Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐỨNG NGOÀI CUỘC (4)

Cô bé Thanh Nga 6 tuổi ngồi bên cạnh anh nó Thanh Quang 9 tuổi, đang xây công trình trò chơi của nó. Thanh Mỹ 7 tuổi rưỡi giúp anh nó làm. Mọi người đang im lặng và hăng hái, bỗng Thanh Nga giang gót chân đụng vào anh nó Thanh Quang.  

“Nga lấy chân đi,” Thanh Quang la lớn khi em nó giũi chân đụng lần thứ hai. 

“Cái gì?” Cô bé Thanh Nga hỏi lại giả vờ như không biết gì. 

Sau cùng, cô bé lấy chân đi. Rồi cô bé lại giãn chân ra. Anh nó đánh vào chân nó. Cô bé nhảy nhỏm, khóc, và chạy vào trong nhìn ra cữa sổ. Từ cữa sổ nhìn quanh, cô bé nhìn thấy bà mẹ đang làm việc trong vườn hồng. Lúc nầy, cô bé mới thét lên và khóc: 

“Mẹ, anh Quang đánh con.”

Bà mẹ ngưng việc và đi vào nhà. Bà nhìn thấy vết đỏ trên chân của Thanh Nga, yên ủi nó, và lập tức đi gặp anh nó. 

“Quang, tại sao con đánh em con?” 

“Nó chọc con trước” cậu bé bảo vệ mình. 

“Em không đánh. Anh đánh em, cô bé hét lên, em không làm gì cả.” 

”Mầy cũng đánh tao, cậu bé la lên, mầy đá tao nhiều lần.” 

“Mẹ, con không đá ảnh. Con chỉ giang chân mà thôi và chân đụng phải ảnh. Con không đá ảnh.” 

“Đừng có già mồm” cậu bé nạt lại. 

Bà mẹ can thiệp: “Con phải biết xấu hổ. Bé Nga là đứa nhỏ nhất trong nhà và con là đứa lớn nhất. Con nên là một mẫu gương tốt. Con thật là ác khi con đánh một đứa nhỏ hơn con. Bây giờ con xin lỗi em đi và đừng bao giờ đánh em nữa.”

Trong khi bà mẹ quở trách cu Quang, cô bé Thanh Mỹ ngồi quan sát tất cả. 

“Mẹ, con không đánh em” Thanh Quang nói. 

“Mẹ biết con là đứa con trai tốt. Nhưng tại sao con thử mẹ như thế. Tại sao con không cư xử tử tế với chính con. Hãy xin lỗi em con đi.” 

Cô bé Nga ngưng khóc và đứng nhìn anh nó với sự thích thú. Mặt cuối xuống, liếc mắt nhìn, và nở nụ cười mỉa mai trên môi. Cậu bé Quang lầm bầm: “Xin lỗi” mắt nhìn xuống sàn nhà. 

Bà mẹ lưu ý: “Bây giờ hãy chơi lịch sự với nhau. Tụi con nên yêu nhau vì là anh em với nhau. Không được đánh nhau nữa nghe chưa!” 

Bà mẹ rời chúng nó. Cu Quang đi vào phòng nghiến răng giận dữ. Cô bé Nga hỉnh mũi nói với anh: 

“Mẹ nói anh nên lịch sự với em vì em là đứa nhỏ nhất.”

“Cóc kìa! Thôi đừng nói chuyện đó nữa. Đó là chuyện của tao và tao không muốn mầy lẩn quẩn ở đây nữa.” 

Cô bé quay một vòng và rời khỏi anh nó. 

“Đi mách đi cô bé” cu Quang chọc tức cô bé. 

Cô bé đi vào bếp tìm mẹ: 

“Mẹ, anh Quang không cho con chơi với ảnh. Ảnh chọc tức con” cô bé càm ràm. 

Bà mẹ đi vào phòng của cu Quang: 

“Con ơi, sao vậy? Tại sao con không cho em chơi với con?’ 

“Nó làm lộn xộn tất cả đồ của con.” 

“Quang, con hư lắm. Con đi ngồi vào ghế ở trong bếp kia cho tới khi nào con cảm thấy thích chơi với em con.” 

Nói rồi, bà mẹ chộp lấy cánh tay của bé Quang trong lúc cô em nhìn với sự giận dữ. Bà mẹ đưa cậu bé vào bếp và đặt vào trong ghế. Cô bé Nga hài lòng và trở lại với Thanh Mỹ: 

“Chúng ta đi ra ngoài chơi chị Mỹ.” 

“Vâng, chúng ta chạy ra chơi trong lều.” 

Cả hai đều phóng nhanh ra ngoài và rời khỏi đó. 

Nhiều lần chúng ta cảm thấy rằng chúng ta cần có mắt đằng sau đầu. Nếu đuợc như vậy, trong trường hợp nầy, bà mẹ có thể đã có lợi là nhìn thấy được điều trẻ con nói với bộ mặt của chúng. Cu Quang, hai vai nặng gánh với trách nhiệm là đứa lớn nhất, có đủ thời gian thích nghi với hai đứa em của nó. Tương quan giữa con trẻ với nhau là tranh chấp. Bà mẹ trong cố gắng giải quyết những trận chiến bằøng cách tách rời chúng ra và thuyết phục chúng hãy yêu thương nhau, nhưng với cách đó bà chỉ làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Bà đứng về phía đứa nhỏ hơn bằng cách bảo vệ nó chống lại đứa lớn. Sự bảo vệ thái quá của bà củng cố quan niệm của cô bé về nó như một đứa sơ sinh, là đứa có thể đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Ở tuổi 6, cô bé có thể tự lo cho chính mình và không cần phải bảo vệ cho nó nữa. Ngay dầu những đứa lớn hơn thật sự nên trông chừng nó, nó hoàn toàn có thể tự bảo vệ được chính mình. Trong việc làm cho bé Quang trở thành người bị cáo, bà mẹ đã rơi vào bẩy của cô bé Nga để đè anh nó xuống và để nó nổi lên. Cái trò lên lên xuống xuống nầy tùy thuộc vào cha mẹ đứng về phía nào trong trận chiến giữa các con trẻ. Đứa trẻ thất bại kết thân với đứa thành công hơn. Như vậy, không lâu sau khi trận chiến được giải quyết, trận chiến khác đang được chuẩn bị. Bất cứ khi nào cha mẹ còn đứng về một phía, đứa nầy là kẻ chiến thắng, và đứa kia là kẻ chiến bại. Người ta có thể chắc chắùn rằng người chiến thắng là người xếp đặt để thuyết phục được cha mẹ về sự vô tội của nó, và thường là đứa khơi nguồn trận chiến. Cố gắng chiếm được ưu thế và có cha mẹ đứng về phía mình làm cho vấn đề càng dễ mang lại một trận chiến từ phía đối thủ. Sự nổi loạn nằm đằng sau trận chiến. Với sự nổi loạn trong đầu, làm sao những lời giáo huấn của chúng ta về sự yêu thương nhau có được kết quả? Việc giáo huấn chỉ làm tăng sự khó khăn vì nó đòi hỏi một điều nên làm mà người ta không thể đáp ứng nên chỉ làm tăng thêm căng thẳng. 

Nếu bà mẹ nhìn cô bé Nga chỉ cần một giây, bà có thể nhìn thấy được tương quan giữa những đứa con. Luôn có vẻ thỏa mãn trên nét mặt của đứa con không bị quở trách. Đứa bị khiển trách không được ưu đãi. Một lần nữa, cô bé cố ý tạo nên cuộc chiến để đẩy anh nó đến chỗ rắc rối. Điều đó mang lại sự hồi hộp và càng củng cố vai trò của cô bé. Sự kiện là cô bé chạy đi tìm cho ra mẹ nó đang ở đâu trước khi khóc là một mấu chốt. Thanh Mỹ lợi dụng tình thế để nhắc nhủ mọi người về việc nó tốt là dường nào để củng cố địa vị của nó. Một lần nữa, bé Quang cảm thấy mình trong vai trò của đứa con xấu. Vì nó đã bị kết án như vậy nên nó không thèm cố gắng để có liên quan tốt đẹp với em nó. Khi bà mẹ can thiệp vào sự tranh cãi của chúng, bà củng cố quan niệm về chính mình của mỗi đứa trẻ, củng cố quan niệm sai lầm về giá trị của mỗi đứa, và thay vì dạy cho chúng ngưng chiến, bà lại cho chúng thấy chiến tranh thì có lợi biết bao. 

Nếu bà mẹ phớt lờ tình trạng đó đi và cho thấy sự tin tưởng vào khả năng của cô bé có thể tự lo cho chính nó, và để điều đó cho chúng nó tự giải quyết những khó khăn của chúng, cuộc chiến sẽ mất đi sự hấp dẫn của nó. Cái khóc thét lên của cô bé là một chiến thuật, không phải là kết quả của cuộc chiến. Nếu bà mẹ không bị ám ảnh mỗi lần cô bé khóc, cô bé sẽ bỏ đi chiến thuật khóc la vô ích đó. 

Dĩ nhiên, nếu bố và mẹ giao chiến, con cái sẽ bắt chước. Chúng thấy kỷ thuật nầy được dùng bỡi người lớn như một phương tiện để giải quyết những khó khăn và như vậy chúng cũng có thể dùng. Trong trường hợp nầy, đánh nhau là phương tiện để giải quyết vấn đề, có thể trở thành một giá trị của gia đình, cho dẫu một đứa nổi loạn có thể di chuyển trong chiều hướng ngược lại và phát triển những giá trị ngược lại với những giá trị của bố mẹ nó. 

Luôn luôn có sự tranh chấp quyền lực trong một cuộc đánh đấu nhau. Những người bằng nhau không cần dùng những xung khắc như một phương tiện để chiếm ưu thế. Họ có thể giải quyết sự khác biệt mà không cần thắng bại. Nhưng khi cảm giác về vị thế của một người bị đe dọa bỡi sự biến động của người kia, sự xung đột biến thành một sự đọ sức. Sự thù nghịch được khơi dậy để tỏ cho thấy sự thiếu chú trọng đến lịch sự và quan tâm, và người ta tìm cách phục hồi tình trạng đã mất với giá phải trả của đối phương. Khi chúng ta đứng về phía đứa bé sơ sinh, bảo vệ đứa trẻ nhất chống lại đứa lớn nhất, chúng ta đứng lên bảo vệ cho đứa trẻ bị lạm dụng, chúng ta củng cố cảm giác mặc cảm bé nhỏ vô dụng của nó và dạy nó cách dùng sự bất lực và yếu kém của nó để chiếm sự quan tâm đặc biệt, càng làm tăng thêm tình trạng không tốt đẹp mà chúng ta muốn loại bỏ. Khi chúng ta để mặc cho chúng, chúng sẽ thiết lập một tương quan bình đẳng và công bằng hơn chúng ta cung cấp cho chúng. Chúng học bằng ảnh hưởng của thực tại để phát triển sự ngoại giao, bình đẳng, công bằng, công chính, quan tâm, và sự kính trọng lẫn nhau. Đây là những điều mà chúng ta muốn con cái chúng ta học. Chúng ta cố gắng giúp chúng bằng cách đứng ngoài cuộc để cho chúng có khoảng trống để phát triển. 

Người ta có thể có một cuộc thảo luận thân tình về sự tranh chấp mà không phải dùng đến tay chân để đấm đá, và vạch ra với con trẻ những cách thế giải quyết những khó khăn. Tuy nhiên, điều nầy không thể làm được trong lúc trận chiến đang diễn ra, vì lúc đó lời nói không làm được gì, mà chỉ trở thành khí giới cho trận chiến đang tiến hành. 

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!