Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
CHUNG SỐNG

  

Người Việt chúng ta có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Trước năm 1975 tôi đã có dịp học và sống ở Huế 3 năm. Tôi đã từng thấy nhiều gia đình ở Xóm Đò sống trên những chiếc thuyền. Mái ấm gia đình của họ là một chiếc thuyền nho nhỏ với tất cả mọi thứ được chất chứa trong đó. Để có thịt gà ăn, họ cố gắng nuôi một vài con gà. Vì không có đủ chỗ, nên họ cho gà con vào ống tre hoặc trái bầu treo vào mái thuyền để nuôi, đầu gà thò ra ngoài để ăn uống, còn thân mình nằm bên trong. Khi lớn lên, những con gà trong ống thì dài ra theo hình thể của ống, còn những con gà trong bầu thì tròn trịa. Đó là những chuyện đặc biệt ở Huế. Có lẽ vì thế nên ta có câu: “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài.” Nhưng câu nầy cũng có nghĩa là: “Xã hội nào cũng tạo nên những con người mang nhiều đặc nét của xã hội đó.” Xã hội cộng sản tạo nên những người cộng sản và xã hội tư bản tạo nên những con người tư bản. Những người cộng sản dễ dàng sống chung với những người cộng sản và những nhà tư bản dễ chung sống với những người tư bản hơn cộng sản. Xã hội góp phần trong việc làm nên cá tính con người. Alfred Adler là người đầu tiên đã khám phá ra xã hội tính của mỗi người có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài hòa và hạnh phúc của cuộc đời chung sống trong đời sống hôn nhân của họ. 

Đối với các nhà tâm lý, tất cả những trục trặc trong vấn đề hôn nhân đều phản ảnh chính con người của họ dưới hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến những cá nhân liên hệ và cá tính của con người họ. Khía cạnh thứ hai liên quan đến kỷ thuật và phương cách họ dùng trong việc đối xử với nhau. Có thể thấy được lý do cho những hành động của mỗi người và bản chất của những khó khăn bằng cách hiểu rõ sự phát triển của cá nhân mình, mẫu sống của cuộc đời mình, sự huấn luyện và mức độ hiểu biết của mình. Cũng vậy, vì những khó khăn mang đặc tính xã hội nên việc nhận biết những tương quan hành động cũng như những tương quan liên hệ giữa con người với nhau rất cần thiết để giúp chúng ta hiểu thêm vấn đề. Alfred Adler là người đầu tiên đã cho thấy những trục trặc và những xung đột cá nhân có liên quan đến bản tính xã hội của họ. Trong cố gắng để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh nhân, ông đã khám phá ra cái đạo lý của cuộc sống chung. Ông chủ trương cần phải có những luật lệ và phải được tuân giữ cho cuộc sống chung nếu người ta muốn có sự hài hòa sum hợp với nhau. Những qui luật cộng tác thật rất cần cho sự bảo tồn các liên hệ tốt đẹp của con người. Mọi thất bại và bất hạnh trong cuộc sống có thể là hậu quả của sự bất kính và bất tuân những luật lệ của sự cộng tác. Nhưng cộng tác ở đây có nghĩa là gì? Đó có phải là bổn phận bắt buộc của người bạn chúng ta đối với chúng ta không? Thật dễ cho chúng ta để nhận thấy sự vắng mặt của nó nơi những người khác và bấy giờ chúng ta nhận thức được sự quan trọng của nó. Nhưng thật khó để nhận thấy sự thiếu cộng tác ở nơi chính chúng ta. Dầu chúng ta có hiểu cộng tác là gì đi nữa, chúng ta cũng chỉ áp dụng nó vào trong mức độ giới hạn cho chính chúng ta. 

CỘNG TÁC VÀ XÃ HỘI TÍNH  

Bản tính con người mang tính chất xã hội và bản chất con người đến từ sự giao tiếp xã hội. Con người bị cô lập một thời gian sẽ mất tất cả phẩm chất con người. Chẳng hạn, một cô bé Campuchia 8 tuổi đi chăn trâu bị thất lạc trong rừng. Bố mẹ tưởng rằng cô bé đã bị thú dữ ăn thịt. Mọi người trong nhà đều lập bàn thờ để tưởng nhớ cô ta. Và rồi hình bóng của cô ta dần dần cũng bị xóa mờ với thời gian. Ba mươi năm sau, trong lúc mọi người không còn để ý gì đến cô bé ngày xa xưa ấy nữa thì cô ta xuất hiện dưới hình thức nửa người nửa ngợm. Đầu tóc dài phết đất. Cô ta đi đứng như những con khỉ, thân mình trần trụi, từ trong rừng đi ra lấy trộm những thức ăn của người đi làm trong rừng để ăn. Và vì thế, cô ta đã bị phát giác. Người ta đã báo cho cảnh sát và cô đã bị cảnh sát bắt về. Cô hoàn toàn không biết nói. Cách sống đi đứng, ăn uống như một con vật. Cô không muốn giao tiếp với ai. Suốt ngày chỉ ngồi khóc, nhớ cánh rừng ngày xưa và chỉ còn ước muốn trở lại với cuộc sống hoang dã ngày trước. Sau đó mấy ngày thi bố mẹ đến nhìn nhận đó là đứa con gái của mình ngày xưa đã bị thất lạc trong rừng. Cô đã được bố mẹ đưa về nhà nuôi dưỡng nhưng dường như cô đang sống trong một thế giới khác. Điều đó cho thấy bản tính của con người mang đậm tính chất xã hội. Con người không thể sống một mình mà không cần đến người khác. Và sự đáp trả đối với sự tiếp xúc giữa con người có nền tảng trên cảm giác bẩm sinh về xã hội. Đây cũng là kết quả của nhiều trăm ngàn năm chung sống thành cộng đoàn, mà giờ đây chúng ta được thừa hưởng như một di sản và cần phải được phát triển cho một trật tự xã hội của nền văn hóa chúng ta. 

Cảm giác xã hội có nghĩa là sự thích thú về mặt xã hội. Nó là một diễn tả của cảm giác thuộc về một cộng đoàn nào đó trong mỗi người chúng ta. Thiếu cảm giác nầy sẽ làm giảm đi sự cộng tác. Nhưng những đồng bạn thì rất dễ dàng xuất hiện như những người chống đối mà vì sự bảo vệ chính mình nên khiến chúng ta phải chống trả. Chính cảm giác thù hận nầy làm ngăn cản sự cộng tác, trái lại cảm giác xã hôi lại làm gia tăng. 

Cảm giác thuộc về khiến chúng ta tin tưởng nơi người khác, những người mà chúng ta đón nhận như những đồng bạn, và cũng khiến chúng ta tin tưởng vào chính mình như nguồn sức mạnh làm tăng nghị lực khiến chúng ta có thể đối diện với bất cứ sự gì có thể xảy ra. Chính sự sợ hãi cũng là một cản trở lớn đối với sự cộng tác. Con người dễ dàng phát triển cảm giác xã hội và hành động cộng tác bao lâu con người không có sự sợ hãi vì sự sợ hãi sẽ làm mất đi cái khuynh hướng hồn nhiên của họ. Ước muốn cộng tác bị bóp nghẹt bỡi mặc cản tự ti vì mặc cảm nầy luôn sản xuất một sức lực để bảo vệ chính mình. Rất thường, thái độ tự vệ được nghĩ là để đối phó với những nguy hiểm tưởng tượng như khi người ta cảm thấy một đe dọa đối với danh tiếng cá nhân. Cứ bình thường thì mọi người đều thích cộng tác và sẽ cảm thấy đau khổ nếu mình không thể làm được điều đó. 

Vì sự sợ hãi là ngăn trở lớn lao cho sự cộng tác, vậy làm cách nào chúng ta có thể tránh nó được? Thiết lập một cảm giác an toàn là phương cách hữu hiệu nhất. Nhưng an toàn tự nó không đủ. Chính sự chết, sự đau ốm, và các tai họa luôn đe dọa và sẽ còn đe dọa mãi mãi. Chúng ta không thể thiết lập được sự an toàn vì chúng ta không thể khống chế được những đe dọa nầy. Tuy nhiên chúng ta có thể tin tưởng ở nơi chúng ta và nơi những người bạn láng giềng của chúng ta. Chỉ có tự tin mới có thể giúp chúng ta ứng phó với mọi nghịch cảnh xảy ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Tự tin xuất hiện dưới những sợ hãi lo toan là một điều can đảm. Chính cái can đảm và tự tin đó thiết lập một nền tảng cho cảm giác an toàn, là cái đặt nền tảng trên sự nhận thức rằng bất cứ cái gì cũng có thể vươn lên, cũng có thể hữu ích nếu người ta biết xử dụng nó cho một mục đích tốt đẹp.

HAI THÁI ĐỘ NỀN TẢNG ĐỐI VỚI SỰ CỘNG TÁC 

Chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai thái độ hợp tác hay không hợp tác: 

Cảm giác xã hội                                  Thù nghịch

Tin tưởng vào kẻ khác                          Bất tín và nghi ngờ

Tự tin                                                  Mặc cảm tự ti

Can đảm                                              Sợ hãi 

Cảm giác xã hội có nghĩa là tin tưởng nơi người khác, điều đó không thể có được nếu chúng ta thiếu sự tự tin. Bốn đặc tính trên đây là nền tảng cho hành động cộng tác. Trái lại, những đặc tính đối ngược lại là nguyên nhân chính cho sự không cộng tác. Từ những thái độ nền tảng đó, một mẫu hạnh kiểm sẽ có mà chúng ta coi đó như là những nét chính đáng ghi nhớ, chẳng hạn như thù ghét, ganh tỵ, tham lam, khoa trương, khuếch đại là những phản ứng tự vệ được dùng bỡi cá nhân để củng cố sự không muốn tham dự vào sinh hoạt xã hội. Sự hiền hòa, từ tâm, quảng đại, chịu đựng trái lại biểu lộ một khuynh hướng cộng tác. 

Hai quan niệm sai lầm đến từ ý tưởng sai lầm về sự cộng tác của con người. Một là tin rằng sự giận dữ có thể dẫn đến sự thăng tiến, hoặc tin rằng đó là một điều kiện tiên quyết cho những hành động hướng đến sự thăng tiến. Người ta không ý thức về cấu trúc tâm lý của sự giận dữ để nhìn thấy điều nầy là: sự giận dữ chính là một cảm xúc thù hận đựợc hướng dẫn để chống lại một cái gì không hài lòng. Nhưng chúng ta có cần những cảm giác hận thù để cung cấp những tình thế và những điều kiện không vừa ý không? Mọi người đều có khuynh hướng nghĩ như thế. Họ sai biết mấy! Những thay đổi cơ cấu không đòi hỏi sự hận thù. Trái lại, những hành động hận thù thường làm rối loạn hơn là thăng tiến vì chúng là kết quả của tưởng tượng và bất đồng. Chúng ta không phát triển những cảm giác hận thù vì lý do thăng tiến. Sự hận thù xuất hiện chỉ khi chúng ta mất đi sự tin tưởng vào sự thành công của chúng ta. Bao lâu chúng ta tin rằng chúng ta có thể thay đổi, chúng ta sẽ không còn thù ghét tình trạng bất ổn trước đây. Nhưng bao lâu sự nghi ngờ lại nổi lên trong lúc còn giải quyết vấn đề, sự thù ghét cũng lại xuất hiện. Mặc dầu một người vợ có thể không thích những thói quen của ông chồng, nhưng bao lâu còn có hy vọng rằng ông ta có thể thay đổi, bà sẽ không cảm thấy giận dữ. Sự giận dữ của bà cho thấy sự thất vọng trong bà đang lớn mạnh. Vì sự giận dữ đặt nền tảng trên sự sợ hãi và sự thiếu tin tưởng, nó làm mất đi sự giải quyết thõa đáng. Sự thăng tiến không thể được hoàn tất mà không có sự chấp nhận. 

Chấp nhận thì không giống với đồng ý. Nếu chúng ta chỉ chấp nhận khi chúng ta hoàn toàn đồng ý, rất ít cơ hội cho chúng ta chấp nhận. Không ai có đủ tư cách để chúng ta thích, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể không chấp nhận ai hết. Chấp nhận gồm một cái gì khác hơn đồng ý. Nó diễn tả một thái độ tích cực đối với một ai hoặc một cái gì không kể khuyết điểm hoặc thiếu sót của họ. Khả năng làm việc hiệu quả của chúng ta đòi hỏi một thái độ thân thiện và thông cảm. Chỉ như vậy, bấy giờ chúng ta mới có thể ảnh hưởng người ta đến với sự cộng tác. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể phát triển những chương trình xây dựng để tháng những trở ngại. Người chồng sẽ vui lòng thích nghi với những ước muốn của người vợ nếu ông cảm thấy hoàn toàn được chấp nhận bỡi nàng, nhưng ông có thể đi vào một hướng đối nghịch nếu ông cảm được sự giận dữ và khước từ của nàng dành cho ông. 

Quan niệm sai lầm thứ hai về những nguyên tắc của sự cộng tác nằm trong niềm tin tổng quát rằng khi những quyền lợi xung đột nhau , sẽ không làm được gì ngoại trừ chống nhau hoặc nhượng bộ. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì sự cộng tác cũng sẽ bị tiêu diệt và không có gì chiến thắng. Nhượng bộ có nghĩa là bị khuất phục, là nhục nhã, và cuối cùng là nổi loạn và đối nghịch. Chống cự thường kết thúc trong sự đè nén. Ở đây cũng vậy, sự giận dữ xuất hiện trong người bị khuất phục, và sự bất an, sợ sệt lại có trong kẻ chiến thắng. Có những hoàn cảnh xem ra cần tranh chấp, nhưng những hoàn cảnh như thế thường là kết quả của những thù hận trước đây. Giao chiến tự nó không bao giờ kết thúc hận thù. Nó chỉ kết thúc chiến tranh cho một giai đoạn nào đó mà thôi. Ngay cả nó mang lại chiến thắng bằng cách đánh bại đối phương, chúng ta cũng hãy chuẩn bị cho sự bộc phát của những hận thù đang âm ỷ, ngoại trừ chúng ta thiết lập được một quan hệ mới của sự bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau. 

Cũng vậy, trong quan hệ giữa bố mẹ và con cái hay vợ với chồng đều đúng như vậy. Rất ít người trong thời đại hôm nay được chuẩn bị để thõa đáp những lợi ích khác nhau trong tinh thần cộng tác. Sự thiếu cảm giác xã hội, thiếu can đảm, và thiếu tin tưởng là nguyên nhân của niềm tin sai lầm nầy là: một sự giải quyết có thể được tìm thấy bằng cách chống đối nhau hoặc nhượng bộ nhau. Thật ra, một thái độ thích hợp thì cần thiết để giải quyết những khác biệt nhau mà không xúc phạm đến phẩm giá và sự tự trọng của những người liên quan. Dầu con người đã chung sống với nhau rất lâu, chúng ta vẫn là những người mù trong nghệ thuật sống chung. Và dầu chỉ xuất hiện ở chân trời của xã hội con người cách đây 5 hoặc 6 ngàn năm, nó vẫn còn là một lý tưởng đáng để chúng ta nhận thấy và học hỏi, đó là tâm lý và tâm thần có thể làm thăng tiến những liên hệ dân chủ bằng cách phân tích và sửa sai những cá nhân và những liên hệ của họ.

 

Lm. Le van Quang

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!