Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐỨNG NGOÀI CUỘC (1)

Mỗi lần có dịp ghé thăm người chị của tôi, chỉ cần ở một tiếng đồng hồ thì cũng đủ cảm thấy nhức đầu, vì các cháu thay phiên nhau đến tâu thưa đủ mọi thứ kiện cáo. Hình như hòa bình xem ra không thể có trong thế giới con trẻ vì trẻ con yêu chiến tranh hơn hòa bình. 

Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy một sự quan tâm sâu xa về trận chiến không kết thúc giữa những con cái trong gia đình. Bố mẹ yêu mỗi đứa trẻ, mất nhiều năng lực để giải quyết những trận chiến và để dạy con cái biết sống hòa hợp với nhau. Nhiều đứa trẻ thích gây lộn với nhau và rồi bắt đầu biết quí mến và lo lắng cho nhau khi chúng khôn lớn dần. Những đứa khác tiếp tục hận thù và không bao giờ chịu làm hòa với anh chị em mình. Không có sự thuyết phục nào xem ra làm dịu bớt sự xung khắc đó. Hầu hết bố mẹ đã cố gắng tìm mọi cách thế để chận đứng những xung đột đó, nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục. Xung đột giữa anh chị em là rất thông thường đến độ điều đó được coi là bình thường đối với con trẻ. Nó không bình thường chỉ vì nó xảy ra quá nhiều. Nhưng thật ra con trẻ không nên đánh nhau. Có những gia đình, con trẻ không xung đột nhau. Khi chúng đánh nhau, có cái gì đó sai trong tương quan với nhau. Không ai cảm thấy tốt khi đánh nhau. Vì thế, nếu con cái tiếp tục đánh nhau, điều đó cho thấy rằng chúng chắc chắn cảm thấy có sự thỏa mãn nếu không thỏa mãn trong việc đánh nhau thì cũng thỏa mãn trong kết quả của việc đánh nhau. 

Sự lượng định giá trị cho thấy rằng chúng ta nhận ra hành vi như là cùng đích. Ở đây chúng ta không thể thỏa mãn với sự cắt nghĩa thông thường cho việc tranh chấp hay xung đột là cái được gây ra bỡi bản tính hay động lực hiếu chiến. Từ cái nhìn của chúng ta, chúng ta cần hiểu hành vi của một đứa trẻ trong hoàn cảnh xảy ra và mục đích mà nó muốn phục vụ.

Kim Thùy 8 tuổi và Đức Minh 5 tuổi đang xem tivi trong khi bà mẹ đang làm bữa ăn tối. Đức Minh xích lại gần chị nó. Chị nó dời chỗ xa hơn. Cậu bé đặt chân lên chân chị nó. Chị nó hất chân nó ra. Cậu bé ngã người dựa vào chị nó. “Không được dựa,” chị nó nói cách âm thầm chán nản nhưng vẫn chăm chú vào cốt truyện. Cậu bé cũng vẫn coi tivi nhưng không chăm chú như chị nó và bắt đầu lấy ngón tay vẽ theo đường nét của chiếc áo chị nó. Chị nó lấy tay hất tay nó. Cậu bé cười khúc khích. Cậu bé lại đưa ngón tay đi lên và lên tới tận tai chị nó. Chị nó chụp lấy tay nó và nhe răng cắn vào tay nó. Cậu bé thét lên và khóc. Mẹ nó chạy vào phòng, hỏi: “Cái gì vậy?” Bà nhanh chóng nhìn thấy cậu bé khóc và ôm lấy cánh tay lăn lộn vì quá đau. Bà vội vàng chạy tới bế nó lên và ôm nó vào lòng. Nó giơ cánh tay nó ra. Dấu răng còn rất rõ. Bà mẹ gọi: “Kim Thùy!” “Vâng, nó cứ trêu chọc con.” “Mẹ không cần biết nó đã làm gì. Con không được phép làm như thế đối với em con.”

Mục đích của cuộc chiến đó là gì? Và đâu là kết quả?

Cậu bé muốn mẹ bảo vệ nó. Vì thế, nó hành động trong cách thế để tạo nên một tình huống nó có thể đạt được điều nó muốn. Chị nó cảm thấy bị xúc phạm vì bà mẹ bảo vệ đứa em và muốn dùng sự can thiệp để làm tăng cảm giác đó. Vì thế, cô bé làm điều mà bà mẹ ghét nhất trong khi biết rằng bà mẹ sẽ bảo vệ em nó và sẽ tặng cho cô bé những điều không tốt đẹp. Vì cậu em chọc giận, dĩ nhiên cô bé đau khổ trước nhất vì cậu em, sau đó càng thêm đau khổ vì bà mẹ đã đứng về phía em nó để chống lại nó. Để cô bé khỏi cảm thấy hận thù, bà mẹ không nên đứng về phía cậu bé và nên biết rằng chính nó là người đã gây ra rối loạn.

Vậy bà mẹ nên làm gì? Trước nhất bà mẹ không nên làm theo phản ứng tự nhiên là chạy tới mắng la gào thét. Đó là đòi hỏi phải làm của bất cứ người mẹ nào, nhưng phải dừng lại và suy nghĩ một chút. Tiếng thét khiến người mẹ chú ý một cách thảm thương. Nó ám chỉ rằng có cái gì sai một cách bạo động. Tuy nhiên, đó chỉ là tiếng rùng rợn và rồi đến tiếng khóc. Ô, tivi không nổ, nhà không sập, không có âm thanh nào khác ngoại trừ tiếng khóc. Điều đó chắc chắn là một trận chiến và cậu bé đã bị đau. Đúng vậy, đó là một cuộc đánh nhau. Tôi phải ở ngoài cuộc.

Để một bà mẹ có thể làm được hành động nầy, bà cần có kinh nghiệm quá khứ trong việc giữ bà khỏi những tranh chấp. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng bà đã làm theo động lực tự nhiên – vội vàng chạy đi xem cái gì xảy ra. Bây giờ bà phải học: không được làm theo động lực thúc đẩy đầu tiên, hốt hoảng và vội vã chạy đến khi nghe tiếng la hét của đứa bé. Sau khi đã khám phá chính cuộc chiến đã gây nên tiếng gào thét, bà nên rút lui vào nhà bếp, tiếp tục công việc chuẩn bị thức ăn của bà mà không cần nói một lời nào. Sau đó, nếu cậu bé không muốn bị cắn, nó phải ngưng việc trêu chọc chị nó. Hành động của bà đặt trách nhiệm cho sự tương quan giữa chúng. Chúng ta không có quyền xếp đặt những tương quan giữa con cái chúng ta. Chúng ta có thể ảnh hưởng những hành động tương quan giữa chúng bằng điều mà chúng ta làm. Nếu chúng ta hành động trong cách thế đó như để loại bỏ những hậu quả của cuộc chiến, chúng ta làm phát sinh một mẫu mực mới trong quan hệ giữa chúng. Nhưng để làm được điều đó, bà mẹ phải học để nhận biết được mục đích đằng sau hành động đó.

lm. levanquang

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!