Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐI VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA

 

“Hãy đi và đừng phạm tội nữa!” Đó là một lời tha thứ, ẩn chứa một sự nhắn nhủ với đầy sự cảm thông và tình yêu rộng mở đối với một con người tội lỗi mà quả thật không ai có thể ngờ được ngay cả chính đương sự. Chính lời tha thứ đó như có một sức mạnh vô biên, không những đã hoán cải được tấm lòng chai đá của người đàn bà tội lỗi nầy mà còn làm mềm lòng những con người đang gắt gao lên án bà.

Chúng ta hãy trở lại với câu chuyện trong phúc âm mà chúng ta thường gặp trong mùa chay. Phúc âm thánh Gioan 8:1-11 tường thuật lại câu chuyện những người ký lục và biệt phái mang đến một người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình, và họ để bà đứng đó trước mặt Chúa Giêsu. Họ thưa với Chúa rằng: ”Thưa Thầy, người đàn bà nầy đã bị bắt quả tang trong lúc đang phạm tội ngoại tình. Vậy Thầy nghĩ sao ?”

Dĩ nhiên, họ không thích bà ta, họ cũng không cố gắng để tìm hiểu, để quan tâm. Họ chỉ biết lên án. Họ thưa: “Môisen đã ra lệnh lên án những người đàn bà như thế bằng cách ném đá. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?”

Họ hỏi Ngài câu nầy như một thử thách để có cớ lên án Ngài. Người Pharisiêu dùng luật để kết tội người đàn bà nầy và giết bà ta, và tệ hơn nữa, họ dùng con người nầy để gài bẩy Chúa và giết Ngài. Người đàn bà nầy thật ra chỉ là dụng cụ trong mưu đồ của họ để lên án Chúa. Họ không thích gì công lý và Chúa đã biết điều đó, nên Ngài đã giữ yên lặng.

Trong lúc họ thao thao bất tuyệt cố gắng thuyết phục đám đông làm theo ý đồ của họ, Chúa vẫn lặng yên cúi xuống và lấy tay viết lên đất. Và vì họ cứ hỏi mãi nên Ngài mới ngước nhìn lên và nói: “Nếu có ai trong các ngươi vô tội cứ ném đá người đàn bà nầy trước đi.”

Với lời minh xác”nếu có ai vô tội”, Ngài muốn cho chúng ta biết rằng không ai trong chúng ta hoàn toàn tốt lành và thánh thiện. Tất cả chúng ta là những con người tội lỗi. Chúng ta sống được là nhờ sự tha thứ, nhờ tình thương bao la của Thiên Chúa.

Khi họ nghe điều đó, họ đã bỏ ra đi từng người một, bắt đầu từ người lớn tuổi nhất. Đến lúc chỉ còn lại một mình Chúa với người đàn bà  đó, Ngài ngước mắt lên và hỏi:

Nầy bà, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án bà sao ?

Bà đáp:

Không ai, thưa Ngài!

Chúa bảo:

Tôi cũng không lên án bà. Hãy đi và đừng phạm tội nữa!

Đây quả thật là giây phút trọng đại nhất của đời bà. Bà đã gần với cái chết bên cạnh vì không một ai thích bà, không một ai có cảm tình với bà, cũng không một ai xem ra muốn thương hại cho số phận của bà, nên không ai bênh đỡ bà. Mọi người đều muốn lên án bà. Họ muốn lên án một phần vì tuân theo lề luật, một phần khác vì bản tính con người vốn ghen tương và ích kỷ, nên chỉ thích dìm người khác xuống để mình được nâng lên. Đó là lý do tại sao người ta hay thích phê bình, chỉ trích, và lên án người khác ngay cả khi họ cũng đầy những xấu xa và lỗi lầm.

Khác với con người, trong lúc mọi người đều lên án bà, và bà đang sống trong cảnh tuyệt vọng thì Chúa Giêsu vẫn yêu bà, vẫn đón nhận bà.

Trong cái tuyệt vọng vẫn còn có chút hy vọng. Trong số phận hẩm hiu của bà vẫn còn có chút gì may mắn, vẫn còn có một người đã biết cảm thông, tin tưởng và đón nhận bà, vì người ấy có một cái gì khác biệt hơn các người khác, có một con tim biết rung động, nhạy cảm hơn những người khác. Người ấy không thích lên án nhưng chỉ biết lắng nghe, lắng nghe tiếng kêu gào thổn thức của một cõi lòng đang thống hối.

Trong ánh mắt nghẹn ngào, bà đã thưa với Chúa bằng một giọng điệu nhè nhẹ:   ”Thưa Thầy, không ai lên án cả.” Nhưng Chúa đã nghe rõ và Ngài còn nghe rõ cả những hơi thở, những nhịp tim, những lo âu, những hồi hộp cũng như những tiếng lòng thổn thức, khoắc khoải của bà trước khi bà mở miệng đáp lời.

Người không thấu hiểu được nỗi im lặng của người bạn mình thì chưa phải là người bạn đích thật, bỡi lẽ khi hai người bạn chân tình yêu nhau, họ không cần phải nói nhiều, họ cũng không cần phải giải thích nhiều. Chỉ cần nhìn ánh mắt, nhìn khuôn mặt họ có thể hiểu được tất cả cõi lòng của người bạn mình.

Nếu bạn không tập làm quen với loại ngôn ngữ âm thầm đó, bạn sẽ không bao giờ hiểu được Lời Chúa, vì Thiên Chúa chỉ nói với chúng ta trong im lặng qua những dấu chỉ, những biến cố và nhất là qua tiếng lòng thổn thức đang vọng lên từ đáy lòng mình, cũng như từ đáy lòng của những người bạn mình.

Nghe tiếng thở dài của người vợ, bạn có thể hiểu được cõi lòng tan nát của một con người đang rơi vào hố sâu của tuyệt vọng trước cảnh người chồng lúc nào cũng say sưa chèn chén, không còn biết gì đến việc chăm lo hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái. Đó cũng là dấu chỉ báo hiệu sự ly tan của hôn nhân và gia đình sắp xảy ra.

Nhìn dòng nước mắt của một số những trẻ thơ, ta có thể biết được rằng chúng đang hồi hộp, lo sợ cho hạnh phúc tương lai của cha mẹ cũng như cho số phận không may của chúng có thể xảy ra bỡi những lời nói, thái độ thiếu yêu thương và trọng kính nhau của cha mẹ như muốn báo hiệu một điều không may lành. 

Nói đến đây, tôi nhớ đến một câu chuyện tình đáng thương của đôi vợ chồng bạn tôi. Khi còn ở San Jose, tôi có quen với một cặp vợ chồng trẻ. Hai anh chị mới chỉ có một đứa con thôi. Người vợ là một người ngoại trở lại đạo, đẹp gái, tốt lành và đạo đức. Chị mồ côi mẹ từ nhỏ nên khi bố lấy vợ khác, chị phải về sống chung với cô, người em gái ruột của bố. Sống trong cảnh mồ côi, chị cảm thấy thiếu vắng tình thương. Vì thế, khi lớn lên chị chỉ mong sao sớm lập gia đình để có được một tình yêu bù đắp vào khoảng trống đó.

Năm hai mươi tuổi, chị được sang đoàn tụ với gia đình ở Mỹ. Thời gian nầy, chị càng cảm thấy lạc lõng hơn nữa, vì tất cả những bạn bè của chị đều còn ở Việt Nam. Trong tâm trạng đó, không bao lâu sau khi đến đất Mỹ, chị ta gặp một anh chàng đẹp trai, con nhà giàu, có tiền. Anh chàng nầy vốn bản tính hào hoa, phong nhã nên biết chơi đẹp đúng lúc. Thế là chị ta mê say người tình hào hoa đó. Chỉ mấy tháng sau thì hai người đi đến quyết định hôn nhân. Sau khi lấy nhau, đôi bạn tình xem ra rất là hạnh phúc trong một thời gian khá lâu gần mười năm trời. Đến năm thứ mười một của cuộc đời hôn nhân, hai anh chị mới sinh đứa con đầu lòng. Cũng từ giờ phút nầy, hai người bắt đầu lủng củng vì thêm đứa con thì thêm trách nhiệm và thêm nhiều khó khăn hơn. Họ không còn được tự do bay nhảy như trước nữa. Thêm vào đó, người vợ lúc nầy lại sinh ra thích lối giải trí karaoke. Chị thích ca hát và nhảy múa trong lúc anh ta thích football và chè chén. Chính điểm nầy càng làm cho anh ta thêm buồn phiền và ghen tức. Nhưng anh ta lại không nói ra nên thường hay nổi cáu, gây gỗ, và đánh đập chị ta. Suốt mấy năm trời sau đó, hai mẹ con cứ phải ôm nhau khóc vì ông chồng ngày càng trở nên thô bạo, thường xuyên đánh đập vợ. Lần cuối cùng bị đánh, chị ta đã không chịu đựng nỗi nữa nên chị đã gọi cảnh sát, và cảnh sát đã đến can thiệp. Anh ta đã được đưa vào nhà tù nghỉ mát và tình trạng đã trở nên căng thẳng. Sau khi ra tù, hai vợ chồng đã nhờ luật sư đưa ra tòa và cả hai đã đi đến chỗ ly dị bỡi lẽ cả vợ lẫn chồng đã không học làm quen với loại ngôn ngữ không lời nầy để hiểu ý nhau và sống trọn vẹn cho nhau.

Chúng ta phải tập làm quen với loại ngôn ngữ âm thầm đó. Loại ngôn ngữ nầy rất là quan trọng và nó cần sự lắng nghe, sự quan sát hơn là nói. Thường thì người ta thích nói hơn là quan sát và lắng nghe bỡi lẽ khi nói mình trở thành trung tâm để mọi người chú ý, còn khi nghe thì ngược lại, mình phải quên đi cái tôi của mình để hướng về người khác cũng như phải làm trống cái tôi của mình để tiếp nhận những ý kiến của người khác nên khiến người nghe dễ dàng cảm thông với người khác hơn là lên án. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã không nói nhưng chỉ muốn lắng nghe và quan sát nên Ngài đã cảm thông được với người đàn bà tội lỗi đó. Khác với đám đông và nhất là khác với các biệt phái và luật sĩ lúc bấy giờ, Chúa Giêsu đã không nói, cũng không lên án, nhưng chỉ có những lời nhắn nhủ chân tình:”HÃY ĐI VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA!”

Đó là một lời tha thứ, ẩn chứa một sự nhắn nhủ đầy yêu thương, kính trọng và cảm thông đối với con người tội lỗi đó.

Đối với con người, phạm tội và phạm luật là điều đáng lên án và không thể tha thứ. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác. Điều quan trọng không phải là đã phạm tội nhưng là ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA.

Chúa không quá khắt khe đối với những lỗi lầm của con người, cũng như không eo hẹp, đóng cữa lòng khi con người biết ăn năn trở về. Trái lại, với con tim nhân từ, với đôi tay giang rộng, Chúa luôn mời gọi và chào đón những tội nhân trở về. Với tấm lòng khoan dung đó, Chúa Giêsu đã mang lại cho người đàn bà ấy một hy vọng mới. Ngài đã mở cho bà một cánh cữa mới với một tương lai mới để bà có thể đi vào mà không ai có thể đóng lại được.

Cũng từ giờ phút ấy, phúc âm không nói gì về người phụ nữ nầy nữa. Nhưng chắc chắn, bà ta không thể nào quên được giây phút trọng đại của cuộc đời bà, giây phút đã gặp được sự yêu thương và tha thứ lớn hơn gấp trăm ngàn lần tội lỗi của bà. Chính giây phút ấy đã hoán cải được tâm hồn bà và đã mang lại cho bà một ý nghĩa sâu xa của tình yêu Thiên Chúa. Nhưng cũng chính giờ phút ấy đã mang lại cho Chúa những mối hận thù giữa Ngài và những người biệt phái và đã đưa Ngài đến cái chết tột cùng thê thảm của một kiếp người.

Đây cũng là lý do giúp chúng ta có thể hiểu được tại sao người lành hay bị gặp nạn. Nhưng Thiên Chúa đã đi trước chúng ta, Ngài đã nêu cao tinh thần can đảm, biết quên đi chính mình để sẵn sàng dám sống và chết cho chúng ta, những người anh em của Ngài. Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải sẵn sàng hy sinh chính mình để dám sống và chết cho những người anh em chúng ta đang đau khổ vì những bất công của cuộc đời.

Lm. Lê Văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!