Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG ĐỂ Ý THÁI QUÁ (2)

Bạn của người mẹ dừng lại để nhấp ly cà phê vào buổi chiều. Khi họ ghé thăm, cô bé Kim Uyên chạy vào kiện với mẹ vì chuyện bất công do cô bé bạn của nó. Bà mẹ giải thích:  

”Mẹ nghĩ: bạn con chiều nay không được thoải mái lắm”.  

“Tại sao mẹ?” 

 Bà mẹ cố gắng trả lời chữ tại sao. Cuối cùng bà mẹ bảo cô bé ra đó chơi để bà có thể tiếp khách. Cô bé chạy ra nhưng không bao lâu lại chạy vô với nhiều câu hỏi: tại sao?  

Hầu hết thời gian khách đến đều bị cô bé làm bận rộn. Cuối cùng bà mẹ cắt nghĩa cho bạn:  

Đó là cách thế cô bé muốn gây sự chú ý khi chúng tôi có bạn. 

Người mẹ nói rất đúng điều mà cô bé muốn. Cô bé còn nhỏ nên muốn tất cả sự chú ý đều tập trung trên cô bé thôi. Điều quan trọng đối với cô bé là làm cho bà mẹ luôn bận rộn và ngăn cản bà không được nói chuyện say mê với bạn hơn là phát triển tình bạn với bạn bè của nó. Nhưng bà mẹ xem ra không nhận thức ra rằng cô bé đang hành động không đúng. Bà mẹ thấy điều mà cô bé đang làm nhưng không để ý ý nghĩa của hành động của nó. Bao lâu bà mẹ nhận ra rằng cô bé làm bà bận rộn chỉ vì nó cảm thấy bị bỏ rơi ngoại trừ nó là trung tâm của sự chú ý, bấy giờ bà có thể giúp nó không tìm những sự chú ý không thích hợp nữa để nó có thể lớn lên và trở nên tự mãn. 

Khó huấn luyện một đứa trẻ khi khách còn ở đó. Tuy nhiên, lời nói đầu bà mẹ có thể thỏ thẻ với nó:  

“Đang có khách, con có thể đi chơi với bạn và để mẹ tiếp khách, hoặc con có muốn đi vào phòng con không?”  

Nên cho phép cô bé có sự chọn lựa và cho nó có sự cộng tác.  

Chúng ta có thể luôn nghi ngờ về đứa trẻ với một lố câu hỏi tại sao? Có được bao nhiêu lần một đứa trẻ thật sự tìm hiểu để biết tin tức? Chúng ta định giá thấp con trẻ chúng ta. Không biết bao nhiêu lần con trẻ hỏi tại sao, cho dù nó biết câu trả lời. Để gây được sự chú ý của cha mẹ, nó có thể luôn tạo ra các câu hỏi tai sao kế tiếp. Khuôn mặt của đứa trẻ cho thấy gì? Thích thú? Câu hỏi có cho thấy sự lý luận không? Hầu hết câu hỏi tại sao là vô nghĩa. Câu hỏi tại sao là để làm cho bố mẹ luôn bận rộn với nó. Nó biết bố mẹ đang muốn dạy cho nó nên muốn dùng cách đó để kéo sự chú ý, không phải để học. Nếu chúng ta nhìn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Nếu chúng ta để ý những câu vô nghĩa, sự lập lại hình thức và nội dung, và ngay cả nếu có một câu hỏi mới trước khi câu hỏi trước được trả lời, bấy giờ chúng ta tin chắc rằng đứa trẻ đang gài bẩy chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể trả lời cùng với một cái mỉm cười đầy hiểu biết và nói:  

“Mẹ thích chơi với trò chơi tại sao của con. Nhưng bây giờ mẹ phải làm công việc tiếp theo”. 

Bé Dũng 5 tuổi, gần áp út trong 4 đứa trẻ, là một đứa trẻ tốt trong gia đình. Tuy nhiên, nó có tật luôn làm một cái gì khiến bà mẹ phải chia trí trong lúc bà cần phải chú tâm. Mỗi lần bà nói chuyện trên điện thoại, nó tìm cách cắt đứt câu chuyện. Nó phải đưa cho bà thấy một cái gì, hoặc xin đi ra ngoài, hoăc xin cho bạn bè vào, hay muốn có cái gì để ăn, muốn lấy một cái gì ngoài tầm tay nó, hoặc muốn biết những đồ chơi nó đang ở đâu. Thỉnh thoảng bà phải ngưng nói chuyện để trả lời cho nó. Có lúc bà phải quở trách nó:  

“Hãy để yên cho mẹ nói chuyện”.  

Vào lúc đó nó thường chọc phá em nó và khiến cho em nó khóc. 

Bé Dũng ở vào vị thế giữa trong 4 đứa. Ít nhiều nó cảm thấy bị lép vế. Nhưng nó đã tìm ra một cách thế để chứng tỏ sự quan trọng của nó. Nó có thể cảm thấy không có hy vọng chiếm được sự chú ý của mẹ nó khi bà bận rộn với đứa bé em. Nhưng khi bà nói chuyện trên điện thoại, nó có thể cắt đứt cuộc nói chuyện của bà với người lớn khác. 

Cậu bé quá tham vọng. Nó muốn được chú ý tất cả mọi lúc. Mẹ nó cần dẫn nó ra khỏi việc tìm kiếm sự chú ý không mấy thích hợp đó. Trước nhất, bà phải nhận ra rằng nó không biết vị thế của nó. Bà mẹ phải tỏ ra bà quí mến, thích thú nó, nhưng không phải vào lúc nó có những đòi hỏi không thích hợp. Khi nói chuyện trên điện thoại, bà cứ tiếp tục nói dường như không có nó ở đó, ngay cả khi bà không nghe được tiếng nói ở đầu giây bên kia. Muốn được vậy, bà phải cương quyết và dứt khoát, đặt biệt khi cậu bé bắt đầu chọc phá cô bé con, em của nó. Đừng lo, cô bé con có thể kiềm chế được. Phải giáo dục cậu bé biết tự mãn và không lệ thuộc vào sự chú ý của bố mẹ thái quá. 

Khi chúng ta không đáp trả những đòi hỏi chú ý quá đáng của một đứa trẻ, chúng ta cần phải chú ý đến nó một khi nó biết cộng tác. Điều đó sẽ giúp đứa trẻ tái xác định giá trị phương pháp của nó. Khi cô bé út ngồi chơi một mình bà mẹ có thể khen:  

“Thật là tốt khi con biết cách lo cho chính mình con”.  

Khi cô bé cùng chơi với các bạn nó, bà mẹ có thể nói:  

“Mẹ thấy vui khi con chơi vui vẻ với các bạn.”  

Với cu bé Dũng, bà có thể khích lệ:  

“Mẹ sung sướng thấy con vui vẻ và tử tế với mẹ và khách.” 

Trẻ con cần sự chú ý của chúng ta. Nhưng chúng ta phải ý thức về sự khác biệt giữa sự chú ý đúng lúc và không đúng lúc. Nếu chúng ta cảm thấy mình quá bận với đứa trẻ khi tình thế không cho phép, hoặc khi chúng ta cảm thấy chán nản hay mệt mỏi, chúng ta có thể xác tín rằng chúng ta đang đối đầu với những đòi hỏi không thích hợp. Hãy xem tình thế. Hoàn cảnh đòi hỏi gì? Đứa trẻ có thể giải quyết được vấn đề hay không nếu chúng ta không can thiệp? Sự đáp trả của chúng ta có ảnh hưởng đến quan niệm của đứa trẻ hay không? Điều đó có chứng tỏ cho nó rằng nó có thể làm được mà không cần đến chúng ta, hoặc có làm cho đứa trẻ thành kẻ thụ động, yếu ớt, lười biếng, và lệ thuộc vào người khác không? 

Để giúp con trẻ nhận ra rằng nó có thể tìm được sự thõa mãn trong cuộc đời từ sự đóng góp tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh, chúng ta cần phải ngưng làm mọi cái sẵn cho chúng, và hãy giúp chúng gặt hái với những cố gắng của chúng tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh đòi hỏi. 

 Lm. Lê văn Quảng. 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!