Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG XEN VÀO CHUYỆN NGƯỜI KHÁC (3)

Cô bé Mai Liên phàn nàn với mẹ: “Con ghét cô giáo Bích vân. Cô ta là một cô giáo khờ khạo, và vì thế không công bằng.” “Cái gì xảy ra vậy? Cô bé ơi.” “Cô ấy luôn luôn chọc con trước mặt cả lớp. Cô luôn tạo nên những chú ý không được đẹp về việc con không thể đánh vần, và cô không bao giờ gọi con khi con giơ tay. Hôm nay cô lấy tờ giấy đánh vần của con và đọc tất cả những chữ sai cho cả lớp nghe. Con ghét cô ấy và muốn cô ấy chết đi.” Sự giận dữ và sự cảm thấy nhục nhã của cô bé đã khiến cô bé phát điên và nó đã bật khóc. Bà mẹ cũng nổi giận. “Mẹ sẽ đi nói chuyện với cô giáo. Đó không phải là cách đối xử với một đứa trẻ.” 

Bà mẹ nói đúng. Trẻ con không học bỡi sự bị làm nhục mạ. Tuy nhiên, bà mẹ không thể làm gì được về việc tái huấn luyện cô giáo đó. Sự giận dữ của bà được biểu lộ hoàn toàn đối với cô giáo chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Nếu toàn thể sự thật đều được biết, chắc chắn cô bé cũng góp phần trong việc gây nên thái độ của cô giáo. Cái nhún vai hoặc cử chỉ đưa mắt xuống cho thấy cảm giác của nó về cô giáo không mấy tốt đẹp. 

Chắc chắn, tương quan giữa cô bé và cô giáo xem ra nhạt nhòa. Nhưng việc thay đổi cô giáo thì không phải là công việc của bà mẹ. Công việc của bà mẹ là giúp cô bé tìm ra phương cách để góp phần một cách tích cực vào trong liên hệ nghèo nàn đó, và đề nghị một lối hành động mà cô bé có thể chấp nhận để làm cho chính nó cảm thấy thoải mái hơn trong lúc ở trường. Phải làm cho cô bé thấy được sự góp phần của nó trong cách gián tiếp. “Con có nghĩ rằng cô giáo cảm thấy hạnh phúc khi một học sinh không thích cô không? Hoặc con sẽ làm gì nếu con là một nhà giáo có một trong các học sinh của con ghét con? Đi xa hơn, cô giáo đó có thể là khờ khạo như con nói. Mẹ không biết. Nhưng không ai có thể hoàn toàn tốt về mọi sự trong hết mọi lúc. Chúng ta cố gắng làm tốt hết sức về cái chúng ta có. Mẹ bảo đảm con không cảm thấy thoải mái với cái hiện đang có. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng tưởng tượng ra điều mình có thể làm để mình cảm thấy dễ chịu hơn.” 

Bà mẹ không thách thức sự định giá của cô bé vì điều đó làm tăng sự chống đối của nó và chỉ làm cho cô bé bảo vệ thái độ của nó mà thôi. Nếu bà mẹ về phía cô giáo, bà càng mang lại sự chống đối cho cô bé nhiều hơn. Nhưng nếu bà đứng về phía đứa trẻ, bà tỏ ra ủng hộ thái độ kích động trong trường. Nêu lên sự khó chịu của cô bé và thành thật bàn thảo vấn đề, sẽ giúp cô bé có được sự cộng tác hơn trong hành vi để làm giảm bớt sự căng thẳng và cảm thấy dễ chịu hơn. 

Thế Cường, đứa con duy nhất, học kém ở trường nên bị bó buộc làm bài ở nhà. Mỗi buổi tối, sau giờ ăn tối, ông bố ngồi xuống với nó để thấy nó hoàn tất bài làm. Ông bố hỏi và tra vấn cậu bé về mỗi bài. Nhiều lúc cậu bé kết thúc bằng một trận khóc oà và thất vọng về ông bố. Công việc của cậu bé vẫn không tiến. 

Thật ra, ông bố thì đang làm công việc giáo dục, còn đứa con mỗi đêm cho thấy rằng không ai có thể bắt nó học được. Bao lâu ông bố nhất quyết rằng con ông phải học giỏi ở trường và ông phải kèm nó làm bài tập ở nhà, bấy lâu nó vẫn tiếp tục học kém. Ông bố nên để ý việc của ông. Ông nên hướng dẫn nó trong việc học hành chứ không thể bắt ép được nó. 

Theo truyền thống, nhiều thầy giáo yêu cầu bố mẹ theo dõi xem con cái có làm bài tập ở nhà không. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ tạo nên một cuộc tranh chấp quyền hành. Nếu chúng ta tham khảo ý kiến với con trẻ và cùng nhau thiết lập với chúng thời gian khi nào chúng sẽ học và giúp chúng giữ được trật tự đó, chúng ta có thể cung cấp một sự khích lệ cần thiết. 

Nếu đứa trẻ đang có những khó khăn bất thường về vấn đề học vấn, chúng ta nên tìm người dạy kèm. Ngay cả khi một trong cha mẹ là nhà giáo, vì sự không muốn học của đứa trẻ, không muốn nhận lấy trách nhiệm, không muốn làm một công việc mà nó cảm thấy không được thích thú, những điều đó thường cho thấy sự liên hệ không mấy tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái. Hơn nữa, nó còn chống lại sự áp lực của bố mẹ, những người không chấp nhận việc nó không chịu học hoặc vì lo sợ cho tương lai của nó hoặc muốn tỏ cho nó thấy rằng nó phải gánh lấy trách nhiệm của nó. Dưới những hoàn cảnh như thế, sự ép buộc của bố mẹ chỉ làm tăng thêm sự tranh chấp quyền hành. Chúng ta có thể giúp một đứa trẻ như vậy bằng cách giải thoát chúng ta khỏi sự tranh chấp, tìm một người dạy kèm, và nói rõ với nó rằng nếu nó không chịu học, không ai có thể làm gì được: “Điều đó tùy con, chính con tự quyết định là con có muốn học hay không?” 

Một vấn đề như thế cũng xảy ra với đứa trẻ không chịu thực tập bài học nhạc lý. Nhiều trẻ muốn chơi một nhạc cụ nhưng hy vọng làm điều đó mà không phải thực tập. Sự xen vào và áp lực của bố mẹ khiến sự thích thú về âm nhạc trở thành chán nản đáng ghét. Đây, một lần nữa chúng ta nên để ý công việc của chúng ta. 

Để ý công việc của chúng ta không có nghĩa là chúng ta bỏ lơ đứa trẻ cho nhạc cụ và thầy giáo nó. Chúng ta có thể cho nó một sự khích lệ, không phải bằng cách áp lực hoặc phê bình, nhưng là cung ứng cho nó những cơ hội, những hoàn cảnh ở đó nó có thể trình diễn cho một nhóm nhỏ khán giả gồm người lớn hoặc bạn bè của nó. Chúng ta cũng có thể xếp đặt để cho nó có dịp cùng chơi nhạc với những đứa trẻ khác. Có như vậy, việc học nhạc mới trở thành hữu dụng và không trở thành một sự thực tập đáng ghét nữa. Trong những tình cảnh như vậy, chúng ta cần ý thức cách chính xác về cái gì là công việc của đứa trẻ và hãy giao trách nhiệm đó cho nó. 

Bà mẹ và Huệ Mỹ làm ra một chương trình chi tiêu cho đứa con gái. Bà mẹ góa chồng và phải nuôi dưỡng những đứa con. Những nhu cầu của Huệ Mỹ được lưu ý. Cô được cho đủ tiền để ăn trưa, tiền xe buýt và sách vở, thỉnh thoảng đi coi phim, và những chi dùng cần thiết khác. Một ngày kia, Huệ Mỹ về nhà với người bạn thân của cô, và bà mẹ thấy rằng cả hai cô gái đều mang vòng lách mới ở tay. Bà hỏi Huệ Mỹ: “Đâu mà có vậy?” “Con để dành từ tiền chi tiêu của con.” Bà mẹ không nói gì cho tới khi người bạn nó rời khỏi đó. Bấy giờ, bà quở mắng Huệ Mỹ rằng bà làm việc vất vả để nuôi chúng, tự mình không mua sắm cho mình nhiều thứ để có số tiền đủ cho Huệ Mỹ ăn học, và bà thật là buồn khi thấy Huệ Mỹ dùng tiền của bà cho những thứ không cần thiết. 

Bà mẹ muốn kiểm soát tất cả mọi sự mà Huệ Mỹ làm ngay cả cách cô ta tiêu dùng. Khi cha mẹ cho con cái tiền, tiền đó thuộc về chúng. Điều chúng làm với số tiền đó không phải là công việc của bố mẹ. Dĩ nhiên, Huệ Mỹ dùng đồng tiền bà mẹ cho không hợp với ý muốn của bà, nhưng cô ta cũng phải hy sinh nhiều để dành dụm được số tiền như thế. Điều bà mẹ giận dữ là có phải bạn bè đã cố gắng ép nó tiêu số tiền của nó như bạn bè nó muốn? Bà mẹ cảm thấy rằng bạn nó thúc nó làm một điều mà không phải là công việc của cô ta. Thật ra, bà mẹ nên để ý đến công việc của mình và để Huệ Mỹ chi dùng tiền của cô như cô thấy là thích hợp. Trách nhiệm của bà mẹ là giữ vững số tiền cung cấp đó, và không trả thêm cho cô Huệ Mỹ nếu cô ta không khôn ngoan trong việc chi tiêu số tiền của cô. 

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thấy con cái phát triển giá trị sai lầm, chúng ta có thể có sự thảo luận thân thiện. Tuy nhiên, điều nầy phải được làm trong cách thế không có sự phê bình, vì sự phê bình chỉ làm cho đứa trẻ càng bám chặt vào sự đánh giá của nó mà thôi. “Bố mẹ lấy làm lạ không biết con đã suy xét kỹ lưỡng chưa? Hoặc con đã suy nghĩ cẩn thận về điều đó chưa? Hoặc làm cách nào con dám tin rằng nó sẽ thành công?” Hãy cung cấp một lối mở cho sự thảo luận mà không làm cho đứa trẻ có phản ứng nổi loạn tức khắc. Điều quan trọng là trình bày tất cả những bộ mặt, cho dầu nhiều cái không được chấp nhận đối với chúng ta, vì sự khách quan thì thiết yếu đối với bất cứ sự đánh giá nào. Vậy, cùng với con cái, chúng ta có thể khám phá ra những giá trị có lợi ích lớn lao cho bây giờ và trong tương lai. 

Lm. Lê văn Quảng

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!