Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TRÁNH PHÊ BÌNH – CHÚ TRỌNG ƯU ĐIỂM HƠN LÀ KHUYẾT ĐIỂM (BÀI 02)

 

Cô bé Kim Chi, 10 tuổi, bật khóc khi cô bé lấy những chiếc bánh ngọt ra khỏi lò nướng. Cô đã không có gì sai theo những chỉ dẫn trên hộp bánh, nhưng bây giờ thì những chiếc bánh ấy đã cháy rụi. Bà mẹ ngửi thấy mùi cháy khét nên vào bếp và hỏi:”Cái gì xảy ra vậy Kim Chi? Con đã đốt cháy những chiếc bánh ngọt của con rồi. Vâng, mẹ đã ngửi thấy được mùi. Chúng ta hãy coi thử tại sao? Mẹ biết con đã không để ý đến nó.” “Vâng, con cảm thấy không yên. Chúng ta hãy xem thử tại sao lại xảy ra như vậy?”

Đối diện với một hướng đi rõ ràng, cô bé ngưng khóc và xem xét tình hình. Cô bé và bà mẹ xem lại lời chỉ dẫn cũng như những điều mà cô bé đã làm cho đến khi họ khám phá ra rằng cô bé đã canh sai thời gian trên đồng hồ tự động. “Ô, con thấy điều con đã làm sai rồi.” Bà mẹ nói: “Tốt. Chúng ta lau bếp và con có thể làm lại.”

Bà mẹ đã biến tai họa và chứng cớ của sự thất bại thành một tình trạng học hỏi. Bà không rầy mắng con mình về việc để những chiếc bánh cháy đi, cũng không phê bình về sự sai lỗi của nó. Bà cho cô bé thấy rằng sai lầm không phải là một kết thúc mọi chuyện và điều cần làm chính là phải khám phá ra có một sự phán đoán sai lầm nào đó. Bà biết nỗi lo sợ của con bà nhưng không cần quá quan tâm về chuyện đó. Bà đưa con bà ra khỏi sự sợ bằng cách vào cuộc với con mình, đi tìm lý do đã khiến có sự hư hỏng đó. Sau đó, bà khích lệ con bà cố gắng làm lại lần nữa. Sự thất đảm đã biến mất bỡi sự nâng đỡ và sự cảm thông tràn đầy tình thương của bà mẹ. 

Khi một đứa trẻ làm một điều sai lỗi, đó là hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm hoặc do sự phán đoán sai lầm. Nó có thể đau buồn về những hậu quả đó. Nếu quở trách hoặc lên án nó chỉ gây thêm đau khổ cho nó mà thôi. 

Ông bố đi vào phòng làm việc của ông để lấy cái khoan. Ông nổi giận lên khi nhìn thấy những đồ đạt của ông vất vãi lung tung. Một chiếc máy bay lớn nằm ngay trên băng ghế với những vật dụng khoan, kìm, búa… nằm vất vưởng hai bên. Chiếc máy bay, bề mặt chiếc ghế, và tất cả những dụng cụ đều bị bao phủ bỡi một lớp sơn còn mới toan. Lọ sơn thì nằm ngay trên sàn. Quá giận dữ nên ông gọi ngay cu Tuấn 10 tuổi đến. Và ông đã hét lên khi cậu bé vừa đến:

- Hãy nhìn xem đống rác mà con đã làm. Tại sao con không học gọn gàng, sạch sẽ? Tại sao con lại làm xáo trộn như thế? Mọi thứ đều dính đầy sơn. Con làm như vậy để làm gì? Hãy trả lời cho bố.

Ông ta hét to trong lúc thằng bé run lên và cứng họng. Một lúc sau, cu Tuấn vừa khóc vừa nói:

- Con chỉ muốn xịt để sơn chiếc máy bay của con thôi. Con đâu biết sơn có thể bay ra xa như vậy. Bấy giờ con không biết phải làm thế nào?

- Tại sao con không nói với Bố trước thay vì phải chờ tới lúc nầy?

- Con sợ Bố giận. Đó là lý do tại sao con đã chạy trốn đi.

- Bố sẽ đánh cho con một trận nghe chưa!

Sự giận dữ của ông bố có thể hiểu được. Trong cơn giận dữ, ông bố không nghe được điều đau buồn trong giọng nói của cu bé, cũng không nhận ra cái khó xử của cậu bé. Khi người bố phản ứng như ông đã hành xử, ông chỉ càng làm cho đứa bé thêm sợ hãi và càng đẩy cậu bé ra xa ông. Sự đe dọa, đánh đập không hoàn phục được tình trạng đã xảy ra, cũng không dạy được gì cho cậu bé biết cách xử dụng để xịt một lọ sơn như thế nào?

Như vậy, đâu là phương cách tốt nhất và hữu hiệu nhất?

Động lực giận dữ của ông bố nên mở lối cho sự nhận thức rằng cậu bé không có ý sơn cả chiếc băng ghế. Chỉ một cái nhìn cũng đủ biết cái gì đã xảy ra. Ông bố có thể lợi dụng tình thế như một cơ hội để dạy dỗ. Sự kiện ở đây cho thấy cậu bé có sự can đảm. 

Và đây là cách thế tốt nhất ông bố có thể xử dụng trong trường hợp nầy. Ông gọi cu bé đến phòng làm việc của ông và nói:

- Bố thấy con có nhiều vấn đề trục trặc ở đây. Con có thể nói cho bố biết cái gì đã xảy ra không?

Cậu bé sẽ lúng túng trả lời:

- Vâng, con cố gắng xịt sơn chiếc máy bay của con. Con không ngờ sơn xịt lại bay quá xa như vậy.

- Như vậy, con học thấy rằng sơn xịt thì khác với sơn cọ phải không?

- Vâng, đúng như thế.

Bấy giờ cậu bé sẽ cảm thấy nhẹ nhõm bỡi sự thân thiện của ông bố.

- Con có chút kinh nghiệm về cách xử dụng sơn xịt lần tới không?

- Vâng, con nghĩ con có thể xịt những mẫu giấy quanh đó.

Ông bố đề nghị:

- Hãy thử xem sao, nếu con dọn sạch chỗ nầy và đặt chiếc máy bay vào đó, đoạïn xịt sơn vào những chỗ còn trống.

- Con nghĩ nó sẽ đẹp lắm.

- Bây giờ, làm thế nào đối với những dụng cụ ở trên băng ghế?

- Con không biết. Nhưng con nghĩ chúng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

- Nếu chúng được đặt vào chỗ của chúng thì có tốt hơn không?

- Ồ, con nghĩ như vậy thì tốt hơn nhiều, vì chúng sẽ không bị dính sơn.

- Con có ý tưởng gì về những dụng cụ đã bị dính sơn.

- Con sẽ dùng một vài thứ nước đặc biệt để lau sạch chúng.

- Tốt lắm. Con cứ thử đi.

Cậu bé sẽ sung sướng đi làm để chuộc lỗi. Bố nó và nó trở thành những người bạn. Sự hòa điệu thì cần thiết và nó đã học được bài học quí giá từ sự sai lầm của nó.

lm.lêvănquảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!