Khi bố mẹ ăn gần xong bữa ăn trưa, bấy giờ ông bố quay sang cô bé với sự nhẫn nại và đầy yêu thương nói: “Cưng ơi, ăn đi con. Nếu con không ăn, con sẽ đói trước bữa cơm tối và con không có gì để ăn giữa các bữa ăn. Con có muốn bị đói không? Bé Hồng đáp lại: “Con không muốn ăn trưa nữa.” “Được rồi, con sẽ đói và hãy nhớ rằng không có gì ăn cho tới khi ăn tối!” Đến đây, giọng điệu của ông bố đã thay đổi khác. Đây không còn phải là hậu quả tất nhiên nữa, mà nó đã biến thành một sự đe dọa, một hình phạt đối với cô bé. 

Nếu để ý, chúng ta có thể thấy được bố mẹ của bé Hồng rất quan tâm đến việc cô bé ăn uống. Họ muốn cô bé ăn. Cô bé thông minh cảm thấy được điều đó và biết rằng bố mẹ sẽ cảm thấy không an tâm nếu cô bé đói. Vì thế, cô bé đã từ chối bữa ăn trưa, đành chịu đói để phạt lại bố mẹ chỉ vì bố mẹ đã đe dọa để nó đói. Chỉ có một lối thoát để ra khỏi tình trạng bế tắc đó là không cần phải quan tâm đến việc nhõng nhẽo, không chịu ăn uống của cô bé. Đó là vấn đề nhỏ, vấn đề của cô bé. Nó có thể giải quyết việc đó. Nó có thể ăn hay không. Nó có thể cảm thấy đói hoặc không. Nó có thể tự do chọn lấy. Hãy để nó nhận lấy hậu quả của hành động của nó, không có gì đáng phải quan tâm.

Khi chúng ta dùng danh từ hậu quả tất nhiên, cha mẹ thường cắt nghĩa nó cách sai lệch như một hình thức để áp đặt những đòi hỏi của họ trên con trẻ. Con trẻ nhận thấy điều đó như một hình phạt cải dạng nên dễ có phản chứng. Vì thế, bí quyết nằm ở cách mình áp dụng, nhất là sử dụng những ngôn từ một cách khéo léo để chuyển đạt tư tưởng của mình đến cho đứa trẻ. Nó bao gồm việc bố mẹ phải chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận những điều tất nhiên phải đến sẽ đến, chẳng hạn kết quả đương nhiên của việc cô bé không ăn là sẽ cảm thấy khó chịu vì đói, đó là một chuyện bình thường không có gì đáng phải lo lắng quá.

(còn tiếp) 

lm.lêvănquảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!