Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG HÀNH ĐỘNG THEO PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN (2)

 

Minh Đức 6 tuổi từ trường về và nhìn thấy bánh bông lan đặt trên bệ gần cữa sổ. Nó lấy ngón tay nhúng vào đĩa và liếm nhiều lần. Bà mẹ bắt gặp. “Minh Đức, con không có bánh ngọt cho buổi cơm tối”. Trong bữa ăn tối, bà mẹ đem bánh cho bố trước và rồi đến những người khác, nhưng không có gì cho nó cả. Ông bố hỏi tại sao? Bà mẹ cắt nghĩa lý do trong khi cậu bé ngồi với vẻ mặt buồn hiu. Cuối cùng ông bố hỏi: “Bà không cho nó ăn bánh ngọt sao?” “Không, tôi không cho như là một hình phạt”. “Đừng quá khắc khe. Nó chỉ thử xem mùi bánh bông lan thế nào?” Và với sự năn nỉ của ông bố, bà mẹ yếu lòng và sẵn sàng cho nó ăn bánh. 

Ông bố cảm thấy tội nghiệp cho cậu bé xem có vẻ buồn rầu và đau khổ nên ông đã liên minh với nó chống lại mẹ nó, điều đó xem ra không hợp lý chút nào. Cậu bé thông minh, nó đã kéo được ông bố về phe nó để đối đầu với mẹ nó. Một sự trả thù tuyệt vời. Ông bố đã theo phản ứng tự nhiên bênh vực cậu bé và đã củng cố âm mưu trả thù của cậu bé. Người bố nên tránh làm theo phản ứng tự nhiên đó, và trong trường hợp nầy nên làm việc riêng của mình. Sự xung khắc là giữa mẹ và con. Ông không nên dự vào. 

“Hoàng, con đến đây và nhặt đồ của con lên. Biết bao nhiêu lần mẹ đã bảo con dọn dẹp phòng con cho gọn gàng sạch sẽ trước khi con đi đến trường. Bỏ đồ dơ của con vào trong giỏ. Bỏ giày vào tủ đựng giày. Treo áo khoát lên móc. Con trai 9 tuổi rồi cần phải biết dọn dẹp gọn gàng phòng của mình chứ con! Mẹ không thể hiểu được tại sao con lại quá lôi thôi như thế? Mọi thứ trên đời nầy đều ném ngổn ngang trên bàn của con”. 

Sự cố gắng dùng lời nói để thuyết phục của bà mẹ đều vô ích. Cậu bé vẫn cứ lôi thôi vì điều đó đánh bại được bà mẹ, người muốn nó phải gọn gàng. Nó có bà mẹ đang lâm vào cuộc tranh quyền mà trong đó nó thắng ngàn lần trên bà mẹ. Bà làm điều mà cậu bé muốn – là tiếp tục cuộc xung đột để cậu bé có thể tiếp tục đánh bại bà. Nó có thể nhặt đồ lên lúc nầy, nhưng ngày mai mọi sự đều trở lại như cũ. 

Có nhiều điều bất ngờ người mẹ có thể làm. Cậu bé không mong người mẹ rút lui khỏi trận chiến. Vào một lúc thân thiện bà mẹ có thể nói: “Hoàng, mẹ sẽ không quan tâm phòng con như thế nào nữa. Con có thể xếp đặt như con muốn. Nhớ rằng đó là phòng của con, chứ không phải việc của mẹ nhé!” Đó là một điều sai lầm nếu nói ngay vào lúc nó lên đường đi học. Bấy giờ bà mẹ sẽ giận dữ vì sự bừa bãi và cậu bé sẽ xem việc nói đó như một chiến thuật để ép buộc nó, và như vậy không làm được gì cả. 

Thật ra, bà mẹ phải cảm thấy không cần sự quan tâm. Đó là vấn đề của nó. Hãy để nó giải quyết vấn đề đó. Bà chỉ cần giặt những đồ trong giỏ thôi. Hãy để nó gánh chịu hậu quả. Không cần nói. Vào ngày lau nhà, bà có thể hỏi cậu bé nếu nó muốn bà giúp nó lau phòng nó, bấy giờ nó phải lo giữ quy luật bằng sự quyết định của nó. Không có thời gian để lưu ý đến sự bừa bãi trong phòng, đến sự phê bình hoặc cáu giận bỡi sự lôi thôi bừa bãi. Điều nầy không dễ nhưng cần thiết nếu bà mẹ muốn giải thoát mình khỏi sự tranh chấp và làm cho con bà có một hành xử thích hợp. Nếu bà mẹ thấy rằng bằng cách nầy hay cách khác bà sẽ làm cho con bà phải giữ được phòng gọn gàng tử tế thì bà sẽ tiếp tục một cuộc tranh chấp, bà sẽ không tự chủ được mình và sẽ thất bại trong việc khiến con mình cộng tác.

Ngay từ lúc còn nhỏ, trẻ con đã sớm tìm cách để tìm cho mình một chỗ đứng quan trọng và có ý nghĩa. Khi chúng khám phá ra một kỷ thuật để đạt được mục đích đó, chúng gắn chặt với nó, không kể bao nhiêu lần chúng bị phạt và quở mắng. Phản ứng không thõa mãn của bố mẹ cũng không thể nào làm tiêu tan cái cảm giác quan trọng của một chỗ đứng. Bao lâu phương cách chúng đã chọn mang lại kết quả, chúng vẫn bám sát và tiếp tục dùng để chiếm sự chú ý và uy quyền. 

Đứa trẻ ít ý thức về mục đích của hạnh kiểm sai quấy của nó. Thông thường cả nó cũng như bố mẹ không để ý rằng đó là một phần của sự cố gắng tìm một chỗ đứng và cố gắng để thuộc về trong nhóm. Nếu hạnh kiểm nó vi phạm trật tự và cắt đứt sự cộng tác, đó là chỉ vì nó dùng sai phương cách để đạt được mục đích của nó thôi, và sự đáp trả theo phản ứng tự nhiên của chúng ta thường lại củng cố giả thuyết sai lầm của nó. Nó không những càng trở nên thất đảm hơn mà còn càng tin vững mạnh rằng không còn cách nào cho nó để hành động.

Nếu chúng ta nhìn vào phản ứng chúng ta, chúng ta có thể khám phá ra đứa trẻ gặt hái được gì từ đó. Nếu chúng ta không phản ứng, những cố gắng của nó xem ra là vô ích đối với nó, và nó có thể tìm phương cách khác tốt đẹp hơn và hữu ích hơn, đặc biệt là nếu chúng ta biết quan tâm và biết cung cấp cho nó phương tiện để nó có một chỗ đứng tốt đẹp trong một cách thế xây dựng tích cực hơn.

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!