Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
MỘT LỄ GIÁNG SINH TUYỆT VỜI NƠI XỨ TRUYỀN GIÁO

 

Tiếng nhạc “Gloria inexcelsis Deo” trổi lên làm cho bầu không khí đêm Giáng Sinh tưng bừng sống động, khiến mọi người cảm thấy hân hoan, phấn khởi, và ấm lòng cho dầu bên ngoài thánh đường đang là một bầu không khí lạnh lẽo của đêm đông lạnh giá. Sau nghi thức xông hương thánh tượng Hài Nhi, đoàn rước bắt đầu tiến vào nhà thờ. Đi đầu là hương và Thánh Giá. Tiếp đến là 6 em bé trong bộ trang phục các bé Mục Đồng trông thật duyên dáng và dễ thương. Chính những bộ mặt đơn sơ, ngơ ngác, hồn nhiên, và thánh thiện đó đã mang lại cho mọi người một niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát của ngày Sinh Nhật Con Thiên Chúa. Những “cô cậu bé mục đồng tí hon” nầy chính là lớp giáo lý Mầm Non từ 3 đến 5 tuổi. Cả giáo xứ gom lại chỉ vỏn vẹn được 6 em. Năm trước, các em làm thiên thần. Năm nay cô phụ trách lớp giáo lý nầy muốn thay đổi đề các em vui, nên cho làm Mục Đồng. Lớp giáo lý Ấu Nhi từ 6 đến 8 tuổi thì giúp lễ. Lớp nầy được 7 em rất sốt sắng phuc vụ bàn thánh. Lớp Thiếu Nhi từ 9 đến 13 tuổi gồm 6 em. Lớp nầy ngoài việc học giáo lý, các em còn học thổi sáo. Đây là một đội sáo hùng hồn, phụ họa cho ca đoàn rất nhiều và đã tạo cho những buổi phụng vụ một bầu  không khí thật sốt sắng và phấn khởi. Như mọi cuộc rước khác, đêm nay Ca Đoàn và Ban Sáo cũng được xếp đi ở giữa để giúp mọi người dùng lời ca tiếng hát tôn thờ Thiên Chúa. Cuối cùng là đoàn giúp lễ, chủ tế, và kiệu.

 Sau cuộc rước là thánh lễ đêm Giáng Sinh. Thánh lễ đã được cử hành trong bầu khí thật trang nghiêm và sốt sắng nhờ sự tập dợt và chuẩn bị chu đáo của ca đoàn, ban sáo, và nhất là Vũ Điệu dâng lễ rất đặc sắc của 2 lớp giáo lý Mầm Non và Ấu Nhi. Vũ khúc nầy chúng tôi lấy lại từ buổi lễ khai mạc năm thánh Phao Lồ năm ngoái cũng được tổ chức tại nhà thờ thánh Phao Lồ của giáo xứ  chúng tôi. Tôi còn nhớ rõ rằng: rất có thể đây là lần đầu tiên mọi người được nhìn thấy một bầu không khí và một mầu sắc lạ thường trong buổi phụng vụ là các em Mầm Non phụ trách Vũ Điệu Dâng Lễ. Với những nét mặt xinh xinh, thơ ngây, và dễ thương, cùng với những cử điệu đơn sơ, hồn nhiên, và thánh thiện hòa lẫn với hương trầm và điệu nhạc du dương đã tạo được một bầu không khí linh thiêng, sốt sắng, và cảm động khác thường, khiến cho người người dẫu tâm hồn có chai đá cũng cảm thấy con tim dạt dào rung động đến rướm lệ, để rồi đã để lại cho họ một kỷ niệm khó quên mà nhiều người đã chia xẻ: “Suốt cuộc đời 8o năm qua, chưa bao giờ chúng tôi được tham dự một thánh lễ cảm thấy sốt sắng, linh thiêng, và cảm động như vậy.” Và thật vậy, sau thánh lễ thì 2 đức cha và một số linh mục đồng tế đến hỏi nhỏ như để khích lệ chúng tôi rằng: làm sao có được những vũ điệu, khúc nhạc, và bầu khí linh thiêng, tuyệt vời như vậy.

Đặc điểm ở đây không phải là phần trình diễn vì phụng vụ không phải là trình diễn nghệ thuật. Hơn nữa, ở các xứ truyền giáo, giáo xứ không có nhiều người. Mỗi giáo xứ trung bình đi lễ ngày Chúa Nhật có khoảng từ 70 đến 80 người và hầu hết là những cụ già và con nít, vì những người trẻ thường lên đô thị hay những thành phố lớn để học hành hoặc làm ăn. Chính vì thế, chúng tôi phải cố gắng tận dụng những gì chúng tôi đang có và chúng tôi tận tâm làm việc. Chúng tôi làm với tất cả tấm lòng, tất cả con tim để phục vụ Thiên Chúa và con người. Không có người lớn, chúng tôi nhờ đến  những trẻ thơ. Chính sự hồn nhiên, ngây thơ thánh thiện, và vẻ đẹp đơn sơ của chúng có thể đánh động được lòng người, có thể khiến những tâm hồn chai đá cũng biết rung động để lòng mình chấp cánh bay cao và tiếp cận với Thiên Chúa, và đó chính là ý nghĩa của phụng vụ. 

Thánh lễ có được bầu khí tưng bừng trọng thể cũng là nhờ sự góp phần của ca đoàn Lão Thành và phần phụ họa của Ban Sáo do các em giáo lý Thiếu Nhi phụ trách. Đây là một ca đoàn rất đặc biệt của giáo xứ chúng tôi. Nó được thành lập bỡi “hội người già và hội quân binh Đức Mẹ,” gồm tất cả 25 người mà hầu hết giọng ca của họ là giọng khàn khàn và giọng trầm thấp. May mắn, trong số họ còn có một vài cô giáo về hưu có trình độ âm nhạc nên họ có thể điều khiển ca đoàn và phụ trách mỗi bè. Tuy sức khoẻ đã về chiều, hơi thở ngắn, và giọng ca khàn, nhưng ca đoàn vẫn hát rất hăng say, hát hết mình. Có những lúc, bài hát cao quá, họ không thể lên nổi, họ tự động xuống giọng, hoặc nếu thấp quá họ lại tự động lên giọng để hát được thoải mái, và trong sự thoải mái đó họ đã dùng hết sức mình, hết tinh thần, và cùng với sự dạt dào của con tim, họ đã hát tận lực để mang lại cho người khác một bầu khí phấn khởi, tưng bừng, và thánh thiện của ngày đại lễ. Chính nhờ tinh thần hăng say và con tim sốt sắng đó, họ đã chuyền cho những người tham dự giòng điện sốt nóng của họ, khiến mọi người đều cảm thấy sốt sắng và thánh thiêng của những buổi phụng vụ. Và muốn được như vậy, họ cần phải có sự chuẩn bị tinh thần.  Chính sự chuẩn bị những yếu tố tâm lý tinh thần, tuy đơn sơ nhưng cần được chuẩn bị đầy đủ, đãkhiến tâm hồn họ dễ dàng chấp cánh bay cao và cảm thấy phấn chí một khi đã vào cuộc.

Đối với chúng tôi, trong cuộc sống liên hệ giữa người với người, cũng như trong tương quan giữa người với Thiên Chúa, chúng tôi không chú trọng nhiều đến khả năng hoặc lý trí, vì chúng tôi không có nhiều khả năng hoặc kiến thức, nên chúng tôi chú trọng nhiều đến con tim, đến tình cảm con người. Chúng tôi dùng con tim, chúng tôi dùng tâm tình để phục vụ, và chúng tôi phục vụ tận tâm, chúng tôi phục vụ hết mình. Nhờ thế, chúng tôi đã phuc vụ không biết mệt mỏi và không một ai mở miệng than phiền. Những người được chúng tôi phục vụ cũng nhìn thấy được tấm lòng của chúng tôi nên họ rất cảm động, và vì thế rất nhiều người trong giáo xứ đã tham gia những sinh hoạt hội đoàn của chúng tôi. Châm ngôn của chúng tôi là: “Hãy sống cho nhau trọn vẹn ngày hôm nay, kẻo ngày mai không còn có dịp nữa, chúng ta sẽ không phải hối hận.” Do đó, chúng tôi cố gắng làm những gì có thể làm được để phục vụ cho nhau. Ai có sức làm được bao nhiêu thì làm. Không làm được thì nghỉ ngơi. Trẻ làm nhiều. Già làm ít. Mệt thì nghỉ. Mọi người cùng làm việc, cùng phục vụ để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Và kết quả là những gì chúng tôi gặt hái được, thật đáng ngạc nhiên, không ai ngờ được như chúng ta sẽ thấy dưới đây: 

Sau thánh lễ là phần Văn Nghệ Giáng Sinh. Khác với những năm trước, phần trình diễn ngày xưa chỉ có các bà và các em bé giáo lý phụ trách. Năm nay, phần trình diễn văn nghệ Giáng Sinh có cả các cụ ông tham dự. Đây là kết quả lâu dài mà chúng tôi đã thâu đạt được nhờ những mẫu gương nhẫn nại, hy sinh lớn lao của các bà. Chính cuộc sống các bà đã dần dần ảnh hưởng được tinh thần các ông. Nếu được thưởng thức buổi trình diễn,  nhiều người sẽ phải nghĩ rằng đây là một “Giấc Mộng” chứ không phải “Thực Tại” vì không ai nghĩ ra rằng: Có những cụ ông  đã 92 tuổi đời, những cụ khác 88 tuổi, 85 tuổi, hoặc 83 tuổi … đã sẵn sàng đi bộ đến nhà thờ một cách hân hoan phấn khởi trong những buổi chiều đông để tập dợt cho buổi trình diễn  văn nghệ Giáng Sinh, và họ đã tham gia một cách rất thích thú và tích cực như một góp phần để làm quà Giáng Sinh cho giáo xứ và cho Chúa Hài Nhi. Màn trình diễn của họ đã được mọi người tán thưởng, hoan hô nồng nhiệt với những tràng pháo tay liên tục không ngớt, và họ cũng cảm thấy vui sướng, hảnh diện vì đã làm được một cái gì cho giáo xứ và nêu gương cho những lớp đàn em cũng như cho đàn con cháu của họ.  

Để khích lệ họ, cũng như để họ giữ mãi được tinh thần hăng say, cởi mở, và thân thiện đó, tất cả mọi sinh hoạt của họ tôi đều tham dự. Tôi cùng vũ với họ, cùng hát với họ. Đôi khi một mình tôi phụ trách một bè để bài hát được thêm phần rộn ràng thích thú. Và mỗi năm vào dịp lễ Giáng Sinh, vì tôi còn trẻ so với lứa tuổi của họ, nên những gì họ không thể làm được tôi đứng ra lãnh trách nhiệm, chẳng hạn họ có thể trang trí bên trong nhà nhờ và các cây thông giáng sinh, còn lại 2 hang đá trong và ngoài nhà thờ, cũng như chưng bày những đèn điện trên tháp cao, tôi và một người thợ nữa phụ trách. Và chỉ trong vòng một tuần là cảnh trí mùa Giáng Sinh xuất hiện với màu sắc và ánh đèn rực rỡ. Nhờ thế, mọi người đều cảm thấy một cái gì hân hoan và phấn khởi mỗi độ Giáng sinh về. 

Niềm vui của Mùa Giáng Sinh chưa được trọn vẹn, những điều không may lại xảy đến. Trong khi ngồi viết những giòng nầy, có mấy người chạy đến báo tin buồn cho tôi: một cụ già trong giáo xứ chúng tôi vừa mới qua đời, lòng chúng tôi cảm thấy nặng trĩu, trầm buồn vì giáo xứ ngày càng ít dần đi. Số người già ra đi mỗi năm nhiều hơn số người đến và số con trẻ được sinh ra. Nhưng rồi mọi người yên ủi nhau: “Sự ra đi của họ là sự an bài của Thiên Chúa, nằm ngoài tầm tay chúng ta. Điều quan trọng đối với chúng ta là làm sao trong giáo xứ cố gắng giữ được mối thân tình, sự liên đới, tình đoàn kết, biết yêu thương, và sẵn sàng nâng đỡ nhau trong mọi lúc.” Chính vì thế, những thánh lễ an táng của giáo xứ, hầu hết mọi người đều đến để thăm lại người bạn của họ lần cuối và để tiễn đưa họ đến nơi an nghỉ cuối cùng, cũng như để an ủi gia đình họ trước đau khổ lớn lao do sự mất mát người thân yêu của họ. Thánh lễ an táng thường được cử hành rất trọng thể bỡi sự góp mặt của hầu hết mọi người trong ca đoàn. Do đó, những người trong gia đình tang quyến đều cảm thấy ấm lòng bỡi mối tình người mà giáo xứ đã dành riêng cho gia đình họ. 

Lễ Giáng sinh đã qua đi nhưng những kỷ niệm đẹp và niềm vui của đêm thánh Giáng Sinh vẫn còn ở mãi trong tâm trí chúng tôi. Ước gì “Tinh thần Giáng Thế để phục vụ và Sống trọn vẹn cho nhau” của ngày Con Thiên Chúa Giáng Sinh sẽ ở mãi trong giáo xứ và trong lòng mỗi người chúng tôi, để rồi từ đây mỗi người chúng tôi sẽ được nếm hưởng những hương vị ngọt ngào của tình đoàn kết, yêu thương, hy sinh, và phục vụ mà chúng tôi đã dành cho nhau trong đêm lễ Giáng Sinh. Ước gì niềm vui tràn đầy và thanh thoát đó sống mãi trong mỗi người chúng tôi, để từ nay mỗi ngày sống của chúng tôi sẽ mãi là một ngày lễ “Giáng Sinh Tuyệt Vời” trong quãng đường đời còn lại của chúng tôi trên trần gian nầy.  

Taiwan mùa lạnh giá ngày 4/1/ 2010.

Lê văn Quảng

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!